Bài toán kinh tế nuôi chim bồ câu pháp

  • Thread starter f999
  • Ngày gửi
Tôi muốn nuôi chim bồ câu làm kinh tế nên đọc nhiều trên mạng về nuôi chim bồ câu. xem thì hay cả. có mấy thắc mắc mong mọi người cho ý kiến
Nói trừ chi phí 1 cặp bồ câu đẻ lãi 600 000, 00 đồng cặp/ năm 2010 ( sơn dương -Tuyên quang ) tôi tạm tính thế này
Nếu chưa khấu hao chuồng trại, thiêt bi, dụng cụ, giống, nhân công thì một cặp bố mẹ 1 năm nếu bình thường thì
Chi: ăn 50 kg x 10.000,00 = 500.000,00 đ ( Định lương theo T/ L viện giống gia cầm thụy phương)
phụ chi = 20.000,00 đ
cộng = 520.000,00 đ
thu: 8 cặp chim thịt x 100.000,00 = 800.000,00 đ x 80 % = 640.000,00 đ ( lấy tỷ lệ sinh sản 80 % )
chênh lệch thu chi 640000, -520000, = 120.000,00 đ

Mời các Bác phản biện. Bác nào đã từng nuôi chim bồ câu pháp Hạch toán giúp và Xác minh xem cách hạch toán trên đây đã đầy đủ và đúng chưa.
Trân trọng cảm ơn.
 


Các bài viết thường viết trên cơ sở bán giống .Một đôi giống bồ câu Pháp thấp nhất cũng 200.000 . Như vậy mới lãi nhiều .Còn bác tính như bài trên em đọc qua qua cũng thấy đúng

Một điều nữa . Nếu nuôi theo công thức 40% đỗ như của viện chăn nuôi thì tốt nhất lấy đỗ bán ra chợ cho nhanh . Khỏi phải nuôi :lol: Nuoi theo công thức đó ko có lãi

lấy tỷ lệ sinh sản 80 %

Nuôi thủ công nghiệp . Đạt được 80 thành công lực là điều ko hề đơn giản . Bác phải có đàn giống nhiều để tuyển lựa bồ câu đẻ tốt,ấp ngoan vv

Ít chăm sóc,hoặc nuôi bán thả 6-70% thành là tốt lắm lắm lắm lắm rồi đó

Hiện tại giá thức ăn công nghiệp loại tỉ lệ đạm không vượt quá 20% cũng trên mười mấy ngàn /1KG rồi. Cho dù mua loại cám rẻ,trộn thêm 50 gạo nữa ... Tính ra gạo bèo nhèo bi giờ cũng 7-8000/Kg. Vậy chia ra 1 Kg thức ăn chăn bồ câu cũng phải trên 9000/KG rồi

Và một bài học nhãn tiền đó chính là con Nhím ... Năm trước một cặp nhím ra ràng trên chục triệu . Giờ chỉ còn 5 triệu . Bán giống cũng khó. Trở lại với nghề bồ câu ... Nếu ko bán được giống . Nuôi BC bi giờ sang tới năm sau chắc chắn cũng khó khăn . Vì sao? Bởi vì có khoảng gần 10 trang truyền hình đưa tin về nuôi BC công nghiệp trong năm nay rồi . Tôi hay xem và tổng hợp các chương trình truyền hình nên nắm rõ

Tôi nói điều này có thể nhiều bác bán giống lại ghét tôi cũng nên ...Nhưng quả thật năm nay ko phải là sốt nhím đâu.. Đó chính là bồ câu đấy... Mặc dù con bồ câu thị trường tiêu thụ là khá tốt . Nhưng giá thành đầu vào khá cao và giá thành đầu ra của sản phẩm thực sự chưa như mong muốn ...

Nuôi thử vài chục cặp để biết mùi thì nên làm .Kể cả có thất bại thì lấy chim mà tẩm bổ cho khỏe... Đừng có ham mấy bài báo,mấy chương trình phóng sự trên truyền hình.
 
