Bán Bán gà lôi trắng

  • Thread starter LyManhTuan
  • Ngày gửi
L

LyManhTuan

Guest
ssssssssssssssssssssssssssssssss
 


Last edited by a moderator:
e đăng tin này là hơi đắn đo đấy, chuyện là thế này ah, e có nuôi 1 đôi, thật ra ban đầu e nghĩ là gà rừng vì mua về từ lúc gà còn bé tí, nhưng thấy hơi lạ là chân lại có màu đỏ, lớn lên thấy con trống thay lông trắng, hỏi ra mới biết là gà lôi trắng, nhưng ngặt nỗi đọc trên mạng thấy nuôi loại này là vi phạm pháp luật (mà nói thật e chả hiểu kiểu j trang trại thì được nuôi, vườn chim việt chỗ a giáp công khai bán chả sao, người dân thì không được nuôi, hay phải làm thủ tục thế nào thì đọc trên mạng chả thấy ai nói). Giờ e có nhu cầu nhượng lại đôi của e nhưng còn sợ không dám đăng tin bán, đắn đo mãi mới đăng bừa, bác nào quan tâm alô e nhé 0124.93.59.887. Giá là 5,5tr, bao phí vận chuyển miền bắc, từ Nghệ an trở vào nam +500k tiền vận chuyển, Hình thức giao dịch thì như thế này ah, bác nào lấy thì chuyển tiền qua đường xe khách về thành phố Lạng Sơn, ghi số điện thoại và tên e là Tuấn ngoài phong bì. nhận tiền xong e gửi gà cũng qua đường xe khách (xe khách khác, e thông báo sau), người, gà, tiền không đi cùng nhau, tránh các loại công an, cảnh sát, kiểm lâm (bác nào trong ngành nghề này thì đừng rình e mất công vì e chỉ có đôi này nuôi chơi, nếu tốt hơn nữa thì comment cách làm thủ tục nuôi hợp pháp để mọi người nuôi không vi phạm), khi nào hỏi được nuôi thế nào là hợp pháp thì e công khai mọi thứ sau vì trên e loại này cũng nhiều người nuôi chơi cũng chả vấn đề j. Mọi rủi ro về gà (chết, thất lạc...) e chịu trách nhiệm và hoàn trả đủ số tiền, Bác nào bồ kết và tin e thì giao dịch, không thì e vẫn để nuôi không sao ah.
Agriviet.Com-Photo0969.jpg

Agriviet.Com-Photo0970.jpg

Agriviet.Com-Photo0971.jpg

Muốn lập trại nuôi hợp pháp, bạn tham khảo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Thực tế, việc đăng ký này sẽ gặp những trở ngại, và tùy theo đối tượng vật nuôi, đôi khi trở ngại khó mà vượt qua được:
Tôi đơn cử 2 trường hợp

1- Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng:

Sau khi được đưa ra khỏi Sách Đỏ Việt Nam, việc cấp phép Đăng ký trại nuôi Động vật hoang dã, do Chi Cục Kiểm Lâm ( cấp Tỉnh/Thành Phố thực hiện).

Bên cạnh các mẫu đơn, việc khó nhất là chứng minh nguồn gốc vật nuôi hợp pháp và phải được Chi Cục Kiểm lâm chấp nhận.

Theo kinh nghiệm thực tế: CCKL sẽ đòi hỏi Giấy Phép Vân chuyển Động Vật Hoang Dã theo mẩu quy định trong Nghị Định 82/2006/NĐ-CP. Giấy này sẽ nêu số lượng cá thể, giới tính, trọng lượng, tên VN, tên Khoa Học, tên người bán, người mua, vận chuyển từ đâu đến đâu v.v. và quan trọng nhất là ghi rõ mua từ 1 trại nuôi đã CÓ GIẤY PHÉP & CÓ MÃ SỐ.

