Thăm trang trại nuôi chuột

khucthuydu

ĐT/zalo/fb: 0948.101010
Khoảng hơn 300.000 con chuột đang được nuôi nấng và chăm sóc tại Trại Chăn nuôi Suối Dầu (Nha Trang). Những chú chuột này sẽ được cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc để phục vụ thí nghiệm.


[video=youtube;9lKhhtAsbQE]http://www.youtube.com/watch?v=9lKhhtAsbQE[/video]
[video=youtube;Er9vYWFqdqU]http://www.youtube.com/watch?v=Er9vYWFqdqU[/video]

Nghề… nuôi chuột


Chăm sóc chuột ở Trại Chăn nuôi Suối Dầu

Có lẽ, Trại Chăn nuôi Suối Dầu - Viện Vắc-xin và các Sinh phẩm Y tế, Nha Trang, là một trong những nơi nuôi chuột thí nghiệm lớn nhất ở Việt Nam, cả chuột nhắt trắng lẫn chuột lang.



Hàng năm trại cung cấp cho công tác thí nghiệm, kiểm định vắc-xin, sinh phẩm y tế, sinh phẩm khác như thú y. Trong đó gần 100.000 con chuột nhắt trắng (11g-23g); 3.000-5.000 con chuột lang (250g trở lên) và từ 150.000-200.000 chuột nhắt 1-2 ngày tuổi.

"Việc xác định ngày tuổi và trọng lượng của chuột tùy theo yêu cầu của từng loại nghiên cứu hay kiểm định. Ví dụ, có những kiểm định sinh phẩm, người ta yêu cầu chuột từ 11-15g chẳng hạn. Hoặc có những sinh phẩm đòi hỏi chuột phải ở trọng lượng 18g. Chuột lang cũng thế, nhưng tối thiểu phải ở mức 250g", Kỹ sư Trần Văn Tửu - Trưởng trại Chăn nuôi Suối Dầu, nói.

Chuột đến từ nhiều nguồn. Đối với chuột nhắt trắng, trại có giống chuột gốc là Swiss, và vừa nhập thêm một ít chuột DDY của Nhật. Chuột lang cũng được nuôi từ rất lâu, gần một trăm năm rồi. Để tránh việc phối giống đồng huyết, chuột thường được luân chuyển và đổi giống với các trại chăn nuôi khác ở Hà Nội hay TP.HCM...


Chuột nhắt cái sau ba lứa đẻ thường bị huỷ để thay. Chuột lang thì sau thời gian 2 năm. Theo anh Tửu, việc kiểm soát các dòng chuột rất phức tạp nhằm tránh sự đồng huyết.

Chuột được nuôi trong môi trường sạch

Chuột thí nghiệm: Hàng chục USD một con

Chuột nhắt và chuột lang đều thuộc loại động vật hoang dã đã được thuần hoá. Một con chuột lang đực có thể ghép được với từ 8-10 con cái. Chuột nhắt đực chỉ có thể ghép với 1-2 con chuột nhắt cái. Chuột nhắt trắng thường đẻ 7-12 con/lứa, còn chuột lang thường đẻ 2-3 con/lứa. Thời gian mang thai của chuột lang là 68-72 ngày. Do thời gian mang thai dài, nên chuột lang mới sinh đã có thể mở mắt, 15 phút sau có thể chạy nhảy được. Trọng lượng chuột lang có thể đạt 180-200g/con. Còn chuột nhắt thường mang thai từ 19-21 ngày. Trọng lượng sơ sinh của chuột nhắt là 1,5-2g. Từ 1 tuần đến 10 ngày, chuột nhắt con mới mở mắt. Trọng lượng đạt được khi cai sữa là 11-14g/con.

