Ai qui định giá các mặt hàng nông sản ở Việt Nam?

  • Thread starter tanduc307
  • Ngày gửi
Dạ chào các anh chị,

Tôi hiện đang công tác ở một đơn vị sản xuất rau sạch theo phương pháp nuôi trồng hữu cơ (organic farming) http://www.ifoam.org/

Tôi có một thắc mắc là: giá bán 1 kg cà chua do cơ sở tôi bán cho thương lái sẽ là bao nhiêu? nên căn cứ vào đâu để tôi tự định ra một giá mà tôi biết là thương lái sẽ không quá lời như trước đây?

Vì có khó khăn như vầy:

Giả sử:

+ Tôi tính được giá gốc 1 kg cà chua đó là 7.000 VND.

+ Thương lái thì mua với giá 7.500 VND đối với loại cà chua thông thường.

+ Tôi xem ở trên website về giá cả của cà chua thông thường (cập nhập liên tục theo ngày) hôm nay thì 8000 VND, ngày mai thì 8200 VND...

Như vậy, khi tôi bán cho thương lái nông sản của mình thì tôi phải kiên quyết giữ lập trường là bán theo giá trên website (ví dụ ở trang web này) hay tôi phải đàm phán xoay quanh giá mà thương lái ép bán là 7.5000 VND?

Cơ sở nào mà thương lái ra giá một cách chủ quan là 7.500 VND như vậy? Vì nếu tôi bán với giá đó mà tôi đủ lời thì không nói làm gì, nhưng tôi muốn biết là có cách nào để tôi (nông dân) có thể biết và đàm phán giá cả với thương lái để không còn bị rơi vào tình trạng ép giá nữa không?

Tôi chỉ mới đi làm thôi, chưa có nhiều kinh nghiệm nên câu hỏi đặt ra có thể còn non nớt. Mong các bác giàu kinh nghiệm trả lời hộ tôi những vấn đề trên.

Tôi xin cám ơn rất nhiều.
 


Vấn đề thương thảo giá cả là vấn đề nghệ thuật đồng thời cũng là một vấn đề nhạy bén.

Căn cứ giá trên mạng chỉ là một phần, còn phải nắm bắt thông tin của những sản phẩm cùng loại của những đối thủ cạnh tranh khác.

Giá thương lái đưa ra đương nhiên rẻ hơn giá bán lẽ ngoài chợ, nhưng có lẽ đó là kênh thông tin chính xác, bởi vì trong giao dịch thị trường hiện nay, các thương lái cũng cạnh tranh với nhau quyết liệt lắm, cạnh tranh đầu vào và cạnh tranh đầu ra, cái nào cũng quan trọng cả.

Muốn thương lái không ép giá, thường người sản xuất cùng lúc giao dịch với nhiều thương lái, hết sức tránh chỉ giao dịch với một đối tác duy nhất, rất nguy hiểm. Bài học của dệt Long An vẫn còn đó.

Dệt Long An từng là đơn vị rất mạnh trong ngành vải, nhưng chỉ một sai lầm duy nhất đã xóa sổ dệt Long An là giao toàn bộ sản phẩm của mình cho một đối tác cung ứng ra thị trường đó là dệt Thái Tuấn sau này.
 
