"Bà hoàng" cá chình

  • Thread starter tamlua_mientren
  • Ngày gửi
"Bà hoàng" cá chình

[24 - Nov - 2010 ::: khucthuydu]



Chị Võ Thị Thu Nga, chủ một trang trại nuôi cá chình lớn nhất huyện Củ Chi, TPHCM, tuy chỉ tự nhận mình “học lóm”, nhưng thật ra chị giàu lên là nhờ vào mô hình này.


<!-- </table> </div></div></div></div></div></div>-->

[http://agriviet.com]



Sinh ra ở Cà Mau, mới 14 tuổi, đã một buổi đi làm, một buổi đi học. Xin làm phụ việc trong một gia đình trí thức, nhưng không hiểu sao bà chủ nhà là một bác sĩ lại bắt bà đứng bán ở quầy thuốc kiêm luôn giữ “két bạc”. “Đó là bước đầu tiên cho hành trình kinh doanh sau này. Sau mỗi lần rầy la hay cốc đầu tôi là bà BS ấy khuyên dạy rất chân tình. Nhờ thế, khi bước vào tuổi thiếu nữ, so những cô gái cùng lứa còn mơ mộng thì tôi đã có phần nào chín chắn hơn nhiều” - chị nói.



Sau này, năm 2001 khi trở thành nhà DN, chị ký hợp đồng mua gỗ với một Cty XNK ở Bến Tre. Khi ký kết, họ trưng ra giấy phép chỉ tiêu khai thác gỗ với đầy đủ chữ ký và con dấu của các cơ quan chức năng. Chuyến gỗ đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng chuyến thứ hai bị bắt giữ toàn bộ. Lúc đó, chị mới biết chỉ tiêu khai thác đó dành cho lực lượng thanh niên xung phong chứ không phải của công ty đó. Không dính vào vòng lao lý nhưng số tiền trả trước cho hợp đồng này bị mất trắng.



Thất bại lần đó, thấy làm nghề mua bán dịch vụ không phù hợp với bản thân, chị chuyển sang SXNN cho chắc ăn, bỏ tiền mua 12.000m2 đất phèn ở xã Trung An nhưng làm gì trên mảnh đất này cho sinh lợi thì lúc đó chị cũng lúng túng chưa nghĩ tới. May thay, chị gặp một cán bộ nông nghiệp của TP.HCM, ông này đã gợi ý nên nuôi cá chình. Năm đó là 2006. Chẳng bao lâu sau đó chị nổi tiếng là “bà hoàng cá chình".



Nghe chị kể mà mê, 1 con cá chình giống mua có 15.000 đ thì chỉ sau 2 năm, chúng đạt trọng lượng 1 kg bán giá lên tới 450-500 ngàn, trong khi đó 1 kg cá thành phẩm chỉ tiêu tốn có 12-15 kg thức ăn. Nguồn thức ăn lại do gia đình tự tạo, lấy từ phân bò sữa, giun đất... nên chi phí không đáng kể. Sản phẩm làm ra bán “1 vốn 10 lời” mà không có hàng để bán. Ban đầu, chị thả có 30.000 con, cứ 2 năm là thu hoạch 1 đợt, sau đó thả tiếp con giống, đến nay chị thu được 4 đợt, lãi ròng trên 4 tỷ đồng!



Tuy nhiên, không phải ai cũng nuôi được, cũng có nhiều người đến đây tìm hiểu mô hình, sau đó về nuôi bị thất bại. Theo chị Nga, không phải có vốn nhiều là nuôi được cá chình. Cái khó nhất là khâu kiểm soát nước trong ao phải thường xuyên, luôn theo dõi biến động của cá để xử lý kịp thời. Có thời điểm chị mất ăn, mất ngủ vì mỗi lần thời tiết thay đổi là cá chình nổi đầu, sau đó bệnh và chết hàng loạt mà không rõ lý do.



