"Vũ khí sinh học" trong canh tác hữu cơ (Metarhizium anisopliae )

Metarhizium anisopliae "Vũ khí sinh học" trong canh tác hữu cơ


Metarhizium anisopliae
Nấm ký sinh côn trùng

Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Tiềm năng của các loại nấm này là rất lớn, người ta đã dùng chúng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra đặc biệt là có hiệu quả trên nhóm côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và Coleoptera.
Sử dụng nấm Xanh (Metarhizium anisopliae) trong sản xuất nông nghiệp là một biện pháp không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch. Sử dụng nấm Xanh phù hợp với nhiều tiêu chuẩn sản xuất tự nhiên và an toàn thực phẩm. Vì vậy việc sử dụng nấm Xanh là một hướng sản xuất khẳng định được phẩm chất và chất lượng của nông sản cũng như ngăn chặn được ô nhiễm môi trường so với sử dụng thuốc hóa học.
Cơ chế kháng côn trùng của nấm xanh
Bào tử nấm Xanh rơi trên cơ thể côn trùng. Khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc vào trong cơ thể côn trùng. Khi côn trùng chết, nấm xuất hiện lứa đầu thành một lớp trắng ở những chỗ nối giữa các đốt trên cơ thể côn trùng. Bào tử xuất hỉện từ ký chủ đã chết sang ký chủ mới qua gió và nước.
Quy trình
Sản xuất nấm metarhizium anisopliae

Sơ đồ cấy chuyển


Chuẩn bị vật tư:

  1. Gạo tấm loại rẻ tiền
  2. Bịch nylon chịu nhiệt
  3. Tủ cấy đơn giản
  4. Dây thun
  5. Bông không thấm
  6. Nồi hấp khử trùng (có thể dùng nồi áp suất)
  7. Đèn cồn
  8. Nguồn nấm xanh cấp 1

Chuẩn bị môi trường:

  • Gạo ngâm trong nước khoảng 1-1.5 giờ
  • Vớt ra để ráo cho vào bịch (0,5kg/bịch)
  • Cho cổ nút vào buộc lại bằng dây thun
  • Đưa bông không thấm vào kín cổ nút và bịt cổ nút lại bằng giấy.

Hấp khử trùng:

  • Cho gạo đã chuẩn bị ở trên vào nồi nước sôi
  • Khử trùng trong 02 giờ
  • Vớt bọc gạo ra để nguội chuẩn bị cấy chuyền nấm.

Cấy chuyền:
  • Sử dụng nguồn nấm xanh metarhizium anisopliae phát triển tốt, không tạp nhiễm để cấy chuyền.
  • Tùy vào lượng bào tử có trong đĩa nấm mà phân chia đĩa nấm thành nhiều phần thích hợp (06 phần/đĩa hoặc 05 phần/đĩa).
  • Dùng dao nhỏ hoặc kẹp chia nấm thành những miếng nhỏ.
  • Cấy 01 phần vào 01 bịch môi trường gạo được chuẩn bị ở trên rồi lắc đều.
  • Sau 03 ngày kiểm tra bịch và lắc đều một lần.
Thu hoạch và bảo quản:
  • Khi nấm xanh phát triển tốt (thông thường khoảng 10-15 ngày) có thể đem sử dụng.
  • Xấy sản phẩm ở nhiệt độ không cao hơn 45oC
  • Lưu trữ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Ứng dụng
Sử dụng nấm metarhizium anisopliae trong canh tác
Hòa 01 bịch chế phẩm 0,5kg cho 04 bình 16lít, phun 2.000m2 (5 bịch/ha).
Định kỳ 20 - 30 ngày một lần, duy trì cho tới hết mùa vụ.
Khi xuống giống đúng vào đợt dịch hay mật độ con trùng cao thì sau đợt phun đầu tiên 10 ngày phải phun đợt hai.
Chú ý:
  1. Phun nấm xanh vào gốc cây và phần đất xung quanh gốc.
  2. Phun vào buổi chiều mát, không phun khi thấy trời chuyển mưa.
  3. Bình phun phải được vệ sinh kỹ.
  4. Không sử dụng chung với các loại sản phẩm trừ nấm bệnh khác.
Fabulous Team
 


Kiến ngoài vuờn bạn a. Con kiến đất , loại + sinh với rệp sáp ấy . nó là thủ phạm mang con rệp di khắp nơi
 


Kiến ngoài vuờn bạn a. Con kiến đất , loại + sinh với rệp sáp ấy . nó là thủ phạm mang con rệp di khắp nơi
Bạn cho mình mail hay số điện thoại để mình gửi giá và hướng dẫn sử dụng chế phẩm nhé.
 