Vấn đề giá cả, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bắt nguồn từ ngưòi mua, người trồng.
Sau đó mới đến người buôn .
*
Người buôn chỉ được hưởng một giá chênh lệch để khỏi chết đói, để khỏi đi làm
nghề khác, để đủ công lao động bỏ ra. Người buôn nào vốn lớn, ngoại giao rộng,
tìm dược giá chuyên chở thấp, nhanh, không giập vỡ hư thối, thì bán chạy hàng
hơn, và được lãi cao hơn người bị ế hàng, thối rau trái.
*
Người trồng đã trồng ra rồi, thì phải bán, ế, rẻ đến mấy cũng phải bán . Khi
bà con không trồng rau quả như mình, thì trúng mánh, một mình thét giá trên trời.
Thét quá, thì không được, vì người mua mua ít đi, hay ăn rau khác thay cũng được.
Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp chỉ ở trong một khoảng khung giá thôi .
*
Quan sát giá chợ, cùng cà chua, cũng như các rau trái khác, thứ bảy và chủ nhật
thì đua nhau bán, giá cũng phải chăng, nhưng nếu hơi khan một chút, thì giá bỗng
nhiên vọt lên. Chợ chiều mà còn cà chua, trời nóng nữa, thì giá tụt thê thảm, vì
ngày mai thì thối hết. Ngày nay, nhà buôn phải có nhà kho lớn làm lạnh, có thể
giữ cà chua vài ngày, khống chế được giao động giá cả của người mua . Nhà buôn
căn cứ vào cà chua sắp vào kho, và sức mua của dân mà ra giá . Khi cà chua mới
về mấy tấn, thì lập tức hạ giá xuống để bán cho nhanh, nhất là thứ bảy chủ nhât
thì hạ giá xuống nhiều nhất . Thứ hai thì tăng giá lên, ai bắt buộc phải mua thì
cắn răng mà mua đắt. Nếu hàng chưa về kịp, thì tăng giá lên cắt cổ, sao cho trái
cà chua cuối cùng bán xong thì xe tải kịp chở cà chua đến cửa hàng.
*
Khi người trồng và người buôn không có tình bạn, thì không ký hợp đồng lớn và
dài hạn, lúc nào cũng sẵn sàng bỏ nhau, bắt chẹt giá cả . Khi khan hiếm thì
người trồng chẹt giá người buôn . Khi nhiều hàng, thì người buôn chẹt giá người
trồng.
*
Làm ăn lớn, và tin cậy lẫn nhau, thì người trồng và người buôn hợp tác làm ăn .
Ngươi buôn cam kết mua một số lượng ấn định, có thể thay đổi chút ít, với giá
trong một khoảng khung giá ít thay đổi . Căn cứ vào đó, người trồng lên kế hoạch
trồng gì, bao nhiêu, lúc nào . Nếu thị trường khan hiếm, thì người buôn trả đắt
thêm lên một chút . Nếu thị trường ế hàng, người trồng tình nguyện bớt giá đi
một chút, thì bán sẽ chạy hàng, không bị ế, và người buôn không chạy trốn mất
để mặc rau trồng ra thối trên ruộng . Vì hợp tác như thế, nên sản lượng ra phù
hợp với người mua, không bị ế, cũng không tràn ngập rẻ như bèo, lãng phí sản
xuất, dành đất để trồng các loại rau khác. Tỷ lệ các loại rau trên chợ xảy ra
đúng như nhu cầu tự nhiên của người ăn.
*
Ngày nay, nhờ có máy tính, mỗi trái cà chua bán ra đều được cân, ghi rõ lúc
nào bán, bán ở cửa hàng nào, nhân viên nào bán, giá bán bao nhiêu . Những tin
tức đó tổng hợp lại, nhà buôn biết được xã nào phố nào mua cà chua nhiều vào
ngày nào, giờ nào, và lúc nào thì mua ít, cụ thể bao nhiêu tạ, và điều đó giúp
cho nhà buôn lên kế hoạch hợp đông với người trồng, góp phần điều chỉnh khống
chế giá bán, có lợi cho cả người trồng, cả người ăn.
*
Đó là kiến thức tôi ngày xưa nhà ở gần chợ Hưng Yên, Hải dương, nơi trồng nhiều
cà chua và khoai tây, xe đạp thồ chở cà chua lên Lạng Sơn, vào Thanh Hoá bán .
Sau đó tôi học nghề viết chương trình cho máy tính, và 2 chục năm đi chợ mua
thức ăn ở Mỹ, mới đúc kết được những điều trên, còn tỉ mỉ hơn sách dạy Marketing
nữa . Nếu có chỗ nào bạn cần hỏi thêm, tôi sẽ trả lời đến nơi đến chốn .
*
 
Dạ, em đã đọc bài viết của anh Dũng và anh anhmytran. Em rất cám ơn kinh nghiệm và kiến thức của các anh trong lĩnh vực nông sản.

Em có một số suy nghĩ sau muốn chia sẻ thêm:

Về bản chất thì:
+ Thương lái: có xe, có kho bảo quản, có đầu ra
+ Nông dân: có nông sản

Như vậy, em muốn tìm hiểu về mặt nguyên tắc quản lý và định hướng giá cả trên góc độ như sau:

TH1: Giả sử nếu xét trong 1 vùng nông thôn, các nông dân trồng những món giống nhau (vd: cà chua) liên kết lại với nhau để định giá cà phê theo giá mà họ thấy thương lái chỉ đủ lời (chứ ko lời nhiều) ---> thì kết quả là giá sẽ do các hội nông dân đó qui định?