Chuột nhắt trắng thí nghiệm ở nước ngoài có giá khoảng trên dưới 10USD/con, chuột lang có giá từ 20-25USD/con còn chuột lang trắng là khoảng 35USD/con. Tuy nhiên, tại Trại Chăn nuôi Suối Dầu, chuột nhắt có giá từ 8.000-12.000 đồng/con, chuột lang thường được xuất đi với 110.000-120.000 đồng/con, xấp xỉ giá thành.


Do chuột được nuôi để phục vụ cho nhu cầu thí nghiệm nên điều kiện nuôi phải tối ưu. Thậm chí có nhiều nơi, người ta phải cách ly và nuôi trong điều kiện vô trùng. Còn ở Việt Nam, do điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế nên chuột được nuôi trong điều kiện môi trường sạch.


Để tránh lây lan bệnh, người ta không chỉ hủy một con bị bệnh, mà thậm chí nguyên một lô chuột. Sau khi huỷ, chuột được hấp tiệt trùng, sau đó đem đi chôn hoặc được xử lý như rác thải y tế (5.000 đồng/kg rác thải).

Ngoài ra, KS. Trần Văn Tửu còn cho biết, kế hoạch sản xuất chuột để cung cấp cho các cơ sở y tế dùng trong thí nghiệm thường phải thay đổi bất ngờ…Ví dụ, có nơi đặt hàng chuột để thử nghiệm thuốc, nhưng do thuốc sản xuất ra có vấn đề, nên chuyến hàng đó bị lỡ. Trong trường hợp này, lô chuột đó sẽ bị tiêu huỷ.

Chuột thí nghiệm: Ở sạch, ăn bổ, uống nước có vitamin

Khu nuôi chuột thí nghiệm có rất nhiều gian phòng rộng khoảng hàng trăm mét vuông dành riêng cho chuột nhắt trắng. Trong mỗi gian phòng như thế có 1.000 chuồng nhỏ. Và một khu riêng dành cho chuột lang.


"Ở đây có cả một gian phòng rộng dành cho các chuột nhắt cái sinh đẻ. Mỗi chuồng nhỏ có một mẹ chuột và một ổ chuột nhỏ từ 7-12 con. Đối với chuột hậu bị, một chuồng như thế này có thể chứa được 5 con. Những ô nuôi nhốt chuột lang rộng hơn nhiều. Ở đó có thể ghép 1 con chuột đực, 8-9 con cái và từ 16-18 chuột con", chị Hà mô tả.


Chuột con


So với heo hay ngựa, hoặc thỏ, chăm sóc chuột đòi hỏi sự tỉ mẩn hơn. Có phải vậy chăng mà tổ phụ trách mảng súc vật thí nghiệm gồm 16 người, và hầu hết là nữ!

Chỉ tính riêng với chuột, trại phải áp dụng từ 30-50 quy trình chuẩn, từ khâu vệ sinh, chăm sóc, cho thức ăn, pha nước uống, cho đến khâu giữ giống, lai ghép....

"Trong đó, quy trình chọn giống, giữ giống tránh lại giống, quy trình ghép để đạt được những chỉ số sinh học tốt nhất là những quy trình quan trọng. Nhưng quy trình làm vệ sinh phải được ưu tiên hàng đầu", kỹ sư Tửu nói.

Chị Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1973, Tổ trưởng phụ trách mảng súc vật thí nghiệm tâm sự, năm 1998, chị bắt đầu nhận công việc chăm sóc chuột nhắt trắng. Trước đó, chị mới chỉ tiếp xúc với chuột đồng, còn tại trong trường ĐH Nông Lâm Huế, lĩnh vực chăn nuôi động vật lớn (trâu, bò...), không đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như động vật thí nghiệm.


Chuột mẹ chăm sóc con

"Vì mục đích phục vụ nghiên cứu và kiểm định các sản phẩm sử dụng cho con người, chuột phải được giữ gìn trong điều kiện sạch sẽ tối đa, để không bị nhiễm bệnh. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng và tìm tòi rất nhiều. Đồng thời, điều kiện của chúng ta chưa thể bằng các nước tiên tiến, do đó, mức độ cũng chỉ đáp ứng vừa phải", chị Hà nói.