Gửi a F999
-----------
Lời giải cho câu hỏi của a là: " Đầu ra của Bồ Câu " nơi a muốn nuôi, và thị phần a muốn thâm nhập vào thị trường này,
Nếu a có đầu ra ổn định thì nuôi Bồ Câu với thời điểm này thì cũng: ok
-----------
Còn a là người chưa từng nuôi BC thì a tính như thế thì a đựơc chỉ 3 điểm mà thôi, nói cách khác sẽ thất bại thảm hại,nguyên do:
1) Kỹ thuật cơ bản và kỹ thuật chuyên sâu để tăng hiệu suất,a...( thì học thêm)
2)Thông số cơ bản của viện chăn nuôi tương đối đúng,còn hiệu suất sinh sản 80%, a...(cỡ 50% được rồi)
3)Để có 1 cặp Bố mẹ đẻ (mà theo tính tóan của viện CN) thì a phải -10 đến 15% qua quá trình chon lọc bố mẹ nữa,
4)Các chi phí khác...a...(Bao giờ hồi vốn thì hay)
------------
Nhưng nếu đầu ra a tốt - tốt nhất là đầu ra chim giống, thông thừơng là ra ràng- thì a bập bẹ nuôi chim BC cũng không lỗ.
Còn đầu ra tốt ,cộng với kỹ thuật tôt, a chắc chắn thành công,
-------------
Vài dòng cùng a,
 
Tôi cũng trong ngành nuôi bồ câu công nghiệp, xin có vài ý kiến sau (vì đây là diễn đàn bàn luận, nên tôi không viết để quảng cáo cho trang trại nuôi bồ câu của mình, chỉ viết về thực tiễn trong quá trình chăn nuôi của trang trại bồ câu của mình mà thôi):
* Thứ nhất về vấn đề lợi nhuận: tôi lấy ví dụ về trang trại của mình như sau:
- Chi phí thức ăn: Hiện nay tôi đang sử dụng thức ăn dành cho gà của hãng Cagrill (mã số 5202), có giá khoảng 280.000đ/bao/25kg. Mỗi ngày, trại tôi có khoảng 1.500 căp bố mẹ, tôi dùng 01 ngày hết 03 bao cám Cagrill và khoảng 45 kg gạo lức (giá khoảng 8.000đ/kg). Vậy chi phí thức ăn là: 840.000 đ + 360.000đ = khoảng 1.200.000đ
- Chi phí thuê nhân công: tôi thuê 2 nhân công, mỗi ngày mất 200.000đ
- Chi phí điện nước, vitamin,...: 100.000đ
- Chi phí khác: 100.000đ
Vậy tổng chi phí cho 01 ngày là: 1.200 + 200 + 100 + 100 = 1.600.000đ
Vậy mỗi tháng là: 1.600.000đ x 30 = 48 triệu.
- 1.500 cặp bố mẹ hàng tháng, tôi tính năng suất chỉ cho ra khoảng 1.000 cặp bồ câu ra ràng, giá bán hiện nay là 100.000 đ/cặp, doanh thu là: 1.000 căp x 100.000đ = 100 triệu.
Như vậy là trừ chi phí, lợi nhuận của tôi khoảng 50 - 55 triệu đồng (Ngoài ra, từ nguồn bán phân bồ câu, tôi cũng có thêm từ 1 - 2 triệu đồng nữa).
(Xin lưu ý là khi nuôi với quy mô công nghiệp càng lớn thì các chi phí đều có lợi hơn khi nuôi quy mô nhỏ; Thứ hai nữa là tỷ lệ ra bồ câu ra ràng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn, công chăm sóc,...).

* Thứ hai về đầu ra của bồ câu ra ràng: hiện nay nhu cầu rất lớn, nhưng nếu bà con nuôi ít, thì sản lượng ra ràng cũng ra ít, không đủ cung cấp cho 01 nhà hàng, quán ăn nhỏ.

Lúc đầu tiên, khi nuôi bồ câu, tôi cũng nuôi bồ câu rất nhiều giống, cũng nuôi theo quy mô công nghiệp, nhưng nuôi ít, mỗi tháng thu nhập chỉ từ 1 - 2 triệu đồng. Hiện nay, khi nuôi quy mô công nghiệp thì phải tính toán từng chút 1, nào là con giống, nào là nguồn dinh dưỡng, nào là tăng năng suất, nào là mối quan hệ đầu ra cho bồ câu,... nói chung cũng vất vả không ít, nhưng bù lại lợi nhuận vẫn cao hơn nếu trồng lúa hoặc nuôi bò sữa tại quê tôi ở Củ Chi.

