Cần tư vấn: Trồng ớt trong nhà kính mái hở 1 bên

  • Thread starter Duc Huy
  • Ngày gửi
Cần tư vấn:
Hiện tại tôi đang ở Củ Chi
Số vốn tiền mặt hiện có là 100Tr
Muốn đầu tư hệ thống nhà kính mái hở 1 bên cho 1000m2 để trồng Ớt
Tham khảo trên mạng thì chi phí cho 1000m2 là tầm 300tr - 350tr bao gồm:
+ Nhà kính: sắt, màng nilong, lưới ... tất tần tật cái nhà:Bop:
+ Hệ thống tưới nhỏ giọt: máy bơm, bộ điều chỉnh, ống nước, đầu cắm ... tất tần tật để tưới và pha phân:Bop:
Thiếu vốn tôi sẽ vay theo Quyết định 04 thêm 300Tr để làm :Dapdau: (hỗ trợ 60% lãi suất vay)
Đầu ra sản phẩm Ớt chỉ thiên tôi trồng đã được bao tiêu với giá "sàn" là 20.000đ/1kg / Đương nhiên sẽ tiến tới Vietgap để ớt đủ chuẩn xuất khẩu
...
Câu hỏi đặt ra là:
1. Ai tính toán giỏi thì có thể giúp tôi dự đoán khả năng hoàn vốn là bao lâu? "Đa tạ" ;)
2. Ai xây dựng thì cho hỏi là có nhất thiết nhà kính phải làm mái vòm, mà sao k làm 2 mái? tại sao như thế? "Đa tạ";)
3. Ai là nhà cung cấp dịch vụ có thể giúp báo giá 1000m2 nhà kính như thế đắt hay rẽ? "Đa tạ";)
4. Ai đã từng trồng Ớt bằng phương pháp tưới nhỏ giọt thì xin chỉ giáo cho tôi các sử dụng hệ thống tười nước và pha phân bằng công thức, hay cần phải xem tài liệu nào? "Đa tạ";)
5. Mua vật tư, tự làm nhà kính có khả thi hay không? ( kỹ năng hàn, cắt, khoan, đổ betong, ... đều có nhưng chỉ là nghiệp dư :D ) "Đa tạ" ;)
...
Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ member của diễn đàn! :hoa:
 


Bạn sẽ sập tiệm sau 1 năm. Đó là thời gian chứng minh cho bạn rằng bạn đã đi sai hướng.
Nếu bạn nhanh trí hơn, sẽ không làm, và khỏi phải chứng minh nữa.

Vì sao nhà kính không làm 2 tầng? Vì tốn kém, và ánh nắng sẽ bị mất đi rất nhiều, khiến cây bị trồng trong bóng râm.

Vì sao ớt không trồng trong nhà kính?
1- Nó không chịu được nóng trên 40 độ C.
2- Nó không có ong thụ phấn cho nó, nên không có trái.
3- Ớt là giống giá rẻ, không thể trả lại vốn.

Vì sao ớt không được xài hệ thống tưới nhỏ giọt?
Vì ớt là giống giá rẻ, không thể trải lại vốn.
 
Bạn sẽ sập tiệm sau 1 năm. Đó là thời gian chứng minh cho bạn rằng bạn đã đi sai hướng.
Nếu bạn nhanh trí hơn, sẽ không làm, và khỏi phải chứng minh nữa.

Vì sao nhà kính không làm 2 tầng? Vì tốn kém, và ánh nắng sẽ bị mất đi rất nhiều, khiến cây bị trồng trong bóng râm.

Vì sao ớt không trồng trong nhà kính?
1- Nó không chịu được nóng trên 40 độ C.
2- Nó không có ong thụ phấn cho nó, nên không có trái.
3- Ớt là giống giá rẻ, không thể trả lại vốn.