Bác nào có giống nấm mà nó ăn vào con sâu xong rồi nó mọc ra cây nấm dài dài á. Loại đó hình như bổ lắm. Vừa trừ sâu hại vừa bồi bổ sức khỏe :Kem:
 
Bác nào có giống nấm mà nó ăn vào con sâu xong rồi nó mọc ra cây nấm dài dài á. Loại đó hình như bổ lắm. Vừa trừ sâu hại vừa bồi bổ sức khỏe :Kem:
Topic này rất nghiêm chỉnh nha bạn. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi comment nhé.
 
Mình cũng đánh dấu khi cần, nhất là mình đang định hướng nông nghiệp hữu cơ.
Cảm ơn các bạn trên diễn đàn.

Chúc tốt lành!
 
Mình cũng đánh dấu khi cần, nhất là mình đang định hướng nông nghiệp hữu cơ.
Cảm ơn các bạn trên diễn đàn.

Chúc tốt lành!
Nông nghiệp hữu cơ là hướng không mới với thế giới nhưng lại rất mới ở Việt Nam. Mình mới đi tham quan ở một trang trại canh tác hữu cơ ở Đà Lạt về. Nhìn chung là để có sản phẩm thì hơi vất vả hơn so với canh tác bình thường. Về năng suất thì cũng không cao bằng nên giá thành sẽ cao hơn sản phẩm bình thường. Tuy nhiên được cái là an toàn cho sức khỏe. Không biết là đầu ra ở Việt Nam mình ntn chứ thấy làm canh tác hữu cơ thì khó bán sản phẩm quá vì chợ và siêu thị thì không thể bán được vì giá cao quá (cao hơn 30 - 50% so với sp bình thường), nước ngoài thì mình không có cửa nếu không theo global GAP. Thôi cứ trồng để ăn cái đã rồi từ từ mong là mọi người dân sẽ có ý thức về sức khỏe rồi nghĩ tới chuyện kinh doanh sau.
Vài dòng suy nghĩ chém chơi với bà con cho vui!
 
Nông nghiệp hữu cơ là hướng không mới với thế giới nhưng lại rất mới ở Việt Nam. Mình mới đi tham quan ở một trang trại canh tác hữu cơ ở Đà Lạt về. Nhìn chung là để có sản phẩm thì hơi vất vả hơn so với canh tác bình thường. Về năng suất thì cũng không cao bằng nên giá thành sẽ cao hơn sản phẩm bình thường. Tuy nhiên được cái là an toàn cho sức khỏe. Không biết là đầu ra ở Việt Nam mình ntn chứ thấy làm canh tác hữu cơ thì khó bán sản phẩm quá vì chợ và siêu thị thì không thể bán được vì giá cao quá (cao hơn 30 - 50% so với sp bình thường), nước ngoài thì mình không có cửa nếu không theo global GAP. Thôi cứ trồng để ăn cái đã rồi từ từ mong là mọi người dân sẽ có ý thức về sức khỏe rồi nghĩ tới chuyện kinh doanh sau.
Vài dòng suy nghĩ chém chơi với bà con cho vui!
Cảm ơn A đã cho e hiểu phần nào về tình hình chung cho nền nông nghiệp hữu cơ việt nam.
Định hướng của e có thể sẽ thay đổi nghề nghiệp và cuộc sống hiện tại của e và cũng xuất phát từ việc thấy tận mắt cây cối bị tàn phá trên đồng ruộng bởi chính chủ nhân tạo ra nó.
Vậy cuộc sống của con em mình và bản thân gia đình mình là đâu.
Nếu h cứ đi làm để rồi tạo ra tiền bạc, rồi mấy bữa nữa (chưa biết khi nào) lại biết lấy tiền bạc nào mua lại sức khỏe của con mình, bản thân mình!!!
Cảm ơn A lần nữa...
Chỉ cho e thấy khó khăn để có thể đối diện với khó khăn!

Rất mong được hợp tác và học hỏi trong thời gian tới @Biofixcontrol ah!
 
Bạn có loại nào trị con ruồi vàng đục trái không vây? vườn nhà mình bị con này nên hư hết trái. (mình chỉ trồng ít để ăn quả)
 
"cô ơi cho con hỏi nguồn nấm xanh mình tìm ở đâu thế ạ" <= chết rồi Loan ơi. Lên chức rồi. :))
 
hỏ rồi ngâm với rượu trắng ủ trong vòng 10-15 ngày sẽ cho ra ngay thành phẩm thuốc trừ sâu thảo dược. Công thức để chế ra loại thuốc trừ sâu này đang được người dân Hà Nội áp dụng rộng rãi. Phun loại thuốc này, người dùng được cảnh báo cẩn thận bị dị ứng sặc mùi rượu và cay mắt vì hơi ớt tỏi.
 


Back
Top