Bán Bán cây thuốc nam và các loại nấm linh chi rừng tự nhiên (Đà lạt Lâm Đồng )

  • Thread starter quedalat
  • Ngày gửi
Q

quedalat

Guest
Bán thạch xương bồ , thiên niên kiện , cỏ thạch tùng răng cưa , và các loại nấm rừng
Tôi có nguồn hàng bán sỉ và lẻ các loại nấm linh chi tự nhiên các cây thuốc trong rừng già như Thiên niên kiện , cỏ thạch tùng răng cưa , thạch xương bồ , củ mật nhân , cốt toái bổ , nấm linh chi cổ cò , nấm hắc chi , nấm hồng chi , nấm cổ linh chi , nấm chân voi , nấm sến , nấm trúc , nấm vân chi , lan gấm ( lan kim tuyến) lan đá được bà con đồng bào khai thác tại rừng quốc gia BiDup núi Bà Tỉnh Lâm Đồng và các vùng lân cận . Cá nhân , tập thể ai có nhu cầu mua sỉ và lẻ hãy liên hệ với tôi theo địa chỉ Mr Quế (hoặc Mr Lan ) Gmail quehung80@gmail.com đt: 0986466116 ,0979815461. Rất vui lòng được hợp tác với quý vị trên mọi miền đất nước . Mr Quế đảm bảo giao hàng đến tận tay người tiêu dùng và cam kết nếu không phải hàng rừng tự nhiên sẽ trả lại quý khách tiền và đền gấp đôi giá trị sản phẩm !
Các cá nhân tập thể muồn tìm hiểu công dụng hay tác dụng xin vui lòng gmai cho Quehung Quehung sẽ trả lời cho từng người qua gmail hay qua điện thoại
 


Last edited by a moderator:
thaks bạn nhé .

--------

Thông tin thêm về Nấm linh chi
Nấm linh chi - công dụng và cách dùng
Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo.
Nấm linh chi (tiếng Anh: Lingzhi mushroom) có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi tho.
Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung thư .Và Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời.
Trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về Nấm linh chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng Nấm linh chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.”
Theo giáo sư Hiroshi Hikino, một bác học chuyên về dược thảo thì linh chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Các thầy thuốc đã dùng Linh Chi trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Muc thì Linh Chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Hiện nay, Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong một mức độ nào đó, Linh Chi có tác dụng giải độc trong cơ thể.
Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào?
Cấu trúc độc đáo của Nấm linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?
Ngoài ra linh chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, suyễn, sưng cổ họng. Người ta cũng không thấy có phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào khi dùng lâu. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư.
Với thành phần độc đáo như vừa tả, Nấm linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp.. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng!
Có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm linh chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 12 cm, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 30 cm.
Các tên khác: Chi zhi, Hong ling zhi, Linh chi, Ling chih, Ling qi, Ling zhi, Ling zhi cao, Lucid ganoderma, Ganoderma lucidum, Mannentake, Reishi, Rokkaku reishi, Young ji, Zi zhi.
Giới thiệu Nấm linh chi loại 1: Đóng túi Từ 3 đến 4 nấm/kg, dày 2.5 đến 3cm; đường kính 15cm đến 30cm
Công dụng:
Ổn định huyết áp .Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật
Phòng chữa bệnh tiểu đường . Điều hòa kinh nguyệt
Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ
Chống béo phì . Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi
Phòng Chứng ung thư đặc biệt ung thư tuyến tiền liệt
Linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá...
Cách dùng :
Thái lát: Cách này phổ biến nhất,
1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.
2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.
3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
Chú ý thêm:
Nấm linh chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
 
Last edited by a moderator:
Đây là hình ảnh của một số mặt hàng mà Quehung đang có
Trà Hoa Vàng
Agriviet.Com-IMG_0190%255B1%255D.jpg

Nấm chẹo
Agriviet.Com-IMG_0169%255B1%255D.jpg

Nấm Hồng Chi
Agriviet.Com-IMG_0182%255B1%255D.jpg
 
Last edited by a moderator:
Nấm Linh Chi có những lợi ích gì?
Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments.

Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi:
* Trị đau nhức.
* Chống dị ứng.
* Phòng ngừa viêm cuống phổi.
* Kháng viêm.
* Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.)
* Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do.
* Chống ung thư.
* Kháng siêu vi.
* Làm giảm huyết áp.
* Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
* Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
* Long đàm (nghiên cứu ở chuột).
* Chống HIV.
* Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.

Dược tính này có được nhờ hoạt tính của:
* Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch).
* Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
* Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)

--------

Cách dùng nấm Linh Chi nguyên lát

Cách 1: Bỏ 3 đến 5 lát (5 đến 10 gr) vào một lít nước, nấu trực tiếp
hoặc để trong bình thủy. Sau 10 đến 15 phút chiết nước ra uống, chiết
ba lần khi hết đắng là được. Có thể bỏ thêm đường, táo khô, mật ong,
long nhãn hay hạt sen càng ngon .
Cũng với cách này nấu canh gà ,bò (chỉ 0.5 đến 1 lát nấm + 10 gram sâm
khô + 10 táo + 30 gram sen…), Ta có một tô súp có hương vị độc đáo và
thơm ngon,có vị hơi đắng của linh chi và mùi thơm của sâm long
nhãn,…dùng để tẩm bổ cho người già yếu hoạc suy nhược rất công hiệu.
Cách 2: Nghiền thành bột (cách này rất khó nghiền nhỏ vì nấm linh chi
có thể sợi sẽ bông lên): Bỏ bột linh chi nấu hoặc chiết như nấm lát,
nếu chiết ra như cà phê thì nước phải rất sôi thật kỹ, nếu nước chỉ
hơi nóng như pha trà sẽ không thể chiết được axit ganodermic ra khỏi
sợi nấm.
Để bột nấm lắng sau đó gạn nước trong uống và chiết nhiều lần cho hết
đắng. Bã linh chi thực ra là xenluloze, phần này ta bỏ đi.
Những khảo sát dược lý và lâm sàng cho thấy nấm linh chi không có độc
tính, không có tác dụng phụ nên ta có thể sử dụng dùng nhiều và dài
ngày, không kỵ với các dược liệu và các tân dược khác.
Chú ý:
Trong thời gian dùng thuốc tân dược trị bệnh, nên sử dụng nhân sâm
linh chi sau khi dùng thuốc bệnh 3 giờ (để đảm bảo liều trị bệnh tối
đa trong máu), hoặc có thể dùng sau 1 đợt điều trị.
 