Vì sao ớt không được xài hệ thống tưới nhỏ giọt?
Vì ớt là giống giá rẻ, không thể trải lại vốn.
Ớt thụ phấn ko cần ong bác ơi
 
Bác dùng nhà lưới được rồi, chi phí thấp giao động từ 20 - 27tr/ 1.000 m2 dùng cũng được 5 năm, mới làm đừng đầu tư nhiều vì chi phí lặt vặt phát sinh nhiều lắm, đuối vốn lúc nào không hay.

Tưới thì mua dây tưới nhỏ giọt dạng giá cũng khá mềm, mình dùng của viet an nông thấy ổn. Tuỳ khoảng cách trồng mà chọn loại lỗ xa, gần thích hợp.

Còn khả năng hoàn vốn thì không nói trước được, tuỳ theo giống (tiền giống + công ươm + vận chuyển), phân bón (bón lót + NPK bóc thúc + thuốc BVTV) bác chọn, nếu bác cân đối hợp lý những thứ trên thì cơ hội hoàn vốn nhanh. Nhưng đời không như mơ có 02 cái trớ trêu nhất thường gặp phải là mất mùa và dội hàng, nếu bác đảm bảo những yếu tố này thì cứ mạnh dạng làm.

Mình cũng trồng ớt, nhưng là ớt ngọt :D mình sản xuất phân hữu cơ và sử dụng luôn còn mệt về vốn, nên bác cân nhắc kỹ trước khi làm nhà kính. Tiền đó đầu tư vào cây trồng thiết thực hơn

Vườn ớt của mình

d86e5b3ce377ee7eb0bf6905d1506d4d.jpg


e35ef81fccc5bc89fe96685bc4e0c5d7.jpg
 
Bạn sẽ sập tiệm sau 1 năm. Đó là thời gian chứng minh cho bạn rằng bạn đã đi sai hướng.
Nếu bạn nhanh trí hơn, sẽ không làm, và khỏi phải chứng minh nữa.

Vì sao nhà kính không làm 2 tầng? Vì tốn kém, và ánh nắng sẽ bị mất đi rất nhiều, khiến cây bị trồng trong bóng râm.

Vì sao ớt không trồng trong nhà kính?
1- Nó không chịu được nóng trên 40 độ C.
2- Nó không có ong thụ phấn cho nó, nên không có trái.
3- Ớt là giống giá rẻ, không thể trả lại vốn.

Vì sao ớt không được xài hệ thống tưới nhỏ giọt?
Vì ớt là giống giá rẻ, không thể trải lại vốn.

Oh, thanks anhmytran đã góp ý!
 
Nhìn ớt chuông của anh @Tan Lee thích quá. Anh có thể cho em tham khảo cách làm nhà lưới của anh được không. Email em: canhdongnho.vn@gmail.com. cảm ơn anh

Mình thuê công ty vào làm trọn gói, những công ty như vậy nhiều lắm giá giao động từ 22 - 27tr/1.000 m2. Nên giờ chỉ mình không biết chỉ sao, chỉ biết họ làm bằng lưới, lưới tầng dưới dày hơn so với tầng trên. Họ căng cáp 02 đầu và vắt mùng lên, ở giữa chống cột sắt.

Khi kết thúc chu kỳ của cây, chỉ cần gạc cây sắt qua 1 bên đưa máy cày vào cày vô tư. Bác chọn cột sắt thay vì bê tông, vì khi đưa máy vào làm đất sẽ nhanh hơn. Mình chỉ biết tới đó thôi
 
Em vừa nt add zalo anh ạ. Em ngoài Bắc nhưng k fai ở HN nên đang tính phải tự làm. Anh có thể cho em xin ảnh chụp về nhà lưới của anh vào mail, em tham khảo và áp dụng. Cảm ơn anh. Mail em: canhdongnho.vn@gmail.com
 
Bác dùng nhà lưới được rồi, chi phí thấp giao động từ 20 - 27tr/ 1.000 m2 dùng cũng được 5 năm, mới làm đừng đầu tư nhiều vì chi phí lặt vặt phát sinh nhiều lắm, đuối vốn lúc nào không hay.

