Ăn lá lốt trị được bệnh gút?

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
SGTT.VN - Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã chỉ nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu” này. Một số thuốc đông y điều trị bệnh gút cũng đã đưa vào quảng cáo thông tin có tinh chất lá lốt, như một thành phần nổi trội của thuốc. Có hay không công dụng này của lá lốt?
ImageHandler.ashx

Loại rau ăn “kiêm” vị thuốc


Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi tay, chân... Ảnh: Hồng Thái
Cây lốt, còn gọi tất bát, có tên khoa học Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước để lấy lá làm gia vị, ăn sống như các loại rau, hoặc làm thuốc. Lá lốt có hình tim, năm gân chính toả ra từ cuống lá. Một số cách chế biến món ăn với lá lốt được ưa thích: luộc chấm nước mắm tỏi, gừng; xào với thịt bò, thịt heo, các loại hải sản; xắt sợi như cọng chỉ, nặn chanh vào ăn sống; nấu canh với các loại nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc, hến… Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già có thể ăn được nhiều cơm, đồng thời chống đỡ được một số bệnh tật.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá và thân cây lốt chứa các chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cũng có chứa tinh dầu nhưng thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu... Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Người bệnh gút có thể dùng lá lốt

Hai bài thuốc với lá lốt

Đau nhức xương khớp: lấy 5 – 10g lá lốt phơi khô, sắc hai bát nước còn nửa bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối, trong vòng mười ngày.

Ra nhiều mồ hôi tay, chân: lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo, cho vào nồi cùng một lít nước, đun sôi khoảng ba phút. Khi sôi cho thêm ít muối, để ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

Mặc dù lá lốt có nhiều công dụng trong y học cổ truyền nhưng cho đến nay chưa thấy có y thư cổ nào đề cập đến việc dùng lá lốt để trị liệu thống phong – chứng bệnh mà y học hiện đại gọi là bệnh gút. Trên thực tiễn lâm sàng ở các bệnh viện y học cổ truyền, cũng chưa thấy công trình nghiên cứu nào khảo sát và chứng minh công dụng này. Các thông tin mà nhiều người cho rằng nhờ ăn lá lốt đã có người khỏi bệnh gút hoặc bớt đau nhức do bệnh gút gây ra có thể chỉ là kinh nghiệm đơn lẻ ở một địa phương hoặc của một số bệnh nhân nào đó. Đây cũng là vấn đề gợi mở lý thú để các nhà y học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh khả năng phòng chống bệnh gút của loại cây dân dã này. Xét về tính hợp lý trong điều trị, với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt, dùng lá lốt để hỗ trợ trị liệu bệnh gút cũng có thể chấp nhận được. Đến nay cũng chưa thấy có báo cáo nào ghi nhận những tác hại nguy hiểm của những bài thuốc dân gian có dùng lá lốt.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều, nguyên tắc điều trị với bệnh gút là phải dùng thuốc để trung hoà, giảm tổng hợp axít uric trong cơ thể. Quá trình điều trị chỉ kiểm soát được bệnh chứ không chữa khỏi bệnh. Nhiều người bệnh không hiểu điều này, cứ nghĩ phải có một loại thuốc nào đó chữa khỏi hẳn và nôn nóng đi tìm. Nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo chữa được bệnh gút thực chất chỉ giúp bệnh nhân giảm cơn đau trước mắt chứ bệnh vẫn còn đó và vào một ngày đẹp trời nào đó, cơn đau có thể quay lại.

Chỉ nên ăn tối đa 100g lá lốt mỗi ngày

Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều. Lạm dụng, thuốc bổ cũng thành độc. Vì vậy mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Lưu ý, những người đang bị vị nhiệt táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người...) không nên dùng lá lốt.

THS.BS VÕ THỊ THU
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐÔNG Y,
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
 


Ông bà ta từ xưa đã rất có ý nghĩa khi truyền lại cho chúng ta những món ăn vị thuốc như bò lá lốt chẳn hạn.
Bò giàu đạm và tính lạnh cuốn nướng với lá lốt ...quả là hợp lý.
Và còn rất nhiều món ăn khác củng là sự kết hợp "có ý nghĩa" của các thành phần với nhau.!!!
 
ăn lá lốt trị bệnh Gút . Nhưng ăn lá lốt như món rau thôi nghen các bác. CHứ lá lốt mà nướng với bò thì sẽ ... very " Gútttt " đó nghen hihihi
 
ăn lá lốt trị bệnh Gút . Nhưng ăn lá lốt như món rau thôi nghen các bác. CHứ lá lốt mà nướng với bò thì sẽ ... very " Gútttt " đó nghen hihihi

đúng quá !thịt bò mà nướng lá lốt thì quá ngon rồi,làm thêm món gan bò cuốn lá lốt mà nướng thì "gúttt"luôn.
và thêm một điều thú vị khi lá lốt mà ăn sống với những món khác nó có mùi "trầu"có nhiều người không ăn được nhưng nếu ăn với bánh xèo hay bánh "khọt" thì...đã lắm,không còn mùi "trầu" nữa !
 
Lâu lắm mới thấy nhà thuốc NAM đăng 1 bài, rất hay và rất ý nghĩa.
Anh vĩnh ơi lá lốt mà cuốn nướng với thịt bò, ăn vào nhậu bò la bò lết luôn đó nha. Quá ngon, quá tuyệt chiêu luôn......
 
Anh Vũ thì lúc nào cũng nghĩ hông àh nhe!:wub:
 

Lâu quá mới em gái của anh vào đây . Lá lốt nướng với thịt bò , ăn thì phải nhậu chứ sao em. Vừa ngon vừa bổ vừa trị bệnh thế thì còn gì bằng
 
Những thức ăn cần tránh trong bị bệnh gút


Bệnh gút được xếp vào bệnh của thời đại văn minh. Nó thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là sự báo hiệu nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thận. Bệnh gút có thể diễn biến tốt nếu dùng đúng các thuốc điều trị và tuân thủ chế độ ăn hợp lý.

Không ăn thức ăn nhiều purin trong giai đoạn tiến triển: Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gút là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.

Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gút hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê… Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.

Không quên uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

Không uống các thuốc làm tăng acid uric máu: Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.
Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật.
 
Last edited by a moderator:
Lá lốt làm trả ốc , nhất là ốc sên , ốc nhồi, ốc bươu, ốc bươu vàng thì chỉ lấy cái miệng của nó,
Công thức lá lốt + thịt ba chỉ + ốc làm sạch băm nhỏ gia vị và nguyên liệu phụ vừa đủ cho hợp khẩu vị cuốn với lá lốt nướng hoặc rán. rất tốt cho xương khớp , khô khớp. bồi bổ dinh dưỡng và canxi với trẻ còi xương chậm lớn nên ăn vào buổi trưa.
 
Theo mình thì lát lốt có tính kiềm (giống với lá trầu không các cụ vẫn ăn trầu). Tính kiềm của lá lốt có thể làm trung hòa bớt nồng độ axit uric trong máu dẫn tới có thể làm thuyên giảm bớt phần nào các triệu chứng của bệnh Gout
 


Back
Top