TH2: Tương tự, nếu thương lái ở vùng đó liên kết với nhau để cùng thu mua một sản phẩm (vd: cà chua) với cùng 1 giá mà họ thấy là nông dân chỉ đủ lời (chứ không lời nhiều) ---> thì kết quả là giá sẽ do các hội thương lái đó qui định?

Trong cuộc đôi co về giá cả này, nếu ở 2 phía có hành vi làm xấu mối quan hệ:
Nông dân: hét giá lúc khan hiếm
Thương lái: ép giá lúc được mùa (dư thừa)

Thì ai sẽ kiểm soát việc này hay chỉ đơn giản là "loại ra không chơi với anh nữa"?

Về sâu xa vấn đề, cái "nhu cầu" của người tiêu thụ trong "phạm vi bán hàng của thương lái" là nguyên nhân quyết định đến giá bán mà thương lái qui định?

Mặt khác, nông dân hiện nay đang bị chặt 2 đầu là giá nguyên liệu đầu vào (phân bón, hạt giống, công lao động...) thì đang tăng lên, trong khi đầu ra thì phụ thuộc vào thương lái nên xét về hoàn cảnh thì họ khó xoay xở hơn thương lái nhiều.

Cùng là người bán nông sản, nhưng nông dân thì chỉ bán cho vài khách hàng (thương lái) trong khi thương lái thì có thể bán cho cả trăm khách hàng khác nhau (siêu thị, chợ, bán đại lý...). Chính vì vậy khả năng thương lượng của nông dân là kém hơn hẳn so với thương lái (chỉ trừ những hộ trồng hàng nông sản độc đáo thì may ra mới có lợi thế).

Liệu có một mô hình công ty nông nghiệp nào như vầy không?

5 hộ nông dân trồng cà chua (khâu sản xuất) + 1 anh thương lái (khâu kinh doanh) ---> thành 1 công ty qui củ rõ ràng, tương tự như các công ty sản xuất hàng tiêu dùng vậy?

Vài thắc mắc của em, rất mong các bác thảo luận thêm để làm sáng tỏ vấn đề.
 
xin được chia sẻ kiến thức:

chào các anh chị,
tình cờ tìm trên mạng thì em phát hiện chủ đề này với các bài viết rất ấn tượng, cả người hỏi và trả lời.
em là sinh viên dh ngân hàng, đang làm đồ án tốt nghiệp cũng liên quan đến nông sản, em xin được đóng góp một số ý kiến :
thứ nhất, về giá nông sản, mặ dù nói mọi hàng hóa đều có tính thị trường nhưng mọi trường hợp thì người nông dân luôn ở thế bị động và là thế yếu, vì giá thu mua của thương lái bao giờ cũng phải thỏa mãn điều kiện là thương lái có lời. ví dụ như giá cà phê thế giới tăng thì giá bán ra của các thương lái sẽ tăng, họ sẽ mua với giá tăng lên, vì họ cũng có đối thủ cạnh tranh, nhưng mức giá tăng đó vẫn đảm bảo họ có lời, thậm chí là tỉ lệ lợi nhuận trên mỗi kg sẽ tăng. còn khi mức giá cafe thế giới xuống thấp, thương lái cũng hạ thấp giá để đảm bảo họ cón lời, nếu như thấy không thể có lời thì thương lái chỉ chịu mua vào với một mức độ là để giữ mối thôi, và thương lái nào cũng vậy, cho nên nông dan phải chấp nhận bán rẻ hơn nữa, hoặc cất trữ nông sản do ko bán dc.
thứ hai, trên thực tế hiện nay, các thương lái trong vùng đều có liên kết chặt chẽ với nhau, họ chia sẻ giá cả với nhau hằng ngày, nên ít có trường hợp giá thu mua của các thương lái trong vùng chênh lệch nhau nhiều, và nếu như họ có liên kết chặt chẽ tới mức định ra một mức giá chung cho toàn thị trường thì sao?, nông dân phải gánh chịu hậu quả là điều dễ thấy. trong khi đó, người nông dân cũng liên kết với nhau, nhưng họ làm được gì, nông sản có thể bán hoặc không, nhưng tiền phân, giống, điện nước, xăng dầu vẫn phải trả.
thứ ba, sự quản lý hiện nay của nhà nước trong lĩnh vực này chưa thấy gì là tác dụng cả. giá cả lên xuống thì chỉ biết chia vui, chia buồn, thông báo này nọ... nhưng có tiêu diệt được hiện tượng độc quyền mua này đâu ! chỉ xét về mặt kinh tế thôi nhé, nước ta hoàn toàn là một nước tư bản chủ nghĩa, cá bé nuôi cá lớn là bình thường, những người có sức mạnh tài chính luôn ở thế trên.