Bài viết chỉ mang tính chất cá nhân, nếu có gì chưa đúng, mong bà con và anh, chị góp ý thêm.
 
Last edited:
Nhẩm tính sơ sơ. Để nuôi công nghiệp chuồng trại và để có được 50-60 chục triệu như anh Thức . Bà con phải bỏ ra đầu tư bét bét cũng 300-400 triệu.
Nuôi một vài chục đôi hoặc một vài trăm đôi rồi nhân đàn lên đến hàng ngàn đôi cũng phải mất vài ba năm qua các khâu chọn lựa,bắt cặp vv Từ bi giờ đến lúc đó thị trường thế nào cũng ko ai biêt được

Vì vậy phần lớn bà con vẫn chon lựa cách nuôi thả lan trong một ngồi nhà rộng là chính . Vì cách đó ít phải chăm sóc. Lấy thời gian đi làm công việc khác . Bồ câu chỉ là sản phẩm phụ thêm thôi . Đầu tư hàng trăm triệu đồng cùng một lúc ko phải ai cũng đủ tiềm lực
 
Nuôi bồ câu nói chung là có cái được mà cũng có cái không (cho ba phải tý :D ).
+Nuôi bc không sợ bệnh hoặc bệnh theo dịch chết cả đàn
+đầu ra cũng dể (it nhất trong 5 năm nưa)
- Nuôi ít khó bán (< 200 cặp bố mẹ)
- Nuôi năng suất cao cũng không phải là chuyện ai cũng làm được (vi lý do kinh tế, kỷ thuât)
đối với shima thì không có gì thích hợp cho bằng bồ câu vì không phải vừa làm công ty vừa chạy vạy nghiên cứu trị bệnh.

Nói chung con gì cũng có cái này cái kia, chưa kể tốt với người này không hẳn tốt với nguoi khác. Khó có thể đem bài toán lỗ lãi của mình áp đặt cho người khác hoặc vùng miền khác.

Làm ăn phải xem ưu thế của mình là gì, điều kiện như thế nào.
 
* Thứ nhất về vấn đề lợi nhuận: tôi lấy ví dụ về trang trại của mình như sau:
- Chi phí thức ăn: Hiện nay tôi đang sử dụng thức ăn dành cho gà của hãng Cagrill (mã số 5202), có giá khoảng 280.000đ/bao/25kg. Mỗi ngày, trại tôi có khoảng 1.500 căp bố mẹ, tôi dùng 01 ngày hết 02 bao cám Cagrill và khoảng 30 kg gạo lức (giá khoảng 8.000đ/kg). Vậy chi phí thức ăn là: 560.000 đ + 240.000đ = khoảng 800.000đ
- Chi phí thuê nhân công: tôi thuê 2 nhân công, mỗi ngày mất 200.000đ
- Chi phí điện nước, vitamin,...: 100.000đ
- Chi phí khác: 100.000đ
Vậy tổng chi phí cho 01 ngày là: 800 + 200 + 100 + 100 = 1.200.000đ
Vậy mỗi tháng là: 1.200.000đ x 30 = 36 triệu.
- 1.500 cặp bố mẹ hàng tháng, tôi tính năng suất chỉ cho ra khoảng 1.000 cặp bồ câu ra ràng, giá bán hiện nay là 100.000 đ/cặp, doanh thu là: 1.000 căp x 100.000đ = 100 triệu.
Như vậy là trừ chi phí, lợi nhuận của tôi khoảng 50 - 60 triệu đồng (Ngoài ra, từ nguồn bán phân bồ câu, tôi cũng có thêm từ 1 - 2 triệu đồng ..


gửi anh bồ cau ngọc điền:e cũng dang muốn nuôi bồ câu nên rất quan tâm e có đôi điều thắc mắc mong a giải đap giúp. anh nói anh có k1500 cặp bố mẹ mà mỗi ngày ăn hết 2 bao cám 25kg và 30kg gạo tổng là 80kg. chia ra thì mỗi cặp bố mẹ anh cho ăn hết k53g/cặp. e thấy hơi ít thì phải ah.
nuôi bồ câu thì đúng là rất vui vua làm cảnh vua có thu nhập nhưng bài toán kinh tế khi nào cũng rất đau đầu.
mong các bác đi trước chỉ giáo để anh em học hỏi, cám ỏn các bác nhé. chúc mọi người luôn vui vẻ và thành công
 

