Cách trồng và đảm bảo chất lượng cỏ ngọt dược liệu

  • Thread starter duoclieuquy
  • Ngày gửi
Nguồn bài viết : congot.org
Cỏ ngọt dược liệu tuy có thể thích nghi với nhiều loại thời tiết khác nhau nhưng không phải trồng ở vùng đất nào cũng cho chất lượng tốt. Vì vậy, nếu muốn nhân giống và sử dụng hiệu quả loại cỏ này, bạn phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề kĩ thuật.

Nếu không, chất lượng cỏ thu hoạch sẽ không đạt hiệu quả cao như ý muốn. Hàng tồn đọng, gây tổn thất nặng nề cho người trồng cỏ.


Cỏ ngọt được đánh giá là loại cây tiềm năng, đem lại giá trị kinh tế cao, là một bước đi đúng cho nền nông nghiệp Việt Nam. Loại dược liệu này 1 năm cho thu hoạch từ 5 đến 6 lứa. Bạn có thể thu hoạch liền một mạch trong vòng 4 năm, sau đó mới trồng lại. Đặc biệt, nó lại ít sâu bệnh, cây khỏe và lớn nhanh, cho năng suất tốt.

Hiện nay, cỏ ngọt dược liệu đã được trồng tại rất nhiều tỉnh thành của cả nước, điển hình như: Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An,.. Tại mỗi vùng đất cây đều phát triển tốt, cho năng suất cao.

Cỏ ngọt dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế caoCỏ ngọt dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao

Công nghệ trồng và sản xuất cỏ ngọt tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ

Nhận thấy cỏ ngọt dược liệu mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giá trị kinh tế cao, nhiều người đã bắt tay vào trồng cỏ ngọt. Diện tích của mỗi hộ lên tới vài ha. Tuy nhiên, xét trên quy mô rộng, việc trồng cỏ vẫn diễn ra theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch đồng bộ. Ngay trong thống kê của các tỉnh thành cũng không có số lượng cụ thể về diện tích cỏ ngọt được trồng.

Các hộ dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm rỉ tai nhau, không được đào tạo bài bản về kĩ thuật chăm sóc do đó hiệu quả cỏ ngọt dược liệu đem lại không cao. Ngay từ khâu chọn giống, nhiều hộ dân đã mắc sai lầm. Ở vùng Bắc Giang, Hải Dương vẫn trồng giống cỏ cũ, độ ngọt không cao, khả năng đề kháng sâu bệnh kém.

Đến khâu chăm bón cũng không khá hơn. Người dân vẫn chưa thật sự nắm được đặc tính của cây, quy trình chăm bón, thu hoạch. Nhiều hộ đợi đến khi hoa nở hẳn mới hái, đây được xem là một sai lầm nghiêm trọng. Cỏ ngọt dược liệu đạt độ ngọt tốt nhất khi được hái lúc đang ra nụ. Hơn nữa tỉ lệ lá cỏ ngọt phải chiếm 70% số cỏ thu về.

Kĩ thuật trồng cỏ của các hộ dân còn yếuKĩ thuật trồng cỏ của các hộ dân còn yếu

Tiếp đến, khâu chế biến cỏ ngọt dược liệu vẫn chưa hiệu quả. Cỏ ngọt ở nước ta chủ yếu sau khi thu hái về được phơi khô, bán nhỏ lẻ cho các công ty sản xuất chè dây hoặc các cơ sở làm thuốc Bắc. Chưa một công ty lớn nào đúng ra thu hái và đảm nhiệm quá trình chế biến cỏ ngọt dược liệu. Hầu hết người dân tự thu hoạch, phơi khô và bỏ mối manh mún.

Theo ý kiến của các nhà khoa học, một dậy chuyền công nghệ đầu tư cỏ sẽ có chi phí khoảng 5 triệu USD – Con số không tưởng đối với người nông dân. Do đó vấn đề chế biến cỏ ra sao, như thế nào vẫn chưa được giải quyết.

Hướng đi mới cho cỏ ngọt dược liệu

Rõ ràng, với hướng gieo trồng và chế biến cỏ ngọt như hiện tại, nguy cơ thua lỗ người nông dân phải đối mặt là rất lớn. Để có thể phát triển loại cây trồng này đi đúng hướng, chúng ta phải quy hoạch vùng trồng cỏ, cung cấp nguồn giống chất lượng cho người nông dân.

Giống mà không tốt thì dù chăm sóc kĩ lưỡng đến mấy cũng tốn công vô ích, sản lượng và chất lượng đều không như ý muốn. Tiếp đến việc trồng và chăm sóc cây phải được tiến hành đúng kĩ thuật, đúng mùa vụ. Các kĩ sư nông nghiệp phải giúp bà con năm bắt tốt kĩ thuật, hiểu rõ cây trồng. Như vậy, năng suất và chất lượng cỏ ngọt dược liệu thu được mới có dấu hiệu đi lên.

Chúng ta phải quy hoạch vùng trồng cỏ


Đặc biệt, trong khâu chế biến và đầu ra, chúng ta cần có một doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, trực tiếp thu mua cỏ từ bà con nông dân. Loại dược liệu đã qua sơ chế sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao hơn hẳn so với cỏ thô, ở dạng tươi hay mới chỉ được phơi khô. Mặt khác, việc có đầu ra ổn định cũng sẽ giúp giá cả của cỏ được bình ổn ở mức tốt nhất.

Đây là điều mà các quốc gia phát triển đã thực hiện được, trong khi đó, tại Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu. Khó khăn này không chỉ tồn tại ở ngành trồng cỏ ngọt stevia mà còn ở hầu hết các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt của nước ta. Chính vì lẽ này, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp vẫn ở mức thấp mặc dù đa số diện tích đều dành cho nông nghiệp.

Cỏ ngọt dược liệu là một loài cây tốt cho sức khỏe – Điều này ai cũng biết. Thế nhưng, làm cách nào để đưa giống cây này phát triển và đem lại lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam vẫn là một bài toán khó. Muốn giải được bài toán này, chúng ta phải chặt chẽ thực hiện từng bước một, từ khâu quy hoạch, chọn giống, cho đến kĩ thuật chăm sóc, chế biến. Nếu thay đổi tốt các vấn để trên, cỏ ngọt sẽ đem tới lợi ích không hề nhỏ cho người trồng.
 




Back
Top