em cũng có câu hỏi giống như anh Đức Tâm thế này,
sản phẩm em mới ra thị trường, em có lập thương hiệu, công ty đàng hoàng, nhưng công ty mới, thương hiệu mới thì định giá thế nào, định giá theo phuong pháp cạnh tranh thì chỉ đc trong thời gian đầu thôi, thời gian sau cũng phải tự định giá chứ, còn là nông sản khó có thể định giá theo chi phí sản xuất lắm, cụ thể là sản phẩm của em là con giun quế, thị trường tiêu thụ mục tiêu là nghành thủy sản
 
Hi Bạn Tanduc,

Trước hết xin gớp ý một chút về câu hỏi "ai quyết định giá nông sản"

Đối với các loại hàng hoá thông thường (không phải hàng độc quyền) thì giá cả hoàn toàn do thị trường quyết định, cụ thể là do hai yếu tố cung cầu (đây là quy luật kinh tế cơ bản nhất) chứ không do thương lái quyết định.

Thương lái chỉ là một thành phần trong hệ thống trung gian phân phối, càng qua nhiều khâu trung gian thì giá thành sản phẩm trước khi đến với người tiêu dùng sẽ càng cao.

Kinh doanh mặt hàng nông sản không giống như kinh doanh hàng công nghiệp, vì hàng nông sản rất nhanh hỏng nêu không tiêu thụ kịp.

Một mặt hàng (ví dụ như cà chua chẳn hạng) sẽ có giá khác nhau tại các sạp (bán lẻ ở chợ) khác nhau và cũng có giá khác nhau tại các thời điểm trong ngày.

Thuở nhỏ mình thường có dịp theo mẹ đi bán nông sản (cam, quýt, bưởi, ...) ở chợ quê (có thể gọi là chợ sĩ vì đây là nơi giao dịch mua bán nông sản giữa nông dân và thương lái) mình thường hay có thắc mắc như bạn "ai quyết định giá nông sản"

Vì ở Chợ này không có một giá thống nhất (giá thường dao động trong 1 khoảng nhất định) cho cùng một loại nông sản, tất cả điều dựa trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán" người bán và người mua trả giá và kỳ kèo với cho đến khi vừa ý. Cùng một loại nông sản, người này bán giá khác, người kia lại bán giá khác, giá buổi sáng khác giá buổi trưa và buổi chiều.

Vì dựa trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán" nên người mua (thương lái) có lợi hơn người bán (nông dân) vì thương lái có nhiều mánh lới hơn
 
Cảm ơn ý kiến của bạn rauquamientay va bùi thái lực đã làm sáng tỏ vấn đề hơn một bước nữa.

Nguyên tắc "Thuận mua-vừa bán" là cốt lõi trong quan hệ cung cầu, khi 2 đường cung và cầu giao nhau ở 1 điểm. Ông bà ta hồi xưa quả là có đầu óc kinh tế rất sắc sảo mới ra được 1 câu thành ngữ như vậy.

Vấn đề thương lái thật ra là rất quan trọng, vì đó là một hệ thống mạch máu vận chuyển hàng hoá. Nếu bị tắc nghẽn thì chắc chắn sẽ có tai hoạ cho cả 2 phía cung và cầu.

Nghĩa là, mình không phủ nhận giá trị ích lợi của hệ thống vận chuyển. Nhưng mình muốn biết là liệu có cách nào giảm xuống mức tối đa các nấc trung gian từ nhà nông đến tay người tiêu dùng?

Các bạn có biết ở nước ngoài, thương lái người ta làm ăn ra sao không? Ở đó thì chợ đầu mối hay siêu thị thì có quyền lực điều tiết hoạt động của thương lái không?

Đó là vấn đề thứ nhất, còn vấn đề tự định giá cho nông sản của mình thì tôi thấy có nhiều điểm nhập nhằng lắm:

Vd: do cà chua của tôi là trồng theo phương pháp hữu cơ, quá cực đi nên tôi thấy nếu bán với giá 8000 VND/kg thì tôi thoả mãn với công sức tôi bỏ ra hơn là bán 6000 VND/kg theo giá cà chua thông thường. Tuy nhiên khi tôi bán cho thương lái thì họ sẽ ép giá xuống còn 6000 VND (nhưng tôi biết họ sẽ phân loại cà chua xịn của tôi ra để bán với giá cao hơn cho các siêu thị chẳng hạn...).