Tưới thì mua dây tưới nhỏ giọt dạng giá cũng khá mềm, mình dùng của viet an nông thấy ổn. Tuỳ khoảng cách trồng mà chọn loại lỗ xa, gần thích hợp.

Còn khả năng hoàn vốn thì không nói trước được, tuỳ theo giống (tiền giống + công ươm + vận chuyển), phân bón (bón lót + NPK bóc thúc + thuốc BVTV) bác chọn, nếu bác cân đối hợp lý những thứ trên thì cơ hội hoàn vốn nhanh. Nhưng đời không như mơ có 02 cái trớ trêu nhất thường gặp phải là mất mùa và dội hàng, nếu bác đảm bảo những yếu tố này thì cứ mạnh dạng làm.

Mình cũng trồng ớt, nhưng là ớt ngọt :D mình sản xuất phân hữu cơ và sử dụng luôn còn mệt về vốn, nên bác cân nhắc kỹ trước khi làm nhà kính. Tiền đó đầu tư vào cây trồng thiết thực hơn

Vườn ớt của mình

d86e5b3ce377ee7eb0bf6905d1506d4d.jpg


e35ef81fccc5bc89fe96685bc4e0c5d7.jpg

Thank "Tan Lee"
Chổ Tan Lee trồng là khu vực nào vậy ! nơi mình trồng là ở Củ Chi
Mô hình nhà lưới của Tan Lee thì có vẻ hợp lý nhỉ ... Nhưng trồng Ớt Chỉ Thiên ngại nhất là vào mùa mưa, ý định vào mùa mưa để trồng trái vụ thì k biết có hiệu quả không! -> nghe đồn giá cao heheee
Còn về giá cả thì như đã nói là mik đã có giá hợp đồng là giá "sàn" 20.000đồng/1kg
Công ty sẽ thu mua giá thấp nhất là 20.000đ và khi giá thị trường tăng lên sẽ trừ đi 10% giá (giá thị trường 30.000đ sẽ thu mua là 27.000đ) / còn khi giá thị trường 10.000đ thì công ty sẽ thu mua là 20.000đ
...
Hợp đồng ớt này mik với công ty làm trên địa bàn xã được 2 năm rồi
Nông dân tham gia trồng hợp đồng lợi nhuận rất cao - Nhưng Ớt thì không thể trồng liên tiếp 2 vụ => nên nếu áp dụng tưới nhỏ giọt thì có lẽ sẽ ok, vì Ớt được trồng trên giá thể.
Nông dân xã mình trồng sợ nhất là Bọ Trĩ, thối nhũng, mưa và sương muối => mik nghĩ nhà kính sẽ đảm bảo hạn chế tối đa tác động cũng như chủ động phòng ngừa sẽ tốt
...
Cũng phân vân dữ lắm ... Haizzz
 
Mình thuê công ty vào làm trọn gói, những công ty như vậy nhiều lắm giá giao động từ 22 - 27tr/1.000 m2. Nên giờ chỉ mình không biết chỉ sao, chỉ biết họ làm bằng lưới, lưới tầng dưới dày hơn so với tầng trên. Họ căng cáp 02 đầu và vắt mùng lên, ở giữa chống cột sắt.

Khi kết thúc chu kỳ của cây, chỉ cần gạc cây sắt qua 1 bên đưa máy cày vào cày vô tư. Bác chọn cột sắt thay vì bê tông, vì khi đưa máy vào làm đất sẽ nhanh hơn. Mình chỉ biết tới đó thôi
Anh Tanlee làm ơn cho e hỏi tại sao ngta làm 2 lớp lưới?
Và lưới giăng giống mùng vậy có bị gió thổi bung ngược lên k vậy a hay phải nẹp bằng j?
Cây ớt a trồng trong lưới thụ phấn hoa bằng cách nào vậy?
Mong a chỉ giúp e với. Mail của em hungnv.co@gmail.com
Cám ơn anh.
 
