Bán Dế Giống, Dế Thịt & Tư Vấn Kỹ Thuật Nuôi Dế Miễn Phí

  • Thread starter Mat
  • Ngày gửi
M

Mat

Guest
- Bán Dế giống & tư vấn kỹ thuật chăn nuôi dế MIỄN PHÍ cho những người về hưu ở Hà Nội hoặc xây dựng trang trại nuôi dế ở ngoại thành.
- Cung cấp Dế thịt cho các nhà hàng, địa điểm ăn uống
- Vui lòng liên hệ ông Mát:
Địa chỉ: số 10, ngõ 64, phố Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Điên thoại: (043)8643959
Di động: 0944 641 728
 


Xin hỏi Bác đã nuôi được lâu chưa?thị trường tiêu thụ thế nào?dạo này cũng có nhiều người nuôi lắm Bác có ngại về đầu ra về sau không?
 
ở miền NAM hiện nay dế bán ra từ 40.000 _60.000d /kg nhưng rất khó bán đó bác à
 
@Huu an: Tôi đã nuôi dế được 2 năm rồi. Thị trường Hà Nội rất rộng lớn với hàng nghìn quán bia, quán nhậu và các nhà hàng. Việc tiêu thụ không có gì là khó khăn cả.
@ Xuan Vu: Thị trường dế vẫn phát triển, chính vì vậy mà số lượng các nhà cung cấp dế cũng tăng nhanh không kém.. Tôi đã tiến hành những khảo sát cần thiết trước khi quyết định chọn dế để thực hiện việc kinh doanh.
Cảm ơn các bạn đã góp ý cho tôi. Rất mong nhận được sự góp ý nhiều hơn từ các bạn
 
Nuoi De

mình đang tìm đầu ra cho dế.mình rất mong bạn hãy giúp mình.
 
Nuôi Dế

mình đang tìm đầu ra cho dế.mình rất mong bạn hãy giúp mình.

Tôi cũng đang nuôi Dế tại Hà Nội, hiện tại ngày cũng chỉ SX được trung bình từ 1-2 kg, với số lượng này đầu ra tôi chỉ giám cung cấp cho 1 nhà hàng thôi, 1 vài nhà hàng khác đến hỏi tôi cũng không đủ hàng để cung cấp đành từ chối.
Như vậy tôi thấy đầu ra là rất lớn, nguồn cung cấp Dế thịt thì đang bị hạn chế, mong mọi ngừơi tích cực nuôi thì mới đáp ứng được thị trường
Mặt khác, Dế là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng, nếu gia đình nào cũng được ăn Dế như ăn tôm, ăn tép thì hay biết mấy. Như vậy là công tác quảng bá của SP Dế thịt là chưa có, người dân chưa được ăn Dế. Tôi nghĩ nếu giá Dế thịt bằng hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với giá tôm thôi thì mọi người đều sẽ được ăn Dế.
Giá Dế thịt vào mùa hè này không bao giờ dưới 250k/kg tuỳ theo khu vực. Mùa đông thì cao hơn nhiều.
Ai có nhu cầu trao đổi hày liên hệ với tôi: Mr Điệp-0903434366
 

Cung cấp Dế giống, Dế Thịt và tư vấn kỹ thuật nuôi Dế miễn phí

TRẠI DẾ MÈN NĂNG LƯỢNG THIÊN TRƯỜNG
Đ/C: Số 73 ngõ 10 Phố Tôn Thất Tùng, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.38526973 – 0903.43.43.66
I. Kỹ thuật đặc biệt để chăm sóc, nuôi dưỡng Dế mèn thương phẩm
Chúng tôi xin trình bầy cách nuôi đặc biệt của riêng Trại Dế Năng Lượng Thiên Trường. Để có thể nuôi Dế đạt năng xuất cao nhất, trong điều kiện diện tích nuôi nhỏ nhất và có thể nuôi trong các hộ gia đình ở đô thị, trong thành phố, hoặc những nơi không có điều kiện diện tích rộng, nơi mà các dụng cụ và điều kiện không được như ở nông thôn nhưng vẫn dễ dàng nuôi Dế đạt sản lượng lớn, người chăn nuôi rất nhàn nhã, ít tốn công sức.
Theo cách nuôi thông thường, ai cũng có thể nuôi Dế thành công, nhưng năng xuất đạt không cao, mức độ hao hụt trong chăn nuôi lớn. Thực hiện theo cách nuôi của Trại Dế Năng Lượng Thiên Trường có thể thu hoạch Dế thương phẩm khoảng 28-30 ngày kể từ ngày Dế bắt đầu nở (thậm trí có thể ngắn ngày hơn).