Trong điều kiện phục vụ cho kiểm định, chuột không được phép nhiễm bất cứ một chất lạ nào.

"Một đặc điểm riêng đối với các động vật thí nghiệm là không được đưa bất cứ một loại thuốc, vắc-xin hay hoá chất nào vào trong cơ thể nó. Vì nó còn phải đáp ứng miễn dịch đối với kiểm định các loại vắc-xin hay thuốc. Đây cũng là một điều khó khăn. Nếu không kiểm soát được, dịch bệnh có thể xảy ra hàng loạt", chị Hà cho biết.

Chuột nhắt ở trực tiếp trên nền trấu. Còn chuột lang ở trên lớp vỉ. Tần số vệ sinh cũng phụ thuộc vào các loại dụng cụ nuôi, chuồng trại nuôi... Máng ăn, vỉ nuôi, trung bình một tuần phải vệ sinh ba lần. Nhưng cũng có những dụng cụ đòi hỏi phải thay hàng ngày như chai nước uống, chất độn chuồng (các chất thải từ chuột).

Nguồn thức ăn cũng phải được kiểm soát ngay từ nguyên liệu đầu vào để đảm bảo không có các độc tố gây bệnh như nấm mốc.

Thức ăn dành cho chuột phối hợp tuỳ theo khẩu phần của từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng và được tạo viên phù hợp với tập tính của từng loài. Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cũng phải được chọn lựa và kiểm soát nghiêm ngặt. Bao gồm: bắp, đậu nành, bột cá...



Chuột thí nghiệm được cung cấp nhằm phục vụ cho công tác thí nghiệm, kiểm định thuốc và vắc-xin. Trong ảnh: Thí nghiệm trên chuột ở khoa Công nghệ - Sinh học ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Ngoài ra chuột còn được cho ăn thêm thóc mầm để bổ sung vitamin E và C, nâng cao khả năng sinh sản và phát triển. Bên cạnh các thức ăn viên, chuột lang còn có thể ăn cỏ para (giống cỏ Pháp). Cỏ cũng phải qua xử lý thô, ngâm vào dung dịch sát trùng, hong khô.


Nước uống của chuột đáng lẽ cũng phải qua xử lý, nhưng hiện nay, ở Trại Chăn nuôi Suối Dầu, nước uống của chuột vẫn là nước máy. Điều đặc biệt, chuột lang không tự động tổng hợp C được nên trong nước uống của chuột lang phải bổ sung thêm vitamin C qua đường nước uống.

"Nước uống của chúng ta là ở độ pH trung tính, nhưng nước uống dành cho động vật thí nghiệm thường có độ pH từ 2,5-3 (độ axit). Vì vậy, mình phải điều chỉnh độ pH để giúp chuột tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, môi trường axít đó tiêu diệt được những vi khuẩn có hại cho đường tiêu hoá", chị Hà giải thích.


Chuột cũng sẽ được theo dõi sức khoẻ bằng các xét nghiệm kiểm tra vi sinh, vi khuẩn, máu, ký sinh trùng mỗi năm hai lần. Việc kiểm tra này được thực hiện trên 5-10% tuỳ theo thời điểm và tổng đàn.


Câu chuyện về người nuôi chuột thí nghiệm



Chị Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1973, Tổ trưởng phụ trách mảng súc vật thí nghiệm - Trại chăn nuôi Suối Dầu

Năm 1997, chị Lê Thị Thu Hà về Trại Chăn nuôi Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó, năm 1998 cho đến giờ, chị Hà về phụ trách mảng động vật thí nghiệm. Đây là lần đầu tiên chị làm việc trực tiếp với hàng ngàn con chuột nhắt trắng.

Chị kế, thời gian đầu, chị không dám bắt những con chuột. Một phần chị cảm thấy sợ, một phần phải biết cách bắt chuột, nếu không chúng sẽ cắn lại.