Giấy này nộp kèm Hồ sơ Đăng ký lập trại nuôi thì sẽ được chấp nhận nguồn gốc.
Chưa kể là sau khi nộp hồ sơ, Chi Cục Kiểm Lâm sẽ cử người đến khảo sát nơi nuôi, lập biên bản về điều kiện chuồng trại, môi trường chung quanh v.v. Nếu được chấp nhận, Giấy phép sẽ được cấp và có thời hạn 3 năm.

Sau đó, chủ trại phải lập sổ theo dõi ( theo mẫu). Mỗi khi có biến động tăng/giảm số lượng phải báo Hạt Kiểm Lâm (cấp Quận/Huyện) đến kiểm tra và xác nhận vào sổ. Đúng quy trình thì sau này mỗi lần bán, thì Hạt Kiểm Lâm mới xác nhận Giấy Phép Vận chuyển ĐVHD.
Nghịch lý: ví dụ tôi là người số 2, muốn lập trại nuôi, tôi phải mua từ người số 1 ( có Giấy phép, mã số rồi). Vậy người số 1 làm sao chứng minh được nguồn gốc ??

2- Gà lôi Trắng:

Được ( hay bị ) liệt kê trong CITES, nhóm IB và vẫn còn tên trong Sách Đỏ VN).
Động vật có tên trong Sach Đỏ thì việc cấp phép diễn ra theo quy trình như trên nhưng do CỤC KIỂM LÂM ( Cấp trung ương quản lý)

Bạn hay "ai đó" có đủ thì giờ, tiền bạc để ra Hà Nội theo đuổi việc xin cấp phép lập trại nuôi cho Gà Lôi trắng với Cục Kiểm Lâm không ? Bạn chứng minh được nguồn gốc Gà lôi trắng nà bạn muốn nuôi không ?

Trên đây tôi chỉ tóm tắt nguyên tắc để nuôi Trĩ ( DVHD) nói chung thôi.
Thực tế, có nhiều chuyện tế nhị !!! bạn đừng phân bì sao " ai đó" bán công khai thì không sao, còn dân nuôi thì bị bắt !!!
bạn hãy quan sát trường hợp Luật cấm xe qúa tải, chở hàng cồnh kềnh v.v. và có cả các trạm cân xe để kiểm soát.
Vậy tại sao vẫn có xe ben chở đất, cát... chạy ầm ầm có sao đâu ??
Nếu bạn tìm được câu trả lời cho vụ xe quá tải mà không bị phạt, thì bạn sẽ tìm được cách bán Gà Lôi trắng mà " không sao"...
Thân ái
 
Cám ơn các bác ghé chơi và hướng dẫn, nhưng như thế thì e chịu rồi. e không đổ lỗi cho nhà quản lý, nhưng chính sự bó buộc, thủ tục phiền hà như vậy mới dẫn đến suy thoái loài, ý kiến cá nhân e thì cho rằng chỉ nên nghiêm cấm đối tượng săn bắt, còn người nuôi vô hình chung giúp giữ gìn và phát triển thêm nhiều cá thể đấy chứ. Và đến một lúc nào đó, số lượng đàn tăng lên, người nuôi có nhu cầu chuyển nhượng để quay trở lại đầu tư vào chuồng trại, con giống mới, người có nhu cầu nhân nuôi thì nhận chuyển nhượng lại, như vậy vận chuyển là điều tất yếu. Việc chuyển nhượng có thể là mua bán hay trao đổi giống loài khác, không thể không dính dáng đến tiền nong, cũng có thể coi là thương mại, nhưng như thế e nghĩ xã hội tốt đẹp hơn, người nông dân có loài vật nuôi mới, giá trị cao, lợi nhuận lớn. Nhà nước không đau đầu rình mò, bắt bớ (chỉ có mỗi ông Kiểm lâm cắm chốt đóng cửa rừng cho nó chặt chẽ thôi, đừng như vụ lật xe gỗ ở đâu đó là được), mà mục đích chính là bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn gien sinh học, đa dạng hệ sinh thái thì lại đạt hiệu quả rất cao. Trường hợp người săn bắt trực tiếp lọt được ra ngoài (nhiều nguyên nhân: Do buông lỏng quản lý, do cac bác thợ săn có nhiều kinh nghiệm, cả đánh bắt và trốn tránh lách luật ...) thì vào tay nông dân chăn nuôi hay vào nhà hàng giết thịt tốt hơn??? Người nông dân thương con gà, con lợn lắm, nó bỏ ăn còn lo, lăn ra chết còn khóc, vừa thương nó, vừa sót của, còn những người có tiền thì sao?"bà chủ cho nồi lẩu cáo mèo", "ông chủ cho đĩa chả mang chúa, nhiều ớt nhé"... Lợi - hại ra sao, các bác đặt lên bàn cân sẽ rõ.
Tầm vi mô thì như thế, các nhà khoa học, quản lý tầm vĩ mô thì cho rằng cứ cấm tiệt hết mới tốt, suy nghĩ của các vị ấy có lý lẽ thuyết phục riêng, còn e nông dân chỉ nghĩ được có vậy. Các bác tiếp tục cho ý kiến đi ah
 