Anh ơi cho e xin thơ tin liên hệ bên đơn vị thi công nhà lưới của a vs
Em cảm ơn nhiều
 
Thank "Tan Lee"
Chổ Tan Lee trồng là khu vực nào vậy ! nơi mình trồng là ở Củ Chi
Mô hình nhà lưới của Tan Lee thì có vẻ hợp lý nhỉ ... Nhưng trồng Ớt Chỉ Thiên ngại nhất là vào mùa mưa, ý định vào mùa mưa để trồng trái vụ thì k biết có hiệu quả không! -> nghe đồn giá cao heheee
Còn về giá cả thì như đã nói là mik đã có giá hợp đồng là giá "sàn" 20.000đồng/1kg
Công ty sẽ thu mua giá thấp nhất là 20.000đ và khi giá thị trường tăng lên sẽ trừ đi 10% giá (giá thị trường 30.000đ sẽ thu mua là 27.000đ) / còn khi giá thị trường 10.000đ thì công ty sẽ thu mua là 20.000đ
...
Hợp đồng ớt này mik với công ty làm trên địa bàn xã được 2 năm rồi
Nông dân tham gia trồng hợp đồng lợi nhuận rất cao - Nhưng Ớt thì không thể trồng liên tiếp 2 vụ => nên nếu áp dụng tưới nhỏ giọt thì có lẽ sẽ ok, vì Ớt được trồng trên giá thể.
Nông dân xã mình trồng sợ nhất là Bọ Trĩ, thối nhũng, mưa và sương muối => mik nghĩ nhà kính sẽ đảm bảo hạn chế tối đa tác động cũng như chủ động phòng ngừa sẽ tốt
...
Cũng phân vân dữ lắm ... Haizzz

Farm chính của mình ở Đức Trọng, Đà Lạt. Còn nhà máy sản xuất phân hữu cơ của mình ở Bến Tre, nhà máy mình cũng trồng vài loại để cung cấp rau sạch sử dụng hằng ngày, và để công nhân bán có thêm thu nhập.

Khoe cái vườn nhỏ của mình tí :D

a52db8e4b94509ea55691dd690b802eb.jpg


f5f65b0f57caec18d5243dd29c5b8e07.jpg


Cây nào cũng vậy khi trồng 02 vụ phải trồng cây khác họ để hạn chế côn trùng và bệnh hại. Bác cân đối vào mùa mưa thì trồng cây khác phù hợp hơn, còn mùa khô trồng ớt. Còn bác muốn bán ớt vào mùa mưa thì sao bác không tìm cách dự trữ nó trước 1 hay nữa tháng, tới mùa mưa xem ngày nào được giá thì bán? rủi ro bảo quản sẽ ít hơn so với việc trồng vào mua mưa không?

Còn về phần công ty thu mua bác cũng phải dè chừng, vì sẽ đến 1 ngày cung vượt cầu nên đừng vội đầu tư phung phí vào hệ thống tưới nhỏ giọt trồng trên giá thể. Làm bài toán đơn giản, chậu trồng + giá thể 5,000 đ/chậu, hệ thống tưới nhỏ giọt gồm đầu nhỏ giọt + ống dẫn + ống chính trung bình cũng 5,000 bộ. 1 cây ớt bác thu được trung bình 3kg x 20,000 d = 60,000 mà hết 10,000 chi phí đầu tư chỉ còn 50,000 đ. Chưa kể những chi phí lặt vặt khác và khấu hao khi trồng nữa => rất khó hoàn vốn.

Sâu bệnh thì mình dùng thuốc BVTV, mỗi lần xịt là 1 loại khác nhau, mình có dùng vôi Caco3 xịt thẳng lên lá thấy chả có con nao dám mò dến phá nữa. Còn mưa và sương thì bác cân đối thời gian trồng loại khác,
Anh Tanlee làm ơn cho e hỏi tại sao ngta làm 2 lớp lưới?
Và lưới giăng giống mùng vậy có bị gió thổi bung ngược lên k vậy a hay phải nẹp bằng j?
Cây ớt a trồng trong lưới thụ phấn hoa bằng cách nào vậy?
Mong a chỉ giúp e với. Mail của em hungnv.co@gmail.com
Cám ơn anh.