“Chuột lang hiền hơn, nhưng đối với chuột nhắt nếu mình không cẩn thận, nó có thể cắn lại. Nguyên thuỷ, nguồn gốc của chuột là động vật hoang dã đã được thuần hoá. Để bắt chuột nhắt, mình phải cầm cái đuôi của nó lên,” Chị Hà truyền đạt.

Việc bắt chuột đòi hỏi một sự quen tay. Có người cầm đuôi, nhưng nó vẫn quay ngược lại cắn người. Còn đối với chuột lang, người ta có thể nắm lỏng lỏng ngang bụng chúng.

Tính cách của chuột nhắt và chuột lang còn thể hiện qua việc nuôi con. Chuột lang có thể nuôi con dùm con cái khác. Nhưng chuột nhắt cái thì không, chúng sẽ cắn chết những con chuột sơ sinh không phải do mình sinh.

Chị Hà tâm sự, thoạt tiên, đi làm là để nuôi sống bản thân. Rồi thời gian và sự tiếp xúc đã tạo dựng trong chị một tình thương. Nghỉ một vài ngày, chị cảm thấy nhớ những chú chuột nhắt của mình.

Cái đấy không phải tự nhiên mà có. Chị Hà đã trải qua một quá trình dài bên cạnh những chú chuột thí nghiệm, cho chúng ăn, theo dõi cách chúng uống nước, cách nó sinh hoạt như thế nào.

“Tôi nâng niu nó. Đến khi nó sinh những lứa con nhỏ, tôi đã chăm chút chúng, làm cho chúng sạch sẽ nhất. Niềm vui của tôi là chăm chúng lớn, đẹp, có sức khoẻ, mượt mà,” chị Hà bộc bạch.

NGuồn >>> http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/02/767738/
 


Khoảng hơn 300.000 con chuột đang được nuôi nấng và chăm sóc tại Trại Chăn nuôi Suối Dầu (Nha Trang). Những chú chuột này sẽ được cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc để phục vụ thí nghiệm.


[video=youtube;9lKhhtAsbQE]http://www.youtube.com/watch?v=9lKhhtAsbQE[/video]
[video=youtube;Er9vYWFqdqU]http://www.youtube.com/watch?v=Er9vYWFqdqU[/video]

Nghề… nuôi chuột


Chăm sóc chuột ở Trại Chăn nuôi Suối Dầu

Có lẽ, Trại Chăn nuôi Suối Dầu - Viện Vắc-xin và các Sinh phẩm Y tế, Nha Trang, là một trong những nơi nuôi chuột thí nghiệm lớn nhất ở Việt Nam, cả chuột nhắt trắng lẫn chuột lang.



Hàng năm trại cung cấp cho công tác thí nghiệm, kiểm định vắc-xin, sinh phẩm y tế, sinh phẩm khác như thú y. Trong đó gần 100.000 con chuột nhắt trắng (11g-23g); 3.000-5.000 con chuột lang (250g trở lên) và từ 150.000-200.000 chuột nhắt 1-2 ngày tuổi.

"Việc xác định ngày tuổi và trọng lượng của chuột tùy theo yêu cầu của từng loại nghiên cứu hay kiểm định. Ví dụ, có những kiểm định sinh phẩm, người ta yêu cầu chuột từ 11-15g chẳng hạn. Hoặc có những sinh phẩm đòi hỏi chuột phải ở trọng lượng 18g. Chuột lang cũng thế, nhưng tối thiểu phải ở mức 250g", Kỹ sư Trần Văn Tửu - Trưởng trại Chăn nuôi Suối Dầu, nói.

Chuột đến từ nhiều nguồn. Đối với chuột nhắt trắng, trại có giống chuột gốc là Swiss, và vừa nhập thêm một ít chuột DDY của Nhật. Chuột lang cũng được nuôi từ rất lâu, gần một trăm năm rồi. Để tránh việc phối giống đồng huyết, chuột thường được luân chuyển và đổi giống với các trại chăn nuôi khác ở Hà Nội hay TP.HCM...