Muốn lập trại nuôi hợp pháp, bạn tham khảo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Thực tế, việc đăng ký này sẽ gặp những trở ngại, và tùy theo đối tượng vật nuôi, đôi khi trở ngại khó mà vượt qua được:
Tôi đơn cử 2 trường hợp

1- Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng:

Sau khi được đưa ra khỏi Sách Đỏ Việt Nam, việc cấp phép Đăng ký trại nuôi Động vật hoang dã, do Chi Cục Kiểm Lâm ( cấp Tỉnh/Thành Phố thực hiện).

Bên cạnh các mẫu đơn, việc khó nhất là chứng minh nguồn gốc vật nuôi hợp pháp và phải được Chi Cục Kiểm lâm chấp nhận.

Theo kinh nghiệm thực tế: CCKL sẽ đòi hỏi Giấy Phép Vân chuyển Động Vật Hoang Dã theo mẩu quy định trong Nghị Định 82/2006/NĐ-CP. Giấy này sẽ nêu số lượng cá thể, giới tính, trọng lượng, tên VN, tên Khoa Học, tên người bán, người mua, vận chuyển từ đâu đến đâu v.v. và quan trọng nhất là ghi rõ mua từ 1 trại nuôi đã CÓ GIẤY PHÉP & CÓ MÃ SỐ.

Giấy này nộp kèm Hồ sơ Đăng ký lập trại nuôi thì sẽ được chấp nhận nguồn gốc.
Chưa kể là sau khi nộp hồ sơ, Chi Cục Kiểm Lâm sẽ cử người đến khảo sát nơi nuôi, lập biên bản về điều kiện chuồng trại, môi trường chung quanh v.v. Nếu được chấp nhận, Giấy phép sẽ được cấp và có thời hạn 3 năm.

Sau đó, chủ trại phải lập sổ theo dõi ( theo mẫu). Mỗi khi có biến động tăng/giảm số lượng phải báo Hạt Kiểm Lâm (cấp Quận/Huyện) đến kiểm tra và xác nhận vào sổ. Đúng quy trình thì sau này mỗi lần bán, thì Hạt Kiểm Lâm mới xác nhận Giấy Phép Vận chuyển ĐVHD.
Nghịch lý: ví dụ tôi là người số 2, muốn lập trại nuôi, tôi phải mua từ người số 1 ( có Giấy phép, mã số rồi). Vậy người số 1 làm sao chứng minh được nguồn gốc ??

2- Gà lôi Trắng:

Được ( hay bị ) liệt kê trong CITES, nhóm IB và vẫn còn tên trong Sách Đỏ VN).
Động vật có tên trong Sach Đỏ thì việc cấp phép diễn ra theo quy trình như trên nhưng do CỤC KIỂM LÂM ( Cấp trung ương quản lý)

Bạn hay "ai đó" có đủ thì giờ, tiền bạc để ra Hà Nội theo đuổi việc xin cấp phép lập trại nuôi cho Gà Lôi trắng với Cục Kiểm Lâm không ? Bạn chứng minh được nguồn gốc Gà lôi trắng nà bạn muốn nuôi không ?