Last edited:
Bác bocaungocdien tính 1500 cặp mà ăn có 80kg thì chắc chắn không hợp lý rồi và 1500 cặp mà mỗi tháng cho ra 1000 cặp ra ràng thì năng suất phải nói rât rất cao. Tôi mới mua 10 cặp cách nay 3 tháng mà đến giờ mới có 13 con con thôi. Thấy đẻ không đạt nên đang phân vân có nên tiếp tục hay không đây ?
Thấy các anh tính bồ câu ra ràng bán được 100k/cặp thì cao hơn chỗ tôi nhiều, ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang chỉ 60k/cặp ra ràng thôi. Đúng là nuôi cái gì cũng phải qui mô lớn mới hạ giá thành được.
Vài dòng chia sẻ, không có ý phá phách gì ai cả, nếu có gì mong anh em bỏ qua cho!!!
 
1500 cặp cho ra 1000 cặp ==> năng suất khoảng 66.7% mỗi tháng với năng suất này thì hơi cao
Tôi mới mua 10 cặp cách nay 3 tháng mà đến giờ mới có 13 con con thôi. Thấy đẻ không đạt nên đang phân vân có nên tiếp tục hay không đây ?

Để bồ câu để đat thì đâu phải nuôi 3 tháng là nó để đạt đâu bác?
Để tăng năng suất thì trong quá trình nuôi bác phải loại những cặp nào có con mái đẻ không tốt hoặc con trống ấp không tốt việc này phải quan sát qua nhiều lần đẻ đuôi khi lần này con mái đẻ 1 trứng nhưng những lần sau đều để 2 trứng và ngược lại ..... và còn nhiếu cách khác như ấp trứng bằng máy ấp trứng .....

Thấy các anh tính bồ câu ra ràng bán được 100k/cặp thì cao hơn chỗ tôi nhiều, ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang chỉ 60k/cặp ra ràng thôi. Đúng là nuôi cái gì cũng phải qui mô lớn mới hạ giá thành được.
Bồ câu của bác Ngọc Điền để cung cấp nhà hàng 5 sao nên bán được giá đó cũng hợp lý mà bác.
Tuy nhiên tiêu chuẩn của nó thì phải là bồ câu pháp trắng thịt hồng từ 400gr trở lên chứ không phải bồ câu nào cũng lấy.
Nếu có trại nào muốn bán được giá đó và đạt với tiêu chuẩn mà bác ấy đưa ra thì cứ liên hệ cung cấp cho bác ấy luôn.
 
Bác bocaungocdien tính 1500 cặp mà ăn có 80kg thì chắc chắn không hợp lý rồi và 1500 cặp mà mỗi tháng cho ra 1000 cặp ra ràng thì năng suất phải nói rât rất cao. Tôi mới mua 10 cặp cách nay 3 tháng mà đến giờ mới có 13 con con thôi. Thấy đẻ không đạt nên đang phân vân có nên tiếp tục hay không đây ?
Thấy các anh tính bồ câu ra ràng bán được 100k/cặp thì cao hơn chỗ tôi nhiều, ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang chỉ 60k/cặp ra ràng thôi. Đúng là nuôi cái gì cũng phải qui mô lớn mới hạ giá thành được.
Vài dòng chia sẻ, không có ý phá phách gì ai cả, nếu có gì mong anh em bỏ qua cho!!!

CHim của bác giống gì, phải sẻ ta bình thường không sao lại có giá 60.000 đ.
 
Bác bocaungocdien tính 1500 cặp mà ăn có 80kg thì chắc chắn không hợp lý rồi và 1500 cặp mà mỗi tháng cho ra 1000 cặp ra ràng thì năng suất phải nói rât rất cao. Tôi mới mua 10 cặp cách nay 3 tháng mà đến giờ mới có 13 con con thôi. Thấy đẻ không đạt nên đang phân vân có nên tiếp tục hay không đây ?
Thấy các anh tính bồ câu ra ràng bán được 100k/cặp thì cao hơn chỗ tôi nhiều, ở Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang chỉ 60k/cặp ra ràng thôi. Đúng là nuôi cái gì cũng phải qui mô lớn mới hạ giá thành được.

