Bác nguyenhungdung xài từ "trọng lượng riêng" và "trọng lượng"
còn bác levuong thì xài "khối lượng riêng" và "khối lượng."
Bác levuong còn xài "dung lượng" nữa.
*
Trong sách Vật Lý dạy trong trường phổ thông ngày xưa tôi học,
thì khi tính đến chuyển động, vận tốc, gia tốc, lực, thì mới
xài "khối lượng." 3 định luật của Niu tơn chỉ nói đến khối lượng
thôi. Tiếng Anh là Mass, và ký hiệu công thức của nó là m.
*
Khi không có xài đến các định luật của Niutơn, thì xài "trọng
lượng" và "trọng lượng riêng." Trong trường hợp này, xài "khối
lượng" thì bà con thường coi là "thể tích" như các gọi trong trường
phổ thông. Trọng lượng ký hiệu là P, còn thể tích ký hiệu là V.
Ngày xưa tôi thấy vô lý, vì ký hiệu chẳng khớp với tên gọi chi cả .
Mãi mấy chục năm sau khi tốt nghiệp phổ thông rồi, tôi mới biết
các ký hiệu toàn xài tiếng Anh cả, trong khi VN xài tiếng Pháp nhiều
hơn.
*
Nếu nói đúng tiếng Việt tiêu chuẩn như trường học dạy trẻ con,
thì phải nói là "tính trọng lượng đất vườn 1 hécta." Trường hợp này,
các loại đất đá đã có con số, trọng lượng riêng 1 khối đất từ 1 tấn
6 cho đến 2 tấn (đất sét đồi nén chặt hơi ẩm đo hố đào, chứ không đo
đất đào lên). Đất nông nghiệp quanh Hà Nội thì lấy trọng lượng riêng
là 1 tấn 7, cũng đo hố đào. Riêng Cát và Đá, thì đo thể tích đống
Cát và Đá đổ lên trên một nền đất phẳng, hay là đong bằng đấu (trước
khi đổ bê tông). Có nhiều lý do vì sao phải đong đếm khác nhau như
vậy, nhưng nguyên lý bao quát thì: đất đào lên sẽ nở ra gấp rưỡi gấp
đôi thể tích hố đào, nhưng lâu ngày thì đất đào lên sẽ không bằng thể
tích hố đào.
*