Trên đây tôi chỉ tóm tắt nguyên tắc để nuôi Trĩ ( DVHD) nói chung thôi.
Thực tế, có nhiều chuyện tế nhị !!! bạn đừng phân bì sao " ai đó" bán công khai thì không sao, còn dân nuôi thì bị bắt !!!
bạn hãy quan sát trường hợp Luật cấm xe qúa tải, chở hàng cồnh kềnh v.v. và có cả các trạm cân xe để kiểm soát.
Vậy tại sao vẫn có xe ben chở đất, cát... chạy ầm ầm có sao đâu ??
Nếu bạn tìm được câu trả lời cho vụ xe quá tải mà không bị phạt, thì bạn sẽ tìm được cách bán Gà Lôi trắng mà " không sao"...
Thân ái
Hi bác ducmanh va cac ae trên diễn đàn!
Theo những ji e biết hôm nay chép ra cho ae tham khảo.Nghị định 32/2006/ND-CP
Điều 3,khoản 3 ghi rõ:''nhà nước khuyến khích,hỗ trợ,bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức,hộ gia đình,cá nhân đầu tư quản lý,bảo vệ và phat triển thực vật rừng,động vật rừng nguy cấp,quý hiếm.
Điều 9 khoản 2 quy đinh:''được phép chế biến,kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau :
- Các loài động vật rừng nguy cấp,quý hiếm,và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh sản.....''
(mà Các loài động vật rừng nguy cấp,quý hiếm la các loại nằm trong nhóm 1B,nếu không có lẽ đã được gọi la động vật hoang dã thông thường????)
Theo nghị định 82/2006/ND-CP
- Điều 6. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo
1. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.
2. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
c) Mẫu vật phải đư¬¬ợc đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại:
2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường):
4. Thông tin chi tiết về số lư¬¬ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:
5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ¬ư¬ợc việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ư¬¬ớc CITES và luật pháp quốc gia:
6. Nếu trại mới sản xuất đư¬¬ợc thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phư¬¬ơng pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất đư¬¬ợc thế hệ F2:
7. Sản lư¬¬ợng hàng năm trư¬¬ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xư¬¬ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):
9. Mô tả chi tiết phư¬¬ơng pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu:
10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trư¬ờng, cách thức lưu trữ thông tin:
11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ¬ư¬ớc, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ư¬¬ớc hoặc đư¬¬ợc đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ư¬¬ớc và luật pháp của quốc gia đó:
12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia:
13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước:


- Theo giải thích thì Cá thể thế hệ F1 là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.
Vậy nếu vô tình đi chơi ở rừng mà nhặt được ổ trứng mang về cho gà ấp nở ra,(Cá thể thế hệ F1...hợp tử được hình thành từ tự nhiên) sau một thời gian nuôi lớn mới phát hiên ra là gà lôi trắng,hông tía,gà tiền,thậm chí là trĩ sao...Liệu nguồn gốc có được cho là hợp pháp hay không?có được nuôi hay không?Nếu không được nuôi chẳng lẽ mang ra...làm thịt để bù lại nhưng tháng ngày bỏ công chăm sóc vất vả?
Có vài lời thảo luận cùng cac ae,hy vọng những ai có tâm huyết với việc bảo tôn ,gìn giữ nguồn gen các loài động thực vật đặc hữu,quý hiêm,nguy câp của Việt Nam,va những ai là người đại diện làm ra pháp luật...hãy cùng suy nghĩ về một quy định mới,một nghị định mới,một đạo luật mơi...hợp tình hợp lý và sát thực tế,hợp lòng dân hơn nữa...
 
up lên cho ae thảo luận tiếp nào....
 

up ké bác, cũng có 2 em trống 1 e mái giá 3,5tr/1 cặp nhé bác nào có nhu cầu pm 0985.323.921
 


Back
Top