Tôi cũng không biết là trang trại mỗi ngày ăn hết 80kg (bao gồm cám thực phẩm và gạo lức) có thấp hay không, nhưng thực tế là ngày nào tôi cũng cho ăn 3 lần (sáng từ 6g30 - 8g00; trưa cho ăn bổ sung lúc 11g; chiều từ 15g00 - 16g00) với số thức ăn trên thì thấy trong máng ăn không bao giờ dư thừa thức ăn, thức ăn cũng không rơi vãi và chim ra ràng lúc nào cũng no bụng. Chúng tôi cũng cho bồ câu uống nước thường xuyên, nước uống có bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, đặc biệt là vitamin C. Nước uống luôn phải đạt vệ sinh, được bổ sung đầy đủ, vì bồ câu có thân nhiệt cao và nhu cầu sử dụng nước rất nhiều.

1500 cặp cho ra 1000 cặp ==> năng suất khoảng 66.7% mỗi tháng với năng suất này thì hơi cao


Để bồ câu để đat thì đâu phải nuôi 3 tháng là nó để đạt đâu bác?
Để tăng năng suất thì trong quá trình nuôi bác phải loại những cặp nào có con mái đẻ không tốt hoặc con trống ấp không tốt việc này phải quan sát qua nhiều lần đẻ đuôi khi lần này con mái đẻ 1 trứng nhưng những lần sau đều để 2 trứng và ngược lại ..... và còn nhiếu cách khác như ấp trứng bằng máy ấp trứng .....


Bồ câu của bác Ngọc Điền để cung cấp nhà hàng 5 sao nên bán được giá đó cũng hợp lý mà bác.
Tuy nhiên tiêu chuẩn của nó thì phải là bồ câu pháp trắng thịt hồng từ 400gr trở lên chứ không phải bồ câu nào cũng lấy.
Nếu có trại nào muốn bán được giá đó và đạt với tiêu chuẩn mà bác ấy đưa ra thì cứ liên hệ cung cấp cho bác ấy luôn.

CHim của bác giống gì, phải sẻ ta bình thường không sao lại có giá 60.000 đ.

Về năng suất:

- Thứ nhất: chim bố mẹ sau quá trình nuôi đã được lựa chọn những cặp tốt nhất, bình quân mỗi tháng cho ra 01 cặp trứng (ở đây mình chỉ nói đẻ ra trứng thôi, còn từ trứng nở ra con và ra được bồ câu ra ràng là phải quan sát, chăm sóc thật kỹ). Với 01 cặp trứng này, người nuôi có nhiều cách xử lý để tăng năng suất - hoặc là cho vào máy ấp trứng hoặc gửi cho cặp bố mẹ khác ấp. Như vậy giả sử tại trại Ngọc Điền, tháng 10 này mình gửi khoảng 400 cặp trứng, thì như vậy khoảng 10 - 15 ngày sau, 400 cặp bố mẹ này đã đẻ thêm lần nữa rồi. Như vậy ta thấy, về lý thuyết, mỗi cặp bố mẹ hàng tháng có thể đẻ hơn 1 cặp trứng rồi. Do đó, nếu nói là 1.500 cặp bố mẹ, mà hàng tháng ra khoảng 1.000 cặp ra ràng thì mình nghĩ cũng là điều bình thường.
Bây giờ mình nói đến việc từ trứng bồ câu mà ra chim ra ràng: giai đoạn này bắt buột phải qua khâu ấp trứng và nuôi con. Nếu ta có máy ấp trứng tốt và gửi cho những cặp bố mẹ ấp trứng giỏi thì tỷ lệ nở thành công đạt trên 90% (đặc biệt ở trại mình tỷ lệ gửi này gần như đạt 95% trở lên). Sau khi nở ra con, chim ra ràng được bố mẹ nuôi đến khoảng 20 ngày tuổi, đạt trọng lương từ 400gr trở lên thì có thể bán cho các nhà hàng. Ở đây, ta cũng có thể làm tiếp bước nữa để tăng năng suất bằng cách khi chim ra ràng được 10 ngày tuổi (lúc này trọng lượng khoảng 200 - 250gr/con), chúng ta có thể đút thêm cám để chim ra ràng đủ dinh dưỡng để phát triển (Tuy nhiên, nếu nuôi để bán giống thì tuyệt nhiên chỉ để cho chim bố mẹ nuôi thôi).