Vì tầng dưới côn trùng gây hại như dế, cào cào... mức độ phá hoại của nó cao hơn nên phải làm hai lớp (bên cty họ nói như thế) mình thấy cũng co lý. Nhà lưới thì gió sẽ thông qua được, nên bác đừng lo gió thổi bung, nhưng phải để ý mùng không được căng cứng mà phải hơi có độ trùng. Và ở những góc mùng bên trong họ có cột chống, bên ngoài thì căng cáp rất chắc.

Còn ớt như hình bác thấy nó tự phụ phấn đó, phải đi lặt trái mệt nghỉ, phải lặt tầng 0 và 1 để nuôi cây sau 3 tháng mới thu hoạch.
 
Farm chính của mình ở Đức Trọng, Đà Lạt. Còn nhà máy sản xuất phân hữu cơ của mình ở Bến Tre, nhà máy mình cũng trồng vài loại để cung cấp rau sạch sử dụng hằng ngày, và để công nhân bán có thêm thu nhập.

Khoe cái vườn nhỏ của mình tí :D

a52db8e4b94509ea55691dd690b802eb.jpg


f5f65b0f57caec18d5243dd29c5b8e07.jpg


Cây nào cũng vậy khi trồng 02 vụ phải trồng cây khác họ để hạn chế côn trùng và bệnh hại. Bác cân đối vào mùa mưa thì trồng cây khác phù hợp hơn, còn mùa khô trồng ớt. Còn bác muốn bán ớt vào mùa mưa thì sao bác không tìm cách dự trữ nó trước 1 hay nữa tháng, tới mùa mưa xem ngày nào được giá thì bán? rủi ro bảo quản sẽ ít hơn so với việc trồng vào mua mưa không?

Còn về phần công ty thu mua bác cũng phải dè chừng, vì sẽ đến 1 ngày cung vượt cầu nên đừng vội đầu tư phung phí vào hệ thống tưới nhỏ giọt trồng trên giá thể. Làm bài toán đơn giản, chậu trồng + giá thể 5,000 đ/chậu, hệ thống tưới nhỏ giọt gồm đầu nhỏ giọt + ống dẫn + ống chính trung bình cũng 5,000 bộ. 1 cây ớt bác thu được trung bình 3kg x 20,000 d = 60,000 mà hết 10,000 chi phí đầu tư chỉ còn 50,000 đ. Chưa kể những chi phí lặt vặt khác và khấu hao khi trồng nữa => rất khó hoàn vốn.

Sâu bệnh thì mình dùng thuốc BVTV, mỗi lần xịt là 1 loại khác nhau, mình có dùng vôi Caco3 xịt thẳng lên lá thấy chả có con nao dám mò dến phá nữa. Còn mưa và sương thì bác cân đối thời gian trồng loại khác,


Vì tầng dưới côn trùng gây hại như dế, cào cào... mức độ phá hoại của nó cao hơn nên phải làm hai lớp (bên cty họ nói như thế) mình thấy cũng co lý. Nhà lưới thì gió sẽ thông qua được, nên bác đừng lo gió thổi bung, nhưng phải để ý mùng không được căng cứng mà phải hơi có độ trùng. Và ở những góc mùng bên trong họ có cột chống, bên ngoài thì căng cáp rất chắc.

Còn ớt như hình bác thấy nó tự phụ phấn đó, phải đi lặt trái mệt nghỉ, phải lặt tầng 0 và 1 để nuôi cây sau 3 tháng mới thu hoạch.

