Bạch đàn urô

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Tên khác:   Bạch đàn nâu 
Tên latinh: <i>Eucalyptus urophylla </i>S.T. Blake 
Thuộc họ: Sim (myrtaceae)
Vùng trồng: Đông Bắc,Vùng Trung tâm,Tây Bắc,Đồng bằng Sông Hồng,Bắc Trung Bộ,Tây Nguyên
Công dụng:
Kỹ thuật giống: Quả chín tháng 4 - 5. Thu hái quả khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh nhạt sang mầu xanh có ánh vàng, đầu quả nứt nhẹ, hạt mầu nâu thẫm, mày mầu nâu nhạt.
Quả sau khi thu hái ủ thành đống 2-3 ngày cho quả chín đều, sau đó rải đều quả trên nong, nia phơi trong nắng nhẹ để tách hạt, thu hạt hàng ngày. Khoảng 7 – 8 kg quả được 1 kg hạt. Hạt mới có khoảng 200.000 - 300.000 hạt/kg. Tỷ lệ nẩy mầm ban đầu > 90%.
Hạt được phơi trong bóng dâm nhẳm giảm bớt hàm lượng nước 7-8%, sau đó cho hạt vào chum vại hoặc thùng gỗ bảo quản nơi thoáng mát, có thể để trong kho lạnh ở nhiệt độ 5 -10oc. Thời hạn bảo quản có thể được trên 5 năm trong điều kiện kho lạnh 5-10oc.
Khi gieo ngâm hạt trong nước ấm (35 - 40oC) để nguội dần từ 6 - 12 giờ Hạt nảy mầm nhanh, trong 3 - 10 ngày
- Nguồn giống đã được cải thiện, hiện có 3 xuất xứ (Lembata cho vùng Bắc Trung bộ, Lowotobi và Egon cho các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên) và 6 dòng vô tính đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (PN2, PN14, PN10, PN46, PN47, PN3d).
Đã có tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật nhân giống bằng hom cành và mô. Cũng đã có tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng rừng thâm canh.Có khả năng kinh doanh chồi luân kỳ 2 và kết hợp kinh doanh gỗ lớn với gỗ nhỏ.
Mô hình 6 tuổi đạt năng suất 26 m<sup>3</sup>/ha/năm ở Đoan Hùng Phú Thọ.

Kỹ thuật trồng: Ưa khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, ẩm hoặc hơi ẩm
Độ cao dưới 600 - 700m so với mực nước biển
Độ dốc dưới 15 - 20 0
Đất dày, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt.
Trồng tập trung hoặc phân tán
Nguồn giống đã được cải thiện, hiện có 3 xuất xứ và 6 dòng vô tính đã được công nhận
Đã có các tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật nhân giống bằng hom, cành và mô.
Cũng đã có tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng rừng thâm canh.
Có khả năng kinh doanh chồi luân kỳ 2 và kết hợp kinh doanh gỗ lớn với gỗ nhỏ.
Dẫn lại từ website Cục Lâm Nghiệp

Gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm, ván sợi ép, trụ mỏ…
Gỗ lớn dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc…
 


Last edited:


Back
Top