Từ những chia sẻ trên, mình suy nghĩ rằng: việc tăng năng suất đối với trang trại mình có thể đạt trên 100% là điều có thể thực hiện được, nhưng chúng ta phải suy nghĩ làm sao để duy trì sức khỏe và thời gian sinh sản cho chim bố mẹ (trại mình chim bố mẹ có thể duy trì khả năng sinh sản từ 6 - 8 năm), từ đó mới duy trì được lợi nhuận. Nếu chúng ta tăng năng suất mãi, thì sức khỏe chim bố mẹ giảm, thời gian "phục vụ" của chúng cũng giảm và từ đó doanh thu của chúng ta chắc chắn sẽ còn giảm nữa.

- Thứ hai: về giá thành: thật ra giá dao động từ 45.000 - 50.000 - 55.000đ/con cho bồ câu ra ràng Pháp trắng, trọng lượng từ 400gr trở lên. Giá này thay đổi theo thị trường. Những giống bồ câu sẻ, bồ câu lai, nếu có màu đen hoặc trọng lượng nhỏ thì đương nhiên giá thành sẽ thấp hơn bồ câu Pháp trắng.

Khi nuôi bồ câu thì mỗi người, mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh, mỗi phương pháp, rồi thì khí hậu, thời tiết, thực phẩm, nước uống, nhân công chăm sóc,... đều khác nhau nên không ai giống ai. Tuy nhiên, 1 điều chắc chắn là nuôi ít thì không có lợi bằng nuôi nhiều.
 
e có 1 thắc mong đc các bác chỉ giáo, tại sao khi bán giống thì không được đút cám cho chim non mà phải để bố mẹ đút. Sự khác biệt ở chim bán thịt và giống chênh lêch ở giai đoạn này thế nào ? Chứ như cách đây 10 ngày em mua 1 cặp chim bc gà non chưa biết ăn, ( em muốn bắt tại ổ để mong muốn và hi vọng cặp chim non này đúng là con của chim bố mẹ ), tại trại nuôi BC gà anh 5 tiền giang, nó không biết ăn, về nhà mỗi ngày phải đút cám 4 lần, đến 4 hôm sau nó đã tự mổ đc, và đến hôm nay nó phát triển bình thường.
 
(Tuy nhiên, nếu nuôi để bán giống thì tuyệt nhiên chỉ để cho chim bố mẹ nuôi thôi).
.

Vấn đề này trước giờ trại shima cũng thực hiện như vậy, nhưng hiện tại thấy có điểm không hợp lý, đang nghiên cứu. Lý do là: ngoại trừ giai đoạn đầu chim con còn được mớm "sữa" từ chim mẹ (chắc dưới 10 ngày) thì sau đó được chim bố mẹ mớm cám. Giai đoạn này nếu chim bố mẹ không nuôi con tốt thì chỉ cần nhịn đói 1 bữa chim con sẽ bị bệnh đường tiêu hoa (teo bầu diều ) sau này lớn lên khó trở thành chim bố mẹ tốt.

Nếu con người can thiệp cho ăn cám loãng thì tương đương 100% con con được bố mẹ chăm sóc tốt nên chất lượng giống cao hơn (shima đang suy nghĩ vậy )
Tuy nhiên cũng có thể có điểm dở là chim con không được bố mẹ chăm sóc lâu dài, không học được cách mớm mồi khi thành chim bố mẹ.

Về khẩu phần ăn của 1500 cặp thì tính trung bình 1 cặp tiêu thụ từ 80g đến 100g thức ăn/ngày (Ts.Trần Công Xuân , Ks Nguyễn Duy Điều - Ks Trương Thuý Hường trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy phương) -> 1 tháng = 1500capx (80~100)g x30ngay =3600kg~4500kg

(Số này phù hợp 95% với trại shima, cho ăn ngày 2 lần sáng-chiều ).

Không biết bocaungocdien có nhầm số liệu không vì thấy hơi ít (80kg x 30 = 2400kg)
 
Vấn đề này trước giờ trại shima cũng thực hiện như vậy, nhưng hiện tại thấy có điểm không hợp lý, đang nghiên cứu. Lý do là: ngoại trừ giai đoạn đầu chim con còn được mớm "sữa" từ chim mẹ (chắc dưới 10 ngày) thì sau đó được chim bố mẹ mớm cám. Giai đoạn này nếu chim bố mẹ không nuôi con tốt thì chỉ cần nhịn đói 1 bữa chim con sẽ bị bệnh đường tiêu hoa (teo bầu diều ) sau này lớn lên khó trở thành chim bố mẹ tốt.