Như vậy, cho dù tôi có chứng chỉ G.A.P đi, thì liệu cái chứng chỉ đó có giúp tôi có quyền lực hơn trong việc giữ giá cao để bán cho thương lái không? Và nếu anh thương lái này ko chịu thì tôi phải làm sao để bán cà chua chất lượng cao đó cho thị trường?

Bài toán này không mới. Mâu thuẫn này cũng chẳng xa lạ gì. Nhưng vấn đề là nỗi nhọc nhằn của nhà vườn hiện đang tích tụ ở mức cao chưa từng có. Thiết nghĩ chúng ta đều là những kẻ sĩ, đứng ở hàng có trình độ cao, thì cũng nên có giải pháp gì đó để tháo gỡ cho nông dân, khi mà nhà nước hiện cũng đang loay hoay gỡ bài toán này ra.

Đôi lời chia sẻ với quý anh chị.
 

Cảm ơn ý kiến của bạn rauquamientay va bùi thái lực đã làm sáng tỏ vấn đề hơn một bước nữa.

Nguyên tắc "Thuận mua-vừa bán" là cốt lõi trong quan hệ cung cầu, khi 2 đường cung và cầu giao nhau ở 1 điểm. Ông bà ta hồi xưa quả là có đầu óc kinh tế rất sắc sảo mới ra được 1 câu thành ngữ như vậy.

Vấn đề thương lái thật ra là rất quan trọng, vì đó là một hệ thống mạch máu vận chuyển hàng hoá. Nếu bị tắc nghẽn thì chắc chắn sẽ có tai hoạ cho cả 2 phía cung và cầu.

Nghĩa là, mình không phủ nhận giá trị ích lợi của hệ thống vận chuyển. Nhưng mình muốn biết là liệu có cách nào giảm xuống mức tối đa các nấc trung gian từ nhà nông đến tay người tiêu dùng?

Các bạn có biết ở nước ngoài, thương lái người ta làm ăn ra sao không? Ở đó thì chợ đầu mối hay siêu thị thì có quyền lực điều tiết hoạt động của thương lái không?

Đó là vấn đề thứ nhất, còn vấn đề tự định giá cho nông sản của mình thì tôi thấy có nhiều điểm nhập nhằng lắm:

Vd: do cà chua của tôi là trồng theo phương pháp hữu cơ, quá cực đi nên tôi thấy nếu bán với giá 8000 VND/kg thì tôi thoả mãn với công sức tôi bỏ ra hơn là bán 6000 VND/kg theo giá cà chua thông thường. Tuy nhiên khi tôi bán cho thương lái thì họ sẽ ép giá xuống còn 6000 VND (nhưng tôi biết họ sẽ phân loại cà chua xịn của tôi ra để bán với giá cao hơn cho các siêu thị chẳng hạn...).

Như vậy, cho dù tôi có chứng chỉ G.A.P đi, thì liệu cái chứng chỉ đó có giúp tôi có quyền lực hơn trong việc giữ giá cao để bán cho thương lái không? Và nếu anh thương lái này ko chịu thì tôi phải làm sao để bán cà chua chất lượng cao đó cho thị trường?

Bài toán này không mới. Mâu thuẫn này cũng chẳng xa lạ gì. Nhưng vấn đề là nỗi nhọc nhằn của nhà vườn hiện đang tích tụ ở mức cao chưa từng có. Thiết nghĩ chúng ta đều là những kẻ sĩ, đứng ở hàng có trình độ cao, thì cũng nên có giải pháp gì đó để tháo gỡ cho nông dân, khi mà nhà nước hiện cũng đang loay hoay gỡ bài toán này ra.

Đôi lời chia sẻ với quý anh chị.

Mình thấy vấn đề chính của Bạn là bạn đang băn khoăn, liệu trồng cà chua sạch (hay theo hướng GAP) thì có thể bán được giá cao hay không, có lời và có hiệu quả hay không.

Hiện nay thị trường Việt Nam chưa quan lắm đến vấn đề này, phần lớn các mô hình sản xuất sạch (hoặc theo hướng GAP) hiên nay đều làm theo hướng xuất khẩu là chính chứ chưa thể tiêu thụ nội địa được vì giá cao.