Bỏ gần trăm triệu đồng mua cá giống về thả, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, chúng chết quá nửa, chị nghĩ cá chết có thể do nguồn nước ô nhiễm. Thế là chị tìm sách kỹ thuật, tìm hỏi các chuyên gia thuỷ hải sản về cách nuôi cá chình. Rồi đích thân chị tự làm thí nghiệm bằng cách cho xây ba hồ xi măng, thả cá giống vào nuôi trong môi trường nước, thức ăn khác nhau, từ đó quan sát, ghi chép kỹ lưỡng từng giai đoạn phát triển của cá chình. Sau nhiều lần nghiên cứu, chị phát hiện nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy. Vì lẽ đó, mỗi lần thấy cá chình nổi đầu là chị lập tức tạo khí oxy “nhân tạo” bằng cách bơm nước từ trên trời cho rớt xuống mặt nước.



Từ đó, chị rút ra bài học, nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi cá chình là mặt nước phải lạnh, khoảng 10 độ, còn phía dưới cần ấm 30 độ, theo đó chiều sâu của ao tốt nhất từ 1,5-2 mét. Nuôi cá chình mà gặp nước trong ao xử lý không tốt thì nó cũng chết hàng loạt cũng như con tôm sú. Nhất là con cá giống mới thả có tỉ lệ hao hụt rất cao, lên tới 20%.



“Hiện nay, còn quá ít người nuôi cá chình nhất là bà con nông dân, trong khi khả năng tiêu thụ rất lớn, do con giống rất khan hiếm. Nếu Sở NN-PTNT TP.HCM có cách sản xuất con giống cá chình thì tôi tin rằng sẽ góp phần giúp nông dân làm giàu”.

Bao Nong Nghiep Viet Nam
Không biết người làm Thuỷ Sản có học hỏi được gì từ bài viết nầy ...đa số đấng râu mày làm cái nghề nầy ...lại thua ..... 1 Quần Thoa mới chết chứ.


các "Đấng Mày Râu" thua ở chổ nào?

1) Thua "Bà Hoàng cá chình": Bà là 1 người con gái, là 1 phụ nữ là 1 người đàn bà.

2) Thua "Bà Hoàng cá chình": Bà là 1 người thiếu học từ bé, bà là người kém trình độ.


3) Thua "Bà Hoàng cá chình": Bà là người kém may mắn về học vấn nhưng không khuất phục trước chướng ngại vật ...cá chết thua lỗ.

4) Thua "Bà Hoàng cá chình": Bà là người kém trình độ, nhưng biết dùng "CÁI ĐẦU"
nghiên cứu có lớp có lang, có vỡ có tuồng như người Phương Tây "Rồi đích thân chị tự làm thí nghiệm bằng cách cho xây ba hồ xi măng, thả cá giống vào nuôi trong môi trường nước, thức ăn khác nhau, từ đó quan sát, ghi chép kỹ lưỡng từng giai đoạn phát triển của cá chình. Sau nhiều lần nghiên cứu, chị phát hiện nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy. Vì lẽ đó, mỗi lần thấy cá chình nổi đầu là chị lập tức tạo khí oxy “nhân tạo” bằng cách bơm nước từ trên trời cho rớt xuống mặt nước."

5) Thua "Bà Hoàng cá chình": Bà là người "NỮ" nông dân, là người có trình độ kém, nhưng biết dùng cái đầu để suy xét, biết dùng cái đầu để suy luận nghiêm túc, nhờ sự suy luận nghiêm túc đó nên người "NỮ" nông dân ấy mới có thành quả "KHỦNG", làm cho mọi người ngạc nhiên, mọi người không thể tưởng.

Bà Hoàng cá Chình là 1 gương sáng cho chúng ta phải học hỏi noi gương theo bà.


Các "Đấng Nam Nhi Mày Râu" học hỏi được gì ở bài nầy?!!!!!!!
 


Last edited by a moderator:


Back
Top