Last edited by a moderator:
Tác dụng côt toái bổ
Tỷ lệ trường hợp bị bệnh loãng xương ở người cao tuổi và ở phụ nữ đã mãn kinh ngày càng tăng. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh có nhiều loại thực phẩm và cây thuốc có tác dụng làm tăng sự hấp thụ chất khoáng vào xương, trong đó có cây cốt toái bổ. Như vậy, việc dùng các chất bổ sung dinh dưỡng thiên nhiên và các thảo dược có thể là một biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương, hoặc ít nhất làm giảm mức độ mất chất khoáng ở xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, điều trị gãy xương và các bệnh về xương khớp khác. Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây hiếm gặp hơn ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào. Cốt toái bổ sinh trưởng ở kiểu rừng kín thường xanh và rừng núi đá vôi ẩm, với độ cao phân bố đến 1.600m. Bộ phận dùng là thân rễ già phơi hay sấy khô. Có khi người ta đồ chín, rồi mới phơi, sấy khô. Muốn biết lông bao phủ bên ngoài, người ta đốt nhẹ cho cháy.
Tác dụng dược lý: Để nghiên cứu tác dụng chống loãng xương, người ta đã thử nghiệm tác dụng của cốt toái bổ trên hoạt tính của protease là men có vai trò gây khởi đầu sự mất xương ở chuột cống và chuột nhắt trắng. Trong nghiên cứu này, cả cao chiết cồn và cao chiết nước đều có tác dụng ức chế mạnh các cathepsin K và L, là các yếu tố làm biến tính chất tạo keo trong xương, trong đó cao chiết cồn có tác dụng mạnh hơn. Cũng đã chứng minh trong thử nghiệm nuôi cấy tế bào và trên cơ thể động vật sống hiệu quả tốt của thân rễ cốt toái bổ trên sự tăng sinh các tế bào xương của người và hoạt tính điều hòa miễn dịch.
Các tế bào tiền - xương được nuôi cấy với các nồng độ khác nhau của cốt toái bổ và đã nhận xét thấy các nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào xương và các nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Ngoài tác dụng chống loãng xương, cốt toái bổ còn có các hoạt tính dược lý khác như tác dụng tăng cường chức năng nội tiết sinh dục nữ (và như vậy cũng là tác dụng gián tiếp chống loãng xương), chống viêm và viêm khớp.
Công dụng: Cốt toái bổ là một thành phần chính trong nhiều bài thuốc được dùng chữa gãy xương và làm mạnh xương khớp trong y học cổ truyền Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên. Thân rễ cốt toái bổ có tác dụng bổ thận, làm mạnh gân xương, hành huyết, phá huyết ứ, cầm máu, giảm đau. Được dùng để dự phòng và điều trị loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau, ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), chảy máu chân răng. Ngày dùng 6-12g thân rễ khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Các bài thuốc có cốt toái bổ
Bài thuốc bổ khí huyết, bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương, dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương: Cốt toái bổ 12g; đảng sâm, hoài sơn, ba kích, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.
- Bài thuốc bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương: Bột cốt toái bổ, bột sừng hươu nai, bột mẫu lệ, mỗi vị 2g. Làm thành viên uống, hay uống dạng bột trong một ngày. Uống liên tục trong thời gian dài. Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu: Cốt toái bổ 16g; cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g; tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đau lưng, răng đau, ù tai do thận hư: Cốt toái bổ tán nhỏ 4-6g, cho vào bầu dục lợn, nướng chín ăn.
- Chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết:
a. Phương thuốc ngâm rượu: Cốt toái bổ 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g; rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g; xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g. Nấu thành cao đặc rồi cho thêm rượu 40o thành 2 lít, ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần.
b. Phương thuốc viên: Cốt toái bổ 160g (nấu với mật, phơi khô), cẩu tích 240g (tẩm rượu nấu với nước muối, phơi khô), thạch hộc 160g (rửa với rượu, chưng kỹ, phơi khô), hy thiêm 160g (chưng với rượu và mật, phơi khô), rễ cỏ xước 160g (dùng tươi, rửa với rượu), vỏ chân chim 160g (sao), rễ gắm 160g (sao), quán chúng 100g (phơi chỗ râm), lá ké đầu ngựa 40g (phơi trong râm). Các vị tán bột, làm thành viên, uống mỗi lần 8-12g với nước gừng hay rượu.
- Chữa thấp khớp mạn tính (thể nhiệt): Cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Thuốc đắp chữa bong gân, tụ máu: Cốt toái bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, rấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày..

Agriviet.Com-IMG_0180%255B1%255D.jpg
 

Cảm ơn bác ,từ ngày em biết đến agriviet e đắt hàng lên hẳn .
 
Last edited by a moderator:
Tác dụng của nấm Vân Chi

Nấm Vân Chi có thể phòng chống được bệnh ung thư và AIDS?
Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thế Hải 09/05/2006.