Cũng phiêu lưu thật ý Bác Tan Lee ... :D
jRTv5B.jpg


Đây là Ớt sau ươm 30 ngày, chuẩn bị ép nắng đưa ra ngoài trồng
Phía ngoài ruộng thì đã có 12.000 túi giá thể để trồng 6.000 cây chỉ thiên và 6.000 cây sừng đỏ
Tưới bằng hệ thống nhỏ giọt. Công nghệ của Úc
=>Đây là mô hình do 1 bà chị ngoài Bắc vào đầu tư, mình cũng đã giúp đỡ chị nhiều, nhưng do công nghệ này đã thành công tại Úc và bây giờ nó đang được làm tại Việt Nam thì chưa xác định được hiệu quả ra sao.
Nói chung chị ấy cũng phiêu lưu ... Không biết theo kinh nghiệm của Tan Lee thì đánh giá vụ này như thế nào? cũng xin ý kiến hihihiiii ...
Còn cái mik muốn làm là 1 mặt làm kinh tế, 1 mặt làm đối chứng và 1 mặt là muốn đây là 1 mô hình trình diễn để nông dân tham quan ...
Dẫu biết nói là dễ làm khó ... nhưng ý định đặt ra là phải theo đuổi, nên mik mới tìm đến diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm và tìm ra giải pháp tối ưu -> chứ thật lòng không muốn nông dân mình cứ phải trồng theo phương pháp truyền thống.
Cũng chia sẽ với Bác Tan Lee về hợp đồng với công ty. Thì công ty này là cơ sở đóng trên địa bàn xã của mik, và mik là Phó chủ tịch Hội Nông dân của xã (không định nói chuyện chức vụ, nhưng chia sẽ để Bác Tan Lee yên tâm vậy thôi ấy mà)
 
Cũng phiêu lưu thật ý Bác Tan Lee ... :D
jRTv5B.jpg


Đây là Ớt sau ươm 30 ngày, chuẩn bị ép nắng đưa ra ngoài trồng
Phía ngoài ruộng thì đã có 12.000 túi giá thể để trồng 6.000 cây chỉ thiên và 6.000 cây sừng đỏ
Tưới bằng hệ thống nhỏ giọt. Công nghệ của Úc
=>Đây là mô hình do 1 bà chị ngoài Bắc vào đầu tư, mình cũng đã giúp đỡ chị nhiều, nhưng do công nghệ này đã thành công tại Úc và bây giờ nó đang được làm tại Việt Nam thì chưa xác định được hiệu quả ra sao.
Nói chung chị ấy cũng phiêu lưu ... Không biết theo kinh nghiệm của Tan Lee thì đánh giá vụ này như thế nào? cũng xin ý kiến hihihiiii ...
Còn cái mik muốn làm là 1 mặt làm kinh tế, 1 mặt làm đối chứng và 1 mặt là muốn đây là 1 mô hình trình diễn để nông dân tham quan ...
Dẫu biết nói là dễ làm khó ... nhưng ý định đặt ra là phải theo đuổi, nên mik mới tìm đến diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm và tìm ra giải pháp tối ưu -> chứ thật lòng không muốn nông dân mình cứ phải trồng theo phương pháp truyền thống.
Cũng chia sẽ với Bác Tan Lee về hợp đồng với công ty. Thì công ty này là cơ sở đóng trên địa bàn xã của mik, và mik là Phó chủ tịch Hội Nông dân của xã (không định nói chuyện chức vụ, nhưng chia sẽ để Bác Tan Lee yên tâm vậy thôi ấy mà)

Bác có người trả tiền học phí thì quá ok rồi, bác cứ trải nghiệm rồi sẽ cũng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Còn mình phải tự thân vận động nên phải cân đối từng chút một, mình trồng số lượng lớn nên vật tư chỉ cần xe xích nhau 500 đ thôi đã thấy mệt mỏi rồi. Điển hình 1,000 m2 mình trồng 3,200 cây ớt ngọt x 10,000 đ tiên chậu, giá thể = 32,000,000 đ, trồng cho gần 1ha thì giá nó tới 320tr mình khong thể nào kham nổi. Chưa kể chi phí nhân công vào giá thể từng chậu nữa, nó phiêu vô cùng. Trong khi trồng bằng đất mình lược bỏ những công đoạn này rất nhiều và tiết giảm chi phí tối đa.