Nếu con người can thiệp cho ăn cám loãng thì tương đương 100% con con được bố mẹ chăm sóc tốt nên chất lượng giống cao hơn (shima đang suy nghĩ vậy )
Tuy nhiên cũng có thể có điểm dở là chim con không được bố mẹ chăm sóc lâu dài, không học được cách mớm mồi khi thành chim bố mẹ.

Về khẩu phần ăn của 1500 cặp thì tính trung bình 1 cặp tiêu thụ từ 80g đến 100g thức ăn/ngày (Ts.Trần Công Xuân , Ks Nguyễn Duy Điều - Ks Trương Thuý Hường trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy phương) -> 1 tháng = 1500capx (80~100)g x30ngay =3600kg~4500kg

(Số này phù hợp 95% với trại shima, cho ăn ngày 2 lần sáng-chiều ).

Không biết bocaungocdien có nhầm số liệu không vì thấy hơi ít (80kg x 30 = 2400kg)


Về vấn đề đút cám để làm giống từ bồ câu ra ràng: trước đây mình đã từng thực hiện (để làm giống cho riêng trại mình) thì thấy rằng con giống khi trưởng thành thì to hơn, phát triển nhanh hơn, nhưng có nhược điểm là khi nuôi ở chỗ mình thì tốt nhưng khi đem nuôi ở chỗ khác thì khả năng thích ứng kém, rất dễ bị bệnh và tỷ lệ hao hụt cao. Thứ hai là khả năng nuôi con, ấp trứng,... đều không tốt bằng những con giống do cha mẹ nuôi.

Về thực phẩm cho ăn thì đúng là có nhầm: hiện nay mỗi ngày ăn gần 3 bao cám Cagrill (3 x 25kg= 75kg) và khoảng 45kg gạo lức.
 
Last edited:
- Vấn đề con người can thiệp vào đút cám sẽ làm chim trưởng thành kém ở khoản nuôi con em chưa có điều kiện kiểm nghiệm tuy nhiên theo cá nhân em nó đã trở thành 1 bản năng nuôi con hoặc là được truyền gien từ bố mẹ, nên bố mẹ nuôi tốt ắt hẳn chim non sau này cũng sẽ vậy chứ có phải do bắt chước đâu
 
Về vấn đề thức ăn, giá thức ăn, giá bán... chắc mọi người tính đều đúng. Tuy nhiên khi nuôi sẽ có vấn đề không tính được chính xác gây giảm doanh thu :
- Các bác đều tính toán trên cơ sở đàn đã ổn định, chim bố mẹ đã được chọn lựa
- các Bác không thể tính hết tỷ lệ các cặp chim không tốt như đẻ ít, ấp không tốt, trứng không tốt
- quá trình nuôi và chọn lọc chim bố mẹ cũng mất thời gian 5-8 tháng, đây là thời gian nuôi không có lãi
 
cho em xin thăc mắc ngoài lề 1 chút đó là khi chim ấp đến ngày thứ 10, thì bị chim ỉa chảy vào ướt trứng, em phát hiện kịp thời và lau sạch, không biết cặp trứng này có hư không ! Em xin cảm ơn, khi em soi đèn thì trứng đã đen không còn thấy mạch máu nữa, em nghĩ nó đã thành con, nên không biết thế nào.
 