Chuột nhắt cái sau ba lứa đẻ thường bị huỷ để thay. Chuột lang thì sau thời gian 2 năm. Theo anh Tửu, việc kiểm soát các dòng chuột rất phức tạp nhằm tránh sự đồng huyết.

Chuột được nuôi trong môi trường sạch

Chuột thí nghiệm: Hàng chục USD một con

Chuột nhắt và chuột lang đều thuộc loại động vật hoang dã đã được thuần hoá. Một con chuột lang đực có thể ghép được với từ 8-10 con cái. Chuột nhắt đực chỉ có thể ghép với 1-2 con chuột nhắt cái. Chuột nhắt trắng thường đẻ 7-12 con/lứa, còn chuột lang thường đẻ 2-3 con/lứa. Thời gian mang thai của chuột lang là 68-72 ngày. Do thời gian mang thai dài, nên chuột lang mới sinh đã có thể mở mắt, 15 phút sau có thể chạy nhảy được. Trọng lượng chuột lang có thể đạt 180-200g/con. Còn chuột nhắt thường mang thai từ 19-21 ngày. Trọng lượng sơ sinh của chuột nhắt là 1,5-2g. Từ 1 tuần đến 10 ngày, chuột nhắt con mới mở mắt. Trọng lượng đạt được khi cai sữa là 11-14g/con.

Chuột nhắt trắng thí nghiệm ở nước ngoài có giá khoảng trên dưới 10USD/con, chuột lang có giá từ 20-25USD/con còn chuột lang trắng là khoảng 35USD/con. Tuy nhiên, tại Trại Chăn nuôi Suối Dầu, chuột nhắt có giá từ 8.000-12.000 đồng/con, chuột lang thường được xuất đi với 110.000-120.000 đồng/con, xấp xỉ giá thành.


Do chuột được nuôi để phục vụ cho nhu cầu thí nghiệm nên điều kiện nuôi phải tối ưu. Thậm chí có nhiều nơi, người ta phải cách ly và nuôi trong điều kiện vô trùng. Còn ở Việt Nam, do điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế nên chuột được nuôi trong điều kiện môi trường sạch.


Để tránh lây lan bệnh, người ta không chỉ hủy một con bị bệnh, mà thậm chí nguyên một lô chuột. Sau khi huỷ, chuột được hấp tiệt trùng, sau đó đem đi chôn hoặc được xử lý như rác thải y tế (5.000 đồng/kg rác thải).

Ngoài ra, KS. Trần Văn Tửu còn cho biết, kế hoạch sản xuất chuột để cung cấp cho các cơ sở y tế dùng trong thí nghiệm thường phải thay đổi bất ngờ…Ví dụ, có nơi đặt hàng chuột để thử nghiệm thuốc, nhưng do thuốc sản xuất ra có vấn đề, nên chuyến hàng đó bị lỡ. Trong trường hợp này, lô chuột đó sẽ bị tiêu huỷ.

Chuột thí nghiệm: Ở sạch, ăn bổ, uống nước có vitamin

Khu nuôi chuột thí nghiệm có rất nhiều gian phòng rộng khoảng hàng trăm mét vuông dành riêng cho chuột nhắt trắng. Trong mỗi gian phòng như thế có 1.000 chuồng nhỏ. Và một khu riêng dành cho chuột lang.


"Ở đây có cả một gian phòng rộng dành cho các chuột nhắt cái sinh đẻ. Mỗi chuồng nhỏ có một mẹ chuột và một ổ chuột nhỏ từ 7-12 con. Đối với chuột hậu bị, một chuồng như thế này có thể chứa được 5 con. Những ô nuôi nhốt chuột lang rộng hơn nhiều. Ở đó có thể ghép 1 con chuột đực, 8-9 con cái và từ 16-18 chuột con", chị Hà mô tả.