Hiện tại Thị trường nội địa đang lạm dụng chữ "sạch", ai cũng có thể bảo rau mình sản xuất ra là an toàn, là sạch cả vì chưa có tổ chức có uy tín chứng nhận.

Bạn vào siêu thị sẽ rất dễ thấy các sản phẩm rau sạch được bày bán trên quầy trong bao bì đẹp, tuy nhiên chữ sạch này còn phải kiểm chứng lại.

Bạn nên cân nhắc về đâu ra của sản phẩm cà chua sạch của bạn trước khi đầu tư, nếu đầu ra không chắc chắc, không ổn định thì không nên mạo hiểm
 
Cám ơn bạn rauquamientay đã chỉ đúng huyệt của mình, mà thật ra cái này cũng là của vô số nông dân đang làm theo tiêu chuẩn organic hay GAP. Vì thật ra những cái đó chỉ là đảm bảo qui trình sản xuất là ra hàng chất lượng chứ nó không đảm bảo là hàng có bán được giá cao hay không.

Thử hỏi một ông nông dân làm hì hục theo hướng sản xuất rau sạch mà giá bán ra như rau bình thường thì hà cớ gì ổng bỏ công ra làm cho cực.

Nếu chúng ta tháo gỡ vướng mắc về giá hay có một triết lý, phương pháp luận nào đó để nông dân bán được giá cao ở ngay tại thị trường nội địa này thì chắc chắn bài toán thúc đẩy nông nghiệp sạch VN đã được giải quyết 80-90%.

Vấn đề xuất khẩu thật ra nó nhiêu khê lắm chứ không đơn giản, nhất là thời gian bảo quản của rau quả tươi rất ngắn nên khó lòng mà đem xuất khẩu về lâu dài được.

Tại sao thị trường rau củ quả VN bị hàng Trung Quốc dội về, chúng ta lại không tìm cách đẩy rau củ quả sạch của VN chiếm lĩnh thị trường nội địa?

Chữ sạch hiện tại bị lạm dụng quá nhiều, đến nỗi mình mua rau sạch trong siêu thị mà đem ra rửa thì thấy dơ kinh hồn, chưa kể ăn rau còn có cảm giác ghê ghê nữa. Nói không phải ác chứ lỡ họ đem trà trộn rau dơ vào rau sạch thì đố ai mà biết được.

Mình đã suy nghĩ nhiều, và cái mâu thuẫn vật lý chính là về giá cả - đầu ra cho nông sản sạch. Thử hỏi nếu 90% nông dân đều trồng theo phương pháp an toàn, có đầu ra thu mua ở giá hợp lý thì người tiêu dùng không thể nào bị mua nhầm rau bẩn như hiện nay.

Những nông dân mình làm việc họ có cùng cái bức xúc như vậy, họ hoàn toàn muốn chuyển qua phương pháp truyền thống, an toàn, ít hoá chất nhưng cái nhiêu khê trong việc chứng nhận chất lượng GAP gì đó và cái đầu ra cho sản phẩm thì lại bấp bệnh ==> ngựa quen đường cũ ==> người tiêu dùng lãnh đủ.

Bài toán khó quá, nghĩ mãi không ra nên mới nhờ các think tank nghĩ hộ.
 
Dạ, em đã đọc bài viết của anh Dũng và anh anhmytran. Em rất cám ơn kinh nghiệm và kiến thức của các anh trong lĩnh vực nông sản.

Em có một số suy nghĩ sau muốn chia sẻ thêm:

Về bản chất thì:
+ Thương lái: có xe, có kho bảo quản, có đầu ra
+ Nông dân: có nông sản

Như vậy, em muốn tìm hiểu về mặt nguyên tắc quản lý và định hướng giá cả trên góc độ như sau:

TH1: Giả sử nếu xét trong 1 vùng nông thôn, các nông dân trồng những món giống nhau (vd: cà chua) liên kết lại với nhau để định giá cà phê theo giá mà họ thấy thương lái chỉ đủ lời (chứ ko lời nhiều) ---> thì kết quả là giá sẽ do các hội nông dân đó qui định?

TH2: Tương tự, nếu thương lái ở vùng đó liên kết với nhau để cùng thu mua một sản phẩm (vd: cà chua) với cùng 1 giá mà họ thấy là nông dân chỉ đủ lời (chứ không lời nhiều) ---> thì kết quả là giá sẽ do các hội thương lái đó qui định?