Cám cho bồ câu

Tôi cũng trong ngành nuôi bồ câu công nghiệp, xin có vài ý kiến sau (vì đây là diễn đàn bàn luận, nên tôi không viết để quảng cáo cho trang trại nuôi bồ câu của mình, chỉ viết về thực tiễn trong quá trình chăn nuôi của trang trại bồ câu của mình mà thôi):
* Thứ nhất về vấn đề lợi nhuận: tôi lấy ví dụ về trang trại của mình như sau:
- Chi phí thức ăn: Hiện nay tôi đang sử dụng thức ăn dành cho gà của hãng Cagrill (mã số 5202), có giá khoảng 280.000đ/bao/25kg. Mỗi ngày, trại tôi có khoảng 1.500 căp bố mẹ, tôi dùng 01 ngày hết 03 bao cám Cagrill và khoảng 45 kg gạo lức (giá khoảng 8.000đ/kg). Vậy chi phí thức ăn là: 840.000 đ + 360.000đ = khoảng 1.200.000đ
- Chi phí thuê nhân công: tôi thuê 2 nhân công, mỗi ngày mất 200.000đ
- Chi phí điện nước, vitamin,...: 100.000đ
- Chi phí khác: 100.000đ
Vậy tổng chi phí cho 01 ngày là: 1.200 + 200 + 100 + 100 = 1.600.000đ
Vậy mỗi tháng là: 1.600.000đ x 30 = 48 triệu.
- 1.500 cặp bố mẹ hàng tháng, tôi tính năng suất chỉ cho ra khoảng 1.000 cặp bồ câu ra ràng, giá bán hiện nay là 100.000 đ/cặp, doanh thu là: 1.000 căp x 100.000đ = 100 triệu.
Như vậy là trừ chi phí, lợi nhuận của tôi khoảng 50 - 55 triệu đồng (Ngoài ra, từ nguồn bán phân bồ câu, tôi cũng có thêm từ 1 - 2 triệu đồng nữa).
(Xin lưu ý là khi nuôi với quy mô công nghiệp càng lớn thì các chi phí đều có lợi hơn khi nuôi quy mô nhỏ; Thứ hai nữa là tỷ lệ ra bồ câu ra ràng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn, công chăm sóc,...).

* Thứ hai về đầu ra của bồ câu ra ràng: hiện nay nhu cầu rất lớn, nhưng nếu bà con nuôi ít, thì sản lượng ra ràng cũng ra ít, không đủ cung cấp cho 01 nhà hàng, quán ăn nhỏ.

Lúc đầu tiên, khi nuôi bồ câu, tôi cũng nuôi bồ câu rất nhiều giống, cũng nuôi theo quy mô công nghiệp, nhưng nuôi ít, mỗi tháng thu nhập chỉ từ 1 - 2 triệu đồng. Hiện nay, khi nuôi quy mô công nghiệp thì phải tính toán từng chút 1, nào là con giống, nào là nguồn dinh dưỡng, nào là tăng năng suất, nào là mối quan hệ đầu ra cho bồ câu,... nói chung cũng vất vả không ít, nhưng bù lại lợi nhuận vẫn cao hơn nếu trồng lúa hoặc nuôi bò sữa tại quê tôi ở Củ Chi.

Bài viết chỉ mang tính chất cá nhân, nếu có gì chưa đúng, mong bà con và anh, chị góp ý thêm.
---------------------------------------
Tôi không nuôi bồ câu, nhưng tôi có nuôi gà. Tôi đã sử dụng cám gà của Cargill, Japfa, Dabaco. Theo Tôi Anh không nên dùng cám cargill để nuôi bồ câu vì:
- Giá thành cám của Cargill quá cao
- Cám Cargill chỉ mạnh về cám lợn (cám đỏ cho lợn tập ăn và cám thuốc), còn cám gà của Cargill chất lượng còn nhiều hạn chế.
Nếu A có điều kiện thì nên nuôi con Bồ câu bằng cám của Japfa hoặc cám của Dabaco. Giá thành của Japfa cao hơn Dabaco, chất lượng đỉnh cao chỉ sau mỗi CP. Dabaco giá vừa phải chất lượng gần bằng Japfa và hơn Cargill. Nếu A dùng cám 5202 của Cargill thì A nên dùng cám D57 của Dabaco (giá 250.000đ/bao).
Chúc A thanh công.
 
Cho bồ câu ăn gạo lức, thì không bằng cho ăn thóc.
Bồ câu ăn gạo thì phải ăn thêm sỏi đá để nghiền gạo,
nhưng ăn thóc thì thóc nghiền lẫn nhau trong diều.
*
Điểm nữa là bồ câu có khả năng ăn thức ăn tươi sống
như Thóc, Đỗ, Ngô mà không cần xay nghiền. Các bạn
mua cám, thì đã mất một số tiền cho xưởng xay cám,
trong khi bồ câu khoái ăn thức ăn tự nhiên hơn.
Chẳng nói thì ai cũng biết cám để lâu thì mất chất
rất nhanh, nhưng Thóc, Đỗ, Ngô thì có thể để 1 năm
vẫn gieo nảy mầm tốt, sức sống giồi giào trong đó.
*
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top