Ngay cả việc lên líp mình cũng xài công cụ để giảm chi phí nhân công, hình dưới là thực tế trên farm

1a9a8eb578d6acf7f86d19f865d9fb71.jpg


Còn việc bác kêu gọi người dân làm theo thì nên bỏ qua 1 bên đi, mình đã từng làm và phải bỏ cuộc. Họ chỉ thay đổi mô hình sản xuất nếu và chỉ nếu bác đầu tư cho họ, và khi đầu tư xong họ còn làm phách. Đây là thực tế của mình chứ không phải do mình suy diễn ra.

Mình cũng từng như bác, cũng hướng ngoại nhưng cuối cùng nhận ra 1 điều, mình học hỏi những cái hay nông nghiệp của họ, nhưng khi áp dụng thì cái nào thực tiễn nhất thì làm. Mình cũng thử nghiệm trồng trên giá thể và tưới nhỏ giọt nhưng không khả thi chút nào cả. Nhưng đó là trải nghiệm của mình, còn bác có điều kiện cứ trải nghiệm thử :)

368a5a27aba9a5dfb3487577ce63d718.jpg


Tính mình thì hơi bảo thủ, mình không tin vào công ty nào cả, dù bác có ký hợp đồng nhưng nếu họ muốn quay lưng thì mình cũng không làm gì được cả. Có kiện tụng thì cũng kéo dài 2-3 năm, còn họ lẵng lặng bỏ đi thì khỏi biết kiện ai luôn và tất nhiên người chiệu thiệt thòi đều là nông dân.

Mình là công ty đầu tiên và duy nhất sản xuất phân hữu cơ tại Bến Tre, và được sự ủng hộ và đứng sau của chủ tịch tỉnh, huyện mà còn phải de chừng đủ đường đây. Nếu bác không tin thì cứ hỏi công ty Nhiên Liệu xanh Tấn Lê tại Ba Tri thì sẽ rõ :)
 
Bác có người trả tiền học phí thì quá ok rồi, bác cứ trải nghiệm rồi sẽ cũng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Còn mình phải tự thân vận động nên phải cân đối từng chút một, mình trồng số lượng lớn nên vật tư chỉ cần xe xích nhau 500 đ thôi đã thấy mệt mỏi rồi. Điển hình 1,000 m2 mình trồng 3,200 cây ớt ngọt x 10,000 đ tiên chậu, giá thể = 32,000,000 đ, trồng cho gần 1ha thì giá nó tới 320tr mình khong thể nào kham nổi. Chưa kể chi phí nhân công vào giá thể từng chậu nữa, nó phiêu vô cùng. Trong khi trồng bằng đất mình lược bỏ những công đoạn này rất nhiều và tiết giảm chi phí tối đa.

Ngay cả việc lên líp mình cũng xài công cụ để giảm chi phí nhân công, hình dưới là thực tế trên farm

1a9a8eb578d6acf7f86d19f865d9fb71.jpg


Còn việc bác kêu gọi người dân làm theo thì nên bỏ qua 1 bên đi, mình đã từng làm và phải bỏ cuộc. Họ chỉ thay đổi mô hình sản xuất nếu và chỉ nếu bác đầu tư cho họ, và khi đầu tư xong họ còn làm phách. Đây là thực tế của mình chứ không phải do mình suy diễn ra.

Mình cũng từng như bác, cũng hướng ngoại nhưng cuối cùng nhận ra 1 điều, mình học hỏi những cái hay nông nghiệp của họ, nhưng khi áp dụng thì cái nào thực tiễn nhất thì làm. Mình cũng thử nghiệm trồng trên giá thể và tưới nhỏ giọt nhưng không khả thi chút nào cả. Nhưng đó là trải nghiệm của mình, còn bác có điều kiện cứ trải nghiệm thử :)

368a5a27aba9a5dfb3487577ce63d718.jpg


Tính mình thì hơi bảo thủ, mình không tin vào công ty nào cả, dù bác có ký hợp đồng nhưng nếu họ muốn quay lưng thì mình cũng không làm gì được cả. Có kiện tụng thì cũng kéo dài 2-3 năm, còn họ lẵng lặng bỏ đi thì khỏi biết kiện ai luôn và tất nhiên người chiệu thiệt thòi đều là nông dân.