Với cách nuôi đặc biệt này, luôn có sản lượng và năng suất Dế cao, ổn định,
không phụ thuộc vào thời tiết dù mùa đông cũng như mùa hè

1. Dụng cụ nuôi và điều kiện chăn nuôi
Để đảm bảo nuôi Dế đạt năng xuất cao, dụng cụ và điều kiện chăn nuôi là quan trọng nhất.Muốn con Dế phát triển nhanh, khỏe mạnh, cần thiết phải đảm bảo môi trường sống cho Dế đầy đủ 3 điều kiện:
-Vệ sinh sạch sẽ
-Độ ẩm thích hợp (Đảm bảo độ ẩm từ 60-80%)
-Nhiệt độ thích hợp (Nhiệt độ thích hợp cho Dế phát triển là từ 30-38 độ C)
Để đảm bảo môi trường sống cho Dế đầy đủ 3 điều kiện trên, việc chuẩn bị dụng cụ nuôi và điều kiện chăn nuôi là cần thiết và quan trọng.
1.1 Dụng cụ nuôi:
-Thùng xốp để nuôi Dế mới nở đến 15 ngày tuổi
-Thùng Cattông hoặc thùng gỗ để nuôi Dế lớn trên 15 ngày tuổi đến khi trưởng thành, thu hoạch.
-Các đĩa đựng thức ăn (đựng cám): Từ dưới 15 ngày tuổi dùng các đĩa bằng Cattông tự tạo, trên 15 ngày tuổi dùng các đĩa nhựa.
-Giấy viết, giấy báo đã qua sử dụng, hoặc các loại lá cây (Lá Nhãn, lá Ổi…) hoặc dùng loại Rế bắc nồi để tạo nơi ở và leo trèo cho Dế và trốn tránh kẻ thù khi cần thiết (Chúng tôi dùng giấy viết, giấy báo đã thải loại để dùng vào việc này)
-Các dụng cụ phụ trợ khác: Vợt bắt Dế, bình phun nước tạo độ ẩm, các loại bóng đèn điện sợi đốt hoặc các loại tăng sấy công suất nhỏ để tạo nhiệt độ môi trường cho Dế, Rơle nhiệt để khống chế nhiệt độ thích hợp, và các dụng cụ phụ trợ khác để vệ sinh chuồng trại
1.2 Điều kiện chăn nuôi:
-Nuôi trong phòng kín, không cần thoáng mát.
-Có thể làm các giá đỡ để xếp chồng các thùng nuôi nhằm tiết kiệm diện tích.
-Thiết kế thùng nuôi cần có thể tích (Dung lượng) gần bằng nhau (Dài*Rộng*Cao). Điều này cần thiết để tính toán và khống chế nhiệt độ và độ ẩm cho các thùng nuôi được dể dàng.
-Chỉ cần 1 Rơle nhiệt để đo nhiệt độ 1 thùng nuôi và có thể khống chế nhiệt độ ở tất cả các thùng nuôi.
-Nên duy trì độ ẩm trong thùng nuôi từ 60-80%, Nếu độ ẩm tăng trên 80% có thể tăng nhiệt độ thùng nuôi lên từ 35-40 độ C
-Độ ẩm cao, nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để Dế phát triển nhanh và khỏe mạnh (Điều kiện nóng-ẩm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và môi trường tự nhiên vùng nhiệt đới để Dế phát triển).
-Lưu ý khi độ ẩm tăng cao dể dàng phát sinh nấm mốc trong thùng nuôi, nên cần điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
2. Thức ăn cho dế
-Cám gà con đã say mịn
-Rau xanh tươi các loại mùa nào thức ấy. Tất cả các loại rau củ quả (Loại nào người ăn được là Dế ăn được). Rau xanh cần được thái nhỏ, rửa sạch và phun nước ẩm trước khi cho Dế ăn
3. Cách nuôi Dế:
3.1 Ấp trứng Dế
- Sau khi Dế đẻ, lấy khay trứng ra, xịt nước cho ẩm, rồi xếp các khay trứng vào thùng xốp theo thứ tự ngày Dế đẻ. Khống chế nhiệt độ 37-38 độ C, độ ẩm 75-85%
-Để duy trì độ ẩm cho trứng Dế, Thùng xốp cần đậy kín, khay trứng chỉ cần xịt nước 1 lần, Ở nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên tạo độ ẩm cao cho thùng ấp.
-Khay trứng Dế cần ghi rõ ngày Dế đẻ.
-Đến ngày thứ 7 sau khi ấp trứng (tính từ ngày Dế đẻ) đưa khay trứng ra thùng nuôi (Thùng xốp) để khi Dế nở không bò sang các khay trứng chưa đến kỳ hạn nở
-Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như trên, ngày thứ 8 (tính từ ngày đẻ) Dế con bắt đầu nở.
3.2 Nuôi dế từ mới nở đến 10-15 ngày tuổi
-Ngày thứ 8 (tính từ ngày đẻ) Dế con bắt đầu nở.
-Nhiệt độ thích hợp cho Dế con mới nở là 35-38 độ C, độ ẩm 70-80%
-Tùy theo số lượng trứng và Dế con nở để chọn thùng nuôi cho phù hợp. Thường với khay trứng nở 5.000 Dế con chọn thùng xốp có kích thước 60*50*50 cm. Lắp đậy có cửa sổ kích thước khoảng 30 x 20 cm có lưới chắn để lưu thông không khí và tránh Dế nhảy ra ngoài.
-Sau khi Dế con nở, bắt đầu rắc 1 chút cám và rau xanh trực tiếp lên đáy thùng xốp để cho Dế con ăn.
-Từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi Dế nở (Tùy thuộc vào mật độ Dế con), Bắt đầu cho lá cây hoặc giấy vò vào thùng nuôi làm môi trường cho Dế chui, đậu và nhảy nhót. Qua ngày thứ 3 nên nhấc khay chứng Dế đã nở hết ra ngoài để tiết kiệm diện tích
-Nếu dùng giấy loại cho Dế con, không nên vò kỹ mà chỉ vò giấy tạo nhiều đường cong, gấp khúc cho Dế đậu và chui, nếu vò kỹ tạo nhiều khe hở nhỏ, Dế con có thể chui vào và bị kẹt trong đó, không ra được sẽ dễ chết.
-Khi cho ăn, có thể đổ cám và rắc rau xanh trực tiếp lên các lá cây hoặc các tờ giấy có độ phẳng.
-Có thể dùng các tấm bìa cứng cắt nhỏ vừa phải để làm đĩa đựng cám ăn cho Dế con
-Không cần cho Dế uống nước. Chú ý giữ nhiệt độ và độ ẩm cho Dế phát triển .
3.3. Cách nuôi dế từ 15 đến 30 ngày tuổi
-Khi Dế con được 15 ngày tuổi đã bắt đầu chuyển thùng để nuôi thúc Dế phát triển.
-Thùng nuôi Dế trên 15 ngày tuổi là thùng Cattông hoặc thùng gỗ. Để nuôi 5000 Dế con 15 ngày tuổi cần thùng có kích thước 120*60*60 cm hoặc 2 thùng 60*60*60 cm
-Cành lá cây khô hoặc giấy loại đã vo tròn làm nơi trú ngụ cho Dế. Những ngày đầu của giai đoạn này, chỉ cần cho lá cây hoặc giấy vò vào thùng nuôi vừa phải, sau đó bổ xung thêm lá cây hoặc giấy vò tùy theo tốc độ lớn của Dế, nhưng tối đa lượng lá cây hoặc giấy vò có chiều cao = 50% chiều cao thùng nuôi
-Nhiệt độ thích hợp cho Dế trong giai đoạn này là từ 30-37 độ C, độ ẩm 60-70%
-Nên cho ăn rau xanh tươi có phun nước ẩm ngày 2 lần, Cám cho ăn ngày 1 lần, không cần cho Dế uống nước để Dế ăn nhiều rau xanh chóng lớn
-Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, tránh nấm mốc trong thùng nuôi. 28-30 ngày có thể thu hoạch Dế
3.4 Cách làm thịt Dế
- Làm thịt dế trước khi Dế mọc cánh, thường khoảng 28-30 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng Dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này sẽ có sản phẩm thịt Dế chất lượng nhất.
-Khi thấy trong đàn Dế có những con Dế đầu tiên bắt đầu mọc cánh dài, đó là lúc bắt đầu thu hoạch Dế. Bắt Dế thịt sang 1 thùng (hoặc Xô, Chậu sạch), cho Dế nhịn ăn 2 ngày
-Sau khi nhịn ăn, Dế tương đối sạch sẽ, bắt Dế ngâm và rửa sạch trong nước muối loãng 2-3% rồi chế biến các món ăn tùy ý
-Có thể cấp đông Dế như các biện pháp cấp đông Tôm đông lạnh để bảo quản lâu dài
- Những con Dế còn bé nên dồn lại, tiếp tục nuôi phục vụ những lần thu hoạch sau.