Chuột con


So với heo hay ngựa, hoặc thỏ, chăm sóc chuột đòi hỏi sự tỉ mẩn hơn. Có phải vậy chăng mà tổ phụ trách mảng súc vật thí nghiệm gồm 16 người, và hầu hết là nữ!

Chỉ tính riêng với chuột, trại phải áp dụng từ 30-50 quy trình chuẩn, từ khâu vệ sinh, chăm sóc, cho thức ăn, pha nước uống, cho đến khâu giữ giống, lai ghép....

"Trong đó, quy trình chọn giống, giữ giống tránh lại giống, quy trình ghép để đạt được những chỉ số sinh học tốt nhất là những quy trình quan trọng. Nhưng quy trình làm vệ sinh phải được ưu tiên hàng đầu", kỹ sư Tửu nói.

Chị Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1973, Tổ trưởng phụ trách mảng súc vật thí nghiệm tâm sự, năm 1998, chị bắt đầu nhận công việc chăm sóc chuột nhắt trắng. Trước đó, chị mới chỉ tiếp xúc với chuột đồng, còn tại trong trường ĐH Nông Lâm Huế, lĩnh vực chăn nuôi động vật lớn (trâu, bò...), không đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như động vật thí nghiệm.


Chuột mẹ chăm sóc con

"Vì mục đích phục vụ nghiên cứu và kiểm định các sản phẩm sử dụng cho con người, chuột phải được giữ gìn trong điều kiện sạch sẽ tối đa, để không bị nhiễm bệnh. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng và tìm tòi rất nhiều. Đồng thời, điều kiện của chúng ta chưa thể bằng các nước tiên tiến, do đó, mức độ cũng chỉ đáp ứng vừa phải", chị Hà nói.


Trong điều kiện phục vụ cho kiểm định, chuột không được phép nhiễm bất cứ một chất lạ nào.

"Một đặc điểm riêng đối với các động vật thí nghiệm là không được đưa bất cứ một loại thuốc, vắc-xin hay hoá chất nào vào trong cơ thể nó. Vì nó còn phải đáp ứng miễn dịch đối với kiểm định các loại vắc-xin hay thuốc. Đây cũng là một điều khó khăn. Nếu không kiểm soát được, dịch bệnh có thể xảy ra hàng loạt", chị Hà cho biết.

Chuột nhắt ở trực tiếp trên nền trấu. Còn chuột lang ở trên lớp vỉ. Tần số vệ sinh cũng phụ thuộc vào các loại dụng cụ nuôi, chuồng trại nuôi... Máng ăn, vỉ nuôi, trung bình một tuần phải vệ sinh ba lần. Nhưng cũng có những dụng cụ đòi hỏi phải thay hàng ngày như chai nước uống, chất độn chuồng (các chất thải từ chuột).

Nguồn thức ăn cũng phải được kiểm soát ngay từ nguyên liệu đầu vào để đảm bảo không có các độc tố gây bệnh như nấm mốc.

Thức ăn dành cho chuột phối hợp tuỳ theo khẩu phần của từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng và được tạo viên phù hợp với tập tính của từng loài. Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cũng phải được chọn lựa và kiểm soát nghiêm ngặt. Bao gồm: bắp, đậu nành, bột cá...



Chuột thí nghiệm được cung cấp nhằm phục vụ cho công tác thí nghiệm, kiểm định thuốc và vắc-xin. Trong ảnh: Thí nghiệm trên chuột ở khoa Công nghệ - Sinh học ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Ngoài ra chuột còn được cho ăn thêm thóc mầm để bổ sung vitamin E và C, nâng cao khả năng sinh sản và phát triển. Bên cạnh các thức ăn viên, chuột lang còn có thể ăn cỏ para (giống cỏ Pháp). Cỏ cũng phải qua xử lý thô, ngâm vào dung dịch sát trùng, hong khô.


