Nhiều người cho rằng ốc sên rất bẩn và độc, vậy thực tế loài sinh vật này có tác dụng gì?
Vị thuốc cổ
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.
Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.
Kết quả nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm từng chỉ ra trong nước ốc sên thủy phân có 0,48 % nito toàn phần, 0,112% nito amin và những axit amin như leuxin, alamin, valin, axit aspactic, axit glutamic.
Đặc biệt, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P.
Theo giáo sư Lợi, con người có thể dùng ốc sên nấu ăn và chữa các bệnh như hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp. Mỗi đợt trị bệnh nên ăn liền trong 7-10 ngày.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên helix pomatia chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Cũng theo các tài liệu cổ, từ năm 1961, nhân dân một số vùng như Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đã bắt đầu dùng ốc sên làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ở Pháp, ốc sên cũng được dùng như một món ăn quý có tác dụng chữa bệnh phổi.
Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên
Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh. Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.
PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Bệnh bao gồm các biến chứng như nhức đầu dữ dội, nôn, sốt, cứng gáy, liệt chi, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật...
Bài thuốc bồi bổ cơ thể với ốc sên
Thành phần: Thịt ốc sên (2 kg), natri bicabonat (25 g), axit benzoic (5 g), đậu nành/hoài sơn (1,2 kg), đường kính (1,5 kg), mentol (0,06 g).
Cách làm:
- Đập bỏ vỏ, chỉ lấy phần lưỡi bỏ hết ruột.
- Mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản. Sau đó, dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt.
- Cho thịt ốc sên vào natri bicabonat hấp nhừ, thái và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic (có tác dụng bảo quản) và đường, nấu kỹ.
- Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn, trộn với thịt ốc sên đã nấu.
- Dùng dầu parafin để viên thuốc, mỗi viên 4 g. Sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C tới khô. Sau đó bỏ thuốc vào lọ chống ẩm.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từ năm 1968 đã đặt tên thuốc này là BOS (bổ ốc sên). Đây là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não, mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày, dùng 4 viên/ngày, trước khi ăn, rất hiệu quả.
Hà Quyên
Theo mình bài viết thể hiện quan điểm rất khách quan, không như những nhà báo không biết gì, mới thấy qua rồi viết lung tung. Ở vùng quê vẫn ăn rất bình thường, hơn nữa bất cứ con gì còn sống cũng đều mang trong mình 1 số loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại do đó ko nên ăn tái hay sống bất cứ con gì. Trong thời buổi nguồn nước sông, nước biển ngày càng ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp xả thải nguồn nước không đạt chất lượng làm cho sinh vật cũng nhiễm độc và ảnh hưởng đến môi trường, nghề nuôi trồng thì những thực phẩm trên cạn ta cần phải xem xét lại vì đây là một trong những nguồn thực phẩm sạch và an toàn mà trước đây cha ông ta vẫn sử dụng như một món ăn gia đình.
Vị thuốc cổ
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.
Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.
Kết quả nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm từng chỉ ra trong nước ốc sên thủy phân có 0,48 % nito toàn phần, 0,112% nito amin và những axit amin như leuxin, alamin, valin, axit aspactic, axit glutamic.
Đặc biệt, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P.
Theo giáo sư Lợi, con người có thể dùng ốc sên nấu ăn và chữa các bệnh như hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp. Mỗi đợt trị bệnh nên ăn liền trong 7-10 ngày.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên helix pomatia chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Cũng theo các tài liệu cổ, từ năm 1961, nhân dân một số vùng như Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đã bắt đầu dùng ốc sên làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ở Pháp, ốc sên cũng được dùng như một món ăn quý có tác dụng chữa bệnh phổi.
Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên
Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh. Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.
PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Bệnh bao gồm các biến chứng như nhức đầu dữ dội, nôn, sốt, cứng gáy, liệt chi, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật...
Bài thuốc bồi bổ cơ thể với ốc sên
Thành phần: Thịt ốc sên (2 kg), natri bicabonat (25 g), axit benzoic (5 g), đậu nành/hoài sơn (1,2 kg), đường kính (1,5 kg), mentol (0,06 g).
Cách làm:
- Đập bỏ vỏ, chỉ lấy phần lưỡi bỏ hết ruột.
- Mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản. Sau đó, dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt.
- Cho thịt ốc sên vào natri bicabonat hấp nhừ, thái và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic (có tác dụng bảo quản) và đường, nấu kỹ.
- Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn, trộn với thịt ốc sên đã nấu.
- Dùng dầu parafin để viên thuốc, mỗi viên 4 g. Sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C tới khô. Sau đó bỏ thuốc vào lọ chống ẩm.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từ năm 1968 đã đặt tên thuốc này là BOS (bổ ốc sên). Đây là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não, mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày, dùng 4 viên/ngày, trước khi ăn, rất hiệu quả.
Hà Quyên
Theo mình bài viết thể hiện quan điểm rất khách quan, không như những nhà báo không biết gì, mới thấy qua rồi viết lung tung. Ở vùng quê vẫn ăn rất bình thường, hơn nữa bất cứ con gì còn sống cũng đều mang trong mình 1 số loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại do đó ko nên ăn tái hay sống bất cứ con gì. Trong thời buổi nguồn nước sông, nước biển ngày càng ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp xả thải nguồn nước không đạt chất lượng làm cho sinh vật cũng nhiễm độc và ảnh hưởng đến môi trường, nghề nuôi trồng thì những thực phẩm trên cạn ta cần phải xem xét lại vì đây là một trong những nguồn thực phẩm sạch và an toàn mà trước đây cha ông ta vẫn sử dụng như một món ăn gia đình.