Trong cuộc đôi co về giá cả này, nếu ở 2 phía có hành vi làm xấu mối quan hệ:
Nông dân: hét giá lúc khan hiếm
Thương lái: ép giá lúc được mùa (dư thừa)

Thì ai sẽ kiểm soát việc này hay chỉ đơn giản là "loại ra không chơi với anh nữa"?

Về sâu xa vấn đề, cái "nhu cầu" của người tiêu thụ trong "phạm vi bán hàng của thương lái" là nguyên nhân quyết định đến giá bán mà thương lái qui định?

Mặt khác, nông dân hiện nay đang bị chặt 2 đầu là giá nguyên liệu đầu vào (phân bón, hạt giống, công lao động...) thì đang tăng lên, trong khi đầu ra thì phụ thuộc vào thương lái nên xét về hoàn cảnh thì họ khó xoay xở hơn thương lái nhiều.

Cùng là người bán nông sản, nhưng nông dân thì chỉ bán cho vài khách hàng (thương lái) trong khi thương lái thì có thể bán cho cả trăm khách hàng khác nhau (siêu thị, chợ, bán đại lý...). Chính vì vậy khả năng thương lượng của nông dân là kém hơn hẳn so với thương lái (chỉ trừ những hộ trồng hàng nông sản độc đáo thì may ra mới có lợi thế).

Liệu có một mô hình công ty nông nghiệp nào như vầy không?

5 hộ nông dân trồng cà chua (khâu sản xuất) + 1 anh thương lái (khâu kinh doanh) ---> thành 1 công ty qui củ rõ ràng, tương tự như các công ty sản xuất hàng tiêu dùng vậy?

Vài thắc mắc của em, rất mong các bác thảo luận thêm để làm sáng tỏ vấn đề.

Bạn nói rất đúng.
Ai cũng vì lợi ích cá nhân của mình hết, nên họ tìm mọi cách để làm sao cho lợi ích ấy được lớn nhất. Vậy ở đây để đạt được mục đích của từng cá nhân và hài hòa với lợi ích chung, thì cần lập thành Hợp tác xã kiểu mới. Tức là trong mô hình HTX này có những người sản xuất và thương lái, họ phải hoạt động theo nguyên tắc chung là lợi ích chia đôi. Người nông dân có trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, để tạo ra sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Thương lái là người phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ tốt nhất, nhằm măng về lợi nhuận ổn định và cao nhất có thể. Sau đó có thể dựa vào kết quả hoạt động của từng thành phần (nông dân và thương lái) để có thể phân chia lợi nhuận cho từng cá nhân theo nguyên tắc chung. Nguyên tắc chia đôi ở đây không có nghĩa là cứ đem chia đồng cho tất cả thành viên trong HTX, mà chia theo kết quả đạt được trong suốt quá trình dẫn đến lợi nhuận.
Mình cũng đang trăn trở về vấn đề này, có vài ý kiến trên mong được chia sẽ và góp ý của ACE trên diễn đàn. Nhằm tìm ra một hướng tổ chức thương mại nhỏ giúp nông dân bớt lận đận trong việc tìm kiếm đầu ra cho SP.
 