Nấm Vân chi là một loại nấm dược liệu đã được y học cổ truyền phương Đông sử dụng từ lâu. Sở dĩ như vậy vì nấm này có rất nhiều tác dụng dược lý, nổi bật nhất là tác dụng phòng chống ung thư. Trong vài thập kỷ gần đây đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của nấm Vân chi. Gần đây nhất nấm này còn được phát hiện là có khả năng kiềm chế virus HIV.
Nấm Vân chi có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể nên có thể được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh. Ở đây xin được trình bày những minh chứng cho hai tác dụng nổi bật và đáng quan tâm nhất của nấm Vân chi: điều trị ung thư và chống virus HIV.
Tác dụng điều trị ung thư:
Ở Nhật Bản, từ năm 1970, PSK từ nấm Vân chi đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian sống thêm 5 năm hoặc hơn cho các bệnh nhân ung thư thuộc nhiều thể loại: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư vú (P.M.Kidd, 2000).
Còn PSP đã được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn 2 và 3 ở Trung Quốc từ lâu. Polysaccharid này cũng có tác dụng kéo dài thêm thời gian sống ít nhất là 5 năm cho các bệnh nhân ung thư thực quản. PSP cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe, giúp giảm đau và tăng cường khả năng miễn dịch ở 70 –97 % các bệnh nhân ung thư dạ dày, thực quản, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và cổ tử cung (P.M.Kidd, 2000). Nghiên cứu thực hiện bởi Tsang và cộng sự trên 34 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển cho kết quả là sau 28 ngày điều trị bằng PSP, số lượng tế bào máu, hàm lượng các kháng thể của những người được điều trị đều tăng cao hơn so với những người không được điều trị (K.W.Tsang et al., 2003). Đặc biệt ở những người được điều trị, sự tiến triển của bệnh đã được làm chậm lại một cách đáng kể.
Kết quả nghiên cứu do nhóm của tiến sỹ Kenyon ở trung tâm nghiên cứu điều trị lâm sàng Dove (Winchester, London) trên 30 bệnh nhân ung thư thuộc nhiều dạng khác nhau chỉ ra rằng điều trị bằng bột nghiền từ sinh khối nấm Vân chi làm giảm mạnh mẽ hoạt tính của enzym telomerase (một enzym thiết yếu giúp các tế bào ung thư chống lại quá trình “tự chết”), đồng thời tăng cường đáng kể các phản ứng miễn dịch chống lại các khối u. Vì vậy, nghiên cứu cho thấy điều trị bằng nấm Vân chi đặc biệt vẫn có tác dụng với các trường hợp ung thư giai đoạn 3 và 4, khi mà các liệu pháp hoá học và phóng xạ đã không còn tác dụng.
Còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về tác dụng chống ung thư của nấm Vân chi mà có lẽ nếu chỉ trong khuôn khổ bài viết này sẽ không thể đề cập hết được. Bản chất, cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm Vân chi đối với ung thư hiện vẫn đang được rất nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau (hóa sinh, miễn dịch, y học, dược học…) quan tâm nghiên cứu và ngày càng nhiều các phát hiện mới được công bố. Tiềm năng phòng chống và điều trị ung thư của nấm Vân chi là rất lớn và rất đáng lưu ý.
Tác dụng chống virus HIV:
Năm 1997, R.A. Collins và Ng.T.B. (1997) thuộc Đại học Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng chống lại virus HIV typ 1 của các polysaccharid từ nấm Vân chi . Ngay sau đó, nhiều nhà nghiên cứu khác đã tiến hành các thử nghiệm sử dụng nấm Vân chi trong điều trị bệnh nhân AIDS.
Tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu của Marijke Pfeiffer trên một nhóm bệnh nhân HIV dương tính ( M.Pfeiffer, 2001). Các bệnh nhân này được điều trị bằng Coriolus MRL, một dược phẩm chế xuất từ nấm Vân chi, kết hợp với liệu pháp châm cứu và dùng thảo dược; một số có dùng thêm HAART, một loại thuốc chống AIDS. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 3-4 tháng điều trị, sức khỏe của các bệnh nhân đều được cải thiện, biểu hiện như tăng cân, cảm thấy khỏe khoắn hơn, giải tỏa ức chế tâm lý. Đặc biệt số lượng virus trong cơ thể họ đều giảm một cách đáng kinh ngạc (từ vài chục nghìn xuống vài nghìn) và số lượng các tế bào trình diện kháng thế CD-4 đều tăng. Sau thời gian điều trị các bệnh nhân đều khỏi hoặc thuyên giảm hẳn các triệu chứng hệ quả của AIDS như ỉa chảy, viêm phế quản, đau tim, viêm dây thần kinh, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, vv…Một số có thể ngừng không cần điều trị với HAART và có thể quay lại với cuộc sống bình thường, chơi thể thao, làm việc trở lại, … M. Pfeiffer (2001) đã xây dựng một phác đồ điều trị khá hiệu quả cho các bệnh nhân HIV dương tính.
Một nghiên cứu đáng lưu ý khác do nhóm của G. Rotolo (1999) thực hiện cũng chứng minh tác dụng điều trị các biểu hiện thứ cấp trong sự phát triển bệnh ở các bệnh nhân AIDS . Các bệnh nhân đều trên 35 tuổi, HIV dương tính, được điều trị bổ sung bằng chế phẩm từ nấm Vân chi. Kết quả cho thấy sau 15 ngày điều trị với hàm lượng chế phẩm sử dụng là 3g/ngày, số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân đều tăng lên khoảng 27% so với các trường hợp không được điều trị, và con số này giảm xuống còn 14,1 % nếu lượng chế phẩm sử dụng cho điều trị được giảm đi một nửa. Sau 45 ngày điều trị kết hợp cả hai chế độ, số lượng bạch cầu trong cơ thể các bệnh nhân tăng 45,2%. Từ các kết quả này tác giả khuyến cáo việc sử dụng chế phẩm từ nấm Vân chi như một liệu pháp chống bệnh AIDS và đề nghị nghiên cứu sâu hơn về bản chất tác dụng của nấm đối với sự tăng số lượng bạch cầu.
Hiện nay các nghiên cứu về tác dụng của nấm Vân chi trong phòng chống virus HIV và bệnh AIDS vẫn đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào các cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm để từ đó đề xuất những phương pháp điều trị thích hợp.
Nấm Vân chi rõ ràng là một loại nấm dược liệu có nhiều đặc tính dược lý ưu việt và rất đáng quan tâm. Tiềm năng sử dụng nấm Vân chi trong điều trị lâm sàng, đặc biệt với các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS là rất lớn và cần được đi sâu khai thác. Một điều đáng lưu ý là việc nuôi trồng và sản xuất dược liệu từ nấm này không hề tốn kém , rất phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, trong khi đây lại là một loại nấm có hiệu quả y dược cao. Vì vây, việc phát triển sản xuất dược phẩm từ nấm Vân chi có ý nghĩa kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho các ngành Công nghiệp dược phẩm và Công nghệ sinh học.
Tác dụng tăng cường miễn dịch:

Tác dụng dược lý của nấm Vân chi chủ yếu dựa trên nền tảng là khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, nhờ hoạt tính của các hợp chất chứa trong nấm. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nấm Vân chi lên khả năng miễn dịch của cơ thể người và tất cả các công trình đều có kết quả khẳng định tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm này. Theo các kết quả nghiên cứu, trong nấm có chứa các hợp chất polysaccharid liên kết với protein với rất nhiều ưu điểm dược lý và chính các polysaccharid này quyết định tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm. Các hợp chất này gồm hai loại chính: PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysaccharide krestin).
PSK và PSP có cấu trúc hoá học cũng như các tính chất khá tương đồng. Chúng đều là những hỗn hợp của các chuỗi đường liên kết với một số protein (Q.Y.Yang et al., 1992). Cả hai đều có trọng lượng phân tử khoảng 100 kDa và các chuỗi polypeptid trong phân tử của chúng đều chứa một số lượng lớn các acid amin aspartic và glutamic (Ng.T.B., 1998). Các polysaccharid này có khả năng chống chịu với tác dụng của các enzym thuỷ phân protein (T.Hotta et al., 1981).
Tác dụng chung của PSP và PSK là hoạt hóa, tăng cường sự sản sinh và bảo vệ các tế bào của hệ miễn dịch (P.M.Kidd, 2000). Các thí nghiệm trên cơ thể động vật chỉ ra rằng PSP có hoạt tính rất đa dạng. Hợp chất này cảm ứng, kích thích làm tăng sự sản xuất các interferon, interleukin và các TNF (yếu tố hoại tử u), qua đó thúc đẩy sự sản xuất các tế bào Lymphocyte, đồng thời hoạt hóa các đại thực bào (W.K.Liu et al., 1993; G.D.Yu et al., 1996; X.W.Mao et al., 1996). Các đại thực bào và tế bào Lymphocyte là hai loai tế bào miễn dịch chính có tác dụng chống lại các tác nhân gây độc xâm nhập từ ngoài vào và tiêu diệt các tế bào lạ - các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, PSP còn có tác dụng điều hòa hoạt động của các cytokine, đây là thành phần mấu chốt trong quá trình “tự chết”, rất quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các khối u. PSK và PSP còn có tác dụng làm tăng độc tính và số lượng của các tế bào giết tự nhiên đối với các tế bào lạ. Nghiên cứu thực hiện bởi Munroe và cộng sự cho thấy số lượng các tế bào giết tự nhiên trong cơ thể 36 bệnh nhân suy giảm miễn dịch đã tăng 35% khi họ được điều trị bằng polysaccharid chiết từ nấm Vân chi (Munroe, 2004). Một tác dụng khác của các polysaccharid này là khả năng tăng cường hoạt tính và sự sản xuất (thông qua cảm ứng sao mã) các enzyme superoxide dismutase (SOD) (W.S.Wei et al., 1996;Y.Kobayashi et al., 1994) và glutathione peroxidase (Z.J.Pang et al., 2000). Các enzym này đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại tác động gây hại của các tác nhân oxy hoá tự do, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư.
Trên cơ sở các tác dụng trên, PSK và PSP giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể nói chung, giúp chống lại ảnh hưởng kiềm chế miễn dịch của các liệu pháp hóa trị và xạ trị (Chung Kuo Yao, Li Hsueh Pao, 1996), giúp kiềm chế tác hại và kìm hãm sự phát triển các khối u, đồng thời cũng giúp tăng cường chức năng của gan, tăng cảm giác ngon miệng, điều hoà hệ thần kinh và làm giảm đau các vết thương.
Đặc biệt đáng lưu ý là tác dụng chống ung thư của PSK và PSP. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PSK và PSP có tác dụng với nhiều loại tế bào ung thư như các tế bào ung thư biểu mô (carcinoma), các sarcoma và các tế bào ung thư máu (leukemia) (Q.Y.Yang et al., 1992). Nghiên cứu của Hsieh và cộng sự (T.C.Hsieh et al., 2002) chỉ ra rằng PSP tác động lên pha G trong chu kỳ phân bào của các tế bào ung thư máu, qua đó cảm ứng quá trình “tự chết” (apoptosis). Một nghiên cứu khác (Y.Dong et al., 1997) lại cho thấy các polysaccharid này có khả năng ức chế sự tổng hợp ADN ở các tế bào ung thư vú và kìm hãm sự nhân lên hàng loạt của các tế bào ung thư gan. PSK và PSP không có tác dụng trực tiếp gây hại cho các tế bào ung thư mà gián tiếp thông qua các tác dụng tăng cường miễn dịch như nêu ở trên, cụ thể là hoạt hóa các tế bào miễn dịch và tăng cường hoạt động của các enzym chống các tác nhân oxy hóa.
Gần đây PSP còn được chứng minh là có tác dụng chống lại sự xâm nhiễm của virus HIV type 1 (R.A.Collins và Ng.T.B, 1997). Polysaccharid này có tác dụng ngăn cản liên kết giữa protein HIV-1 gp của virus và thụ thể CD4 từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào miễn dịch, đồng thời còn có tác dụng ức chế các enzym HIV-1 reverse transcriptase và glycohydrolase cần thiết cho sự tạo thành virus. Vì vậy PSP được đề nghị như một liệu pháp hữu hiệu chống lại HIV type 1.
Các polysaccharid của nấm Vân chi có độ bền cao với nhiệt độ và ánh sáng, tồn tại lâu trong cơ thể, và đặc biệt chưa được phát hiện có tác dụng phụ gì, cả đối với phụ nữ mang thai, vì vậy rất thích hợp cho nhiều liệu pháp điều trị (P.M.Kidd, 2000). Chúng có thể được tách chiết từ quả thể hoặc sợi nấm Vân chi bằng phương pháp dùng nước nóng.
Bên cạnh các polysaccharid là các thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của nấm Vân chi, trong nấm còn chứa nhiều loại enzym như SOD (với tác dụng nêu ở trên), cytochrome P-450, một thành phần quan trọng trong việc khử độc các chất được nhập vào tế bào, và các chất trao đổi bậc hai có tác dụng ức chế thrombin, chống quá trình đông tụ máu.
 
Nấm nay là nấm hông chi tác dụng rất tốt đúng là mọc ở cây gỗ nhưng bạn cẩn thận k lại bị nhầm sang loại nấm khác nhé .
 


Back
Top