II.Chăm sóc nuôi dưỡng Dế sinh sản:
1.Phân biệt Dế đực, Dế cái

Dế đực:
- Cánh màu đặc trưng của giống (đen, vàng, nâu), không bóng mượt.
- Bụng nhỏ hơn.
- Không có vòi trứng (phía sau đuôi).
- Kêu, gáy để ve vãn dế cái.
Dế cái:
- Cánh màu đặc trưng của giống (đen, vàng,nâu), rất bóng mượt.
- Bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.
- Không kêu được.
- Có vòi trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo để cắm xuống đất đẻ trứng.
Lưu ý: Dế đực, Dế cái chỉ phân biệt được khi chúng bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản.
2.Chọn giống:
Chọn Dế giống bố mẹ là tơ đã mọc cánh dài, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (chỉ chọn giống đủ râu, chân càng, cánh…).
3.Thùng nuôi Dế đẻ:
-Nên dùng thùng gỗ làm thùng nuôi Dế đẻ
-Dùng rế bắc nồi hoặc cành là cây khô hoặc giấy vò xếp riêng 1 bên hoặc xếp gọn 4 góc làm nơi trú ngụ cho Dế bố mẹ
-Đĩa thức ăn đựng cám đặt bên trong chồng rế hoặc để ngay sát đám cành lá cây khô, giấy vò.
-Phần khoảng trống của thùng còn lại là nơi để máng đẻ cho Dế
4. Thả giống:
Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Với thùng nuôi có kích thước 60*60*60 cm có thể thả 500 Dế bố mẹ. Dế bố mẹ là Dế trưởng thành khoảng 40-45 ngày tuổi (Tức là Dế đã có cánh dài khoảng 10-15 ngày kể từ ngày mọc cánh dài)
5. Đẻ trứng:
Sau khi thả giống 2-3 ngày, đưa máng đẻ vào thùng, Dế sẽ trèo vào máng đẻ và bắt đầu đẻ trứng vào đó.
-Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường di chuyển thụt lùi và chọc vòi trứng (hình giống như cây kim nhọn sau đuôi) xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm). Tùy theo số lượng Dế mẹ để đặt 1 hoặc nhiều máng đẻ vào thùng nuôi và duy trì thời gian để máng đẻ trong thùng (8h, 10h,12h hoặc 24h)
-Cho Dế bố mẹ ăn cám và rau xanh như nuôi Dế thương phẩm
-Hàng ngày dọn vệ sinh nơi Dế đẻ mỗi khi thay máng đẻ
-Dế đẻ liên tục sau khoảng 15-20 ngày sẽ bị chết, cần bổ xung Dế bố mẹ tương ứng với số Dế bố mẹ bị chết và thải loại.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.
Ai có nhu cầu nuôi Dế và trao đổi kỹ thuật nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi.Chúng tôi sẵn sàng cung cấp Giống Dế, trao đổi kinh nghiệm nuôi Dế đạt năng suất cao để mọi người tham khảo và rất cám ơn những ý kiến đóng góp để chăn nuôi Dế thành công hơn
 
Để đảm bảo vụ mùa đông, xuân của Miền Bắc việc nuôi Dế vẫn đạt năng xuất cao, Dế phát triển tốt, khỏe mạnh. Trại Dế chúng tôi có cung cấp Bộ tự động điều chỉnh nhiệt độ cho thùng nuôi Dế, các cá nhân, đơn vị đang chăn nuôi Dế, có quan tâm, xin liên hệ để biết thêm chi tiết.
- Thông tin liên lạc: Anh Trần Kim Điệp - Trại Dế mèn Năng Lượng Thiên Trường
- Địa chỉ: số 73 ngõ 10, Tôn Thất tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04.38526973 - Fax: 0903434366
- email: thientruongpower@gmail.com
 


Back
Top