Nước uống của chuột đáng lẽ cũng phải qua xử lý, nhưng hiện nay, ở Trại Chăn nuôi Suối Dầu, nước uống của chuột vẫn là nước máy. Điều đặc biệt, chuột lang không tự động tổng hợp C được nên trong nước uống của chuột lang phải bổ sung thêm vitamin C qua đường nước uống.

"Nước uống của chúng ta là ở độ pH trung tính, nhưng nước uống dành cho động vật thí nghiệm thường có độ pH từ 2,5-3 (độ axit). Vì vậy, mình phải điều chỉnh độ pH để giúp chuột tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, môi trường axít đó tiêu diệt được những vi khuẩn có hại cho đường tiêu hoá", chị Hà giải thích.


Chuột cũng sẽ được theo dõi sức khoẻ bằng các xét nghiệm kiểm tra vi sinh, vi khuẩn, máu, ký sinh trùng mỗi năm hai lần. Việc kiểm tra này được thực hiện trên 5-10% tuỳ theo thời điểm và tổng đàn.


Câu chuyện về người nuôi chuột thí nghiệm



Chị Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1973, Tổ trưởng phụ trách mảng súc vật thí nghiệm - Trại chăn nuôi Suối Dầu

Năm 1997, chị Lê Thị Thu Hà về Trại Chăn nuôi Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó, năm 1998 cho đến giờ, chị Hà về phụ trách mảng động vật thí nghiệm. Đây là lần đầu tiên chị làm việc trực tiếp với hàng ngàn con chuột nhắt trắng.

Chị kế, thời gian đầu, chị không dám bắt những con chuột. Một phần chị cảm thấy sợ, một phần phải biết cách bắt chuột, nếu không chúng sẽ cắn lại.

“Chuột lang hiền hơn, nhưng đối với chuột nhắt nếu mình không cẩn thận, nó có thể cắn lại. Nguyên thuỷ, nguồn gốc của chuột là động vật hoang dã đã được thuần hoá. Để bắt chuột nhắt, mình phải cầm cái đuôi của nó lên,” Chị Hà truyền đạt.

Việc bắt chuột đòi hỏi một sự quen tay. Có người cầm đuôi, nhưng nó vẫn quay ngược lại cắn người. Còn đối với chuột lang, người ta có thể nắm lỏng lỏng ngang bụng chúng.

Tính cách của chuột nhắt và chuột lang còn thể hiện qua việc nuôi con. Chuột lang có thể nuôi con dùm con cái khác. Nhưng chuột nhắt cái thì không, chúng sẽ cắn chết những con chuột sơ sinh không phải do mình sinh.

Chị Hà tâm sự, thoạt tiên, đi làm là để nuôi sống bản thân. Rồi thời gian và sự tiếp xúc đã tạo dựng trong chị một tình thương. Nghỉ một vài ngày, chị cảm thấy nhớ những chú chuột nhắt của mình.

Cái đấy không phải tự nhiên mà có. Chị Hà đã trải qua một quá trình dài bên cạnh những chú chuột thí nghiệm, cho chúng ăn, theo dõi cách chúng uống nước, cách nó sinh hoạt như thế nào.

“Tôi nâng niu nó. Đến khi nó sinh những lứa con nhỏ, tôi đã chăm chút chúng, làm cho chúng sạch sẽ nhất. Niềm vui của tôi là chăm chúng lớn, đẹp, có sức khoẻ, mượt mà,” chị Hà bộc bạch.

NGuồn >>> http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/02/767738/


* TRang Trại nuôi chuột nầy phục vụ cho nghành y để cứu người rất ý nghĩa
 
Đây là chuột lang, chuột bạch phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm. Vưad đọc báo thấy có một Bác nào ở Angiang vừa bị thiêu hủy cả một trang trại nuôi 180.000 con chuột đồng.
 


Back
Top