Tôi xin kể nông nghiệp và thương nghiệp ở Mỹ gần nhà tôi để tham khảo,
mặc dù chẳng giống chút nào với tình hình ViệtNam.
*
Nhà Vườn: có rất nhiều nhà vườn khác nhau, trong đó mạnh nhất là nhà
vườn California người Mỹ, và nhỏ bé yếu đuối nhất là nhà vườn người Việt,
người Ấn độ, người Thái lan, người China. Nhà vườn người Mỹ có biết đối
thủ cạnh tranh người các dân tộc khác, trồng các cây nhiệt đới, bán giá
cao, nhưng họ không cạnh tranh trồng những thứ này . Lý do: họ chỉ trồng
hàng trăm hécta, mỗi lần thu hoạch vài hecta, chứ không trồng mỗi lần thu
hoạch chỉ vài chục hay vài trăm ký rau.
*
Nhà Buôn: thành phố tôi có 4-5 nhà buôn lớn, nhưng họ vừa mua tận gốc,
và bán tận ngọn, tức là họ có siêu thị, chứ họ không bán lại cho người
bán lẻ . Nói một cách khác, người bán rau chính là người buôn, mua rau
từ vườn rồi chở về tận chợ bán. Còn có mấy nhà buôn nhỏ, người Tàu ở
New York city, mua rau của các nhà vườn nhỏ rải rác miền Nam nước Mỹ,
rồi chở đến bán cất cho các tiệm Việt, Thái, Ấn, Korean, những rau trái
nhiệt đới . Một số nhập khẩu từ châu Á, như Sầu riêng Thái, Dứa China.
Họ buôn chủ yếu đồ hộp châu Á, và cả các loại cá mắm miền nam Việtnam
nữa. Nói chung, các nhà buôn nhỏ không thể cạnh tranh lại với nhà buôn
lớn được . Nhà buôn lớn không muốn cướp cơm của nhà buôn nhỏ, vì các
mánh đó nhỏ bé, họ chưa có quan hệ . Có thể trong tương lai xa, họ có
thể tranh mất mánh của nhà buôn nhỏ ở những rau trái nhiệt đới.
*
Trong một chợ, rau trái có nhãn "organic" thì bán giá cao hơn, nhưng
không cao hơn mấy, vì người ăn không cho cái Organic là gớm, và rau
trái thường ăn cũng rất tốt rồi. Ăn vào miệng không thấy sự khác biệt.
*
Trong thành phố, các siêu thị cũng cạnh tranh nhau, đua nhau hạ giá
xuống, dẫn đến bão hoà . Tiệm nào gần đường sá đi lại thì đông khách
hơn . Tiệm nào rau trái tươi hơn thì giá nhỉnh hơn một chút . Nói
chung, tiệm càng lớn thì giá càng mềm, và ngon, tươi hơn tiệm nhỏ lẻ .
Đương nhiên tiệm lớn thì từ giám đốc xuốn nhân viên bán hàng đều là
người làm công cả, mức lương khác nhau . Tiệm nhỏ thì giám đốc kiêm
chủ tiệm, kiêm bán hàng, và quét rác luôn . Lương tiệm nhỏ thì cao
hơn lương bán hàng ở tiệm lớn, nhưng thấp hơn giám đốc tiệm lớn.
*
Nhà vườn thì trồng cấy theo đề nghị và thoả thuận của người bán. Ví
dụ rau Giấp Cá mùa hè thì chỉ nên trồng cấy cầm chừng, vì không bán
được, nhưng mùa đông thì giá bán lẻ tới 6 đôla 1 pound, tức là 12 đô
la 1 ký. Cà Chua thì mùa hè trồng cầm chừng, bán 1 đô 1 pound, còn
mùa đông thì trồng nhiều, vì người trồng được cà chua mùa hè cũng phải
mua vào mùa đông, vì có tuyết, chẳng cây nào trông được. Giá cà chua
mùa đông lên gấp đôi, chứ cũng chẳng lên nhiều . Còn Xà lách (tiếng Mỹ
là Letus) thì lúc nào cũng như nhau quanh năm, vì người thường dù có
trồng xà lách, cũng không to, đẹp, ngon như nhà vườn Mỹ. Rau Cải làm
dưa bán ở chợ Việt, do người Việt trồng, lúc nào cũng bán 1 giá như
nhau . Trồng nhiều quá thì ế, mà trồng ít thì mất một mối hàng, nên
lúc nào cũng ra một sản lượng đều đều . Khi nào bất chợt ế hàng, thì
bớt đi mấy chục xu, cũng phù hợp, vì lúc ấy rau cải xuống mã (dài ngồng,
bạc nhạt màu, lá già bị cắt bớt) . Khi nào người mua đều, thì rau cải
làm dưa đẹp mã hơn, tăng thêm 2-3 chục xu nữa.
*
Vấn đề hợp tác nhà làm vườn để đấu tranh với nhà buôn cũng không phải
là kế sách hay . Nhà buôn cũng phải cạnh tranh với nhau chứ họ không
thể hợp tác được, vì điều kiện từng người nhỏ lẻ không tiện hợp tác .
Nếu có thể, thì nhà vườn hợp tác rồi đứng ra buôn bán, góp thêm 1 chân
vào hàng ngũ những nhà buôn, chứ cũng khó thay đổi được giá cả. Người
ăn có thể chuyển không ăn cà chua mà sang ăn rau muống. Ngày xưa tôi ở
Hưng Yên, vùng cà chua rẻ hết chỗ rẻ hơn, mà cũng ít ăn cà chua lắm,
lại ăn rau muống hơn . Vườn nhà tôi trồng rau muống, chứ không trồng cà
chua, vì nó rẻ quá.
*
 


Back
Top