Mình là công ty đầu tiên và duy nhất sản xuất phân hữu cơ tại Bến Tre, và được sự ủng hộ và đứng sau của chủ tịch tỉnh, huyện mà còn phải de chừng đủ đường đây. Nếu bác không tin thì cứ hỏi công ty Nhiên Liệu xanh Tấn Lê tại Ba Tri thì sẽ rõ :)

Tan Lee có thể tư vấn cũng như chỉ dẫn thêm về hệ thống tưới nhỏ giọt được không !
Diện tích 1000m2 cho 3000 gốc ớt -> chỉ tưới thôi thì chi phí bao nhiêu ... mik có thể tự làm được không
Tan Lee có thể cho mik 1 số địa chỉ tài liệu để tham khảo được không? hihi
Thanks nhiều ...
 
Tan Lee có thể tư vấn cũng như chỉ dẫn thêm về hệ thống tưới nhỏ giọt được không !
Diện tích 1000m2 cho 3000 gốc ớt -> chỉ tưới thôi thì chi phí bao nhiêu ... mik có thể tự làm được không
Tan Lee có thể cho mik 1 số địa chỉ tài liệu để tham khảo được không? hihi
Thanks nhiều ...

Hệ thống cũng do mình mày mò, xem trên mạng + hỏi người bán. Bác tham khảo link này này là có thể tính toán được chiều dài dây cần mua

http://vietannong.com.vn/load/tuoi_nho_giot_gia_re/day_tuoi_nho_giot/20

Còn mộ hình tưới thì tương tự như hình vẽ
da29b8fef1aa5ab5fc4a41c0ca21faa0.jpg


Hình dưới là tưới rau muống hột ở nhà máy của mình
594021705a58214bf3f246b3d067dd31.jpg


Một số cái quan trọng bác cần để ý
- Chiều dài dây => ảnh hưởng đến áp lực nước. Nếu hồ nước không đủ áp lực phải sử dụng thêm bơm, nếu không có điều kiện mua bơm lớn thì mua bơm nhỏ và chia ra tưới từng cụm một (thí du 20 dây chia thành 4 cụm, 1 cụm 5 dây thì chia ra và tưới lần lượt từng cụm). Và tuỳ theo khoảng cách của cây trồng mà bác chọn loại ống có khoảng cách lỗ nhỏ giọt phù hợp.
- Thứ 02 là van xả khí tự động, không có van này nước tưới + phân sẽ không đều. 1.000m2 mình dùng 02 cái x 162,000 = 324,000 đ
- Thứ 03 là lọc, bác dùng lọc dĩa, khi dơ lấy ra súc rửa, vệ sinh và tái sử dụng. Tuỳ tình trạng nước mà sử dụng 1 hay 2 lọc.
- Còn nếu làm thêm bộ châm phân cho NPK thì để ý chia thành 02 thùng 1 thùng N và 1 thùng P + K, vì nếu pha chung sẽ kết tủa. Còn định lượng thì bác xem trên mạng, vì mỗi loại cây có mức ppm khác nhau.

Mình cũng dùng đồ tân dụng nhiều như máy bơm + bồn chứa nên không biết định giá 1,000 m2 sao nữa :)
 
@Duc Huy 1000 m2 = 3 sào bắc bộ mà trồng 3000 cây ớt. Mình trồng mỗi sào 360m2 được 600 cây ớt xào. Mình thấy các tài liệu cũng trồng mật độ lớn. Hay mình trồng thưa quá nhỉ. Anh @Tan Lee trồng bn cây/1000 m2, khoảng cách thế nào ạ.
 


Back
Top