Báo động dịch bệnh thối đỏ hại mía ở Tây Ninh

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trước tình hình dịch bệnh thối đỏ (còn gọi là bệnh rượu) phát sinh và gây hại ngày càng lan rộng trên các vùng mía ở chân đất thấp của tỉnh Tây Ninh, theo yêu cầu của lãnh đạo Cty CP Đường Biên Hoà, vào ngày 18/08/2009, đoàn cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường - Viện KHKT NN miền Nam, Phòng Quản lí Nông nghiệp của Cty CP Đường Biên Hoà và Nhà máy Đường Biên Hoà - Tây Ninh đã tiến hành khảo sát tại nơi được xác định là vùng "trung tâm" dịch bệnh thối đỏ hại mía là Trang trại Cofaci (Ấn Độ) tại huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.


Qua khảo sát, xem xét kỹ triệu chứng gây hại, đặc điểm phát sinh, phát triển, các cán bộ của cả 2 đơn vị đã đi tới thống nhất và khẳng định lại một lần nữa đây chính là loại bệnh thối đỏ, do một loài nấm có tên khoa học là: Glomerella tucumanesis gây bệnh.


Bệnh thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn vươn lóng, hại trong ruột do đó rất khó phát hiện sớm. Vết bệnh ban đầu chỉ là một chấm nhỏ màu hồng nhạt về sau lan dọc theo lóng tạo thành 1 mảng lớn có màu đỏ huyết, về già vết bệnh thối, lên men có mùi rượu, có vị nhạt chua, ruộng mía bị rỗng đi. Khi bệnh nặng làm cho vỏ bớt bóng, thân teo tóp lại, có những hạt nhỏ li ti màu đen, đó là đĩa cành của nấm. Lá cây mía bệnh bị héo vàng, sau đó toàn cây chết khô, xuất hiện đầu tiên ở lông màng, dọc theo gân chính sóng lá. Vết bệnh ban đầu là 1 đốm nhỏ màu hồng, về sau phát triển dọc theo gân lá và có hình bầu dục hoặc đôi khi là đường sọc dài 5-6 cm, có màu đỏ, làm cho lá gẫy gục.


Nấm bệnh sinh sản vô tính bằng đĩa cành, trong đĩa cành có cành bào tử phân sinh. Bào tử đơn bào ngắn hoặc hơi dài, không màu, thon. Đĩa cành có lông gai để bảo vệ. Giai đoạn sinh sản hữu tính ít gặp, sinh sản bằng quả thể, trên đỉnh quả thể có lỗ phóng bào tử. Nấm sinh sản, phát triển&#160;ở nhiệt&#160;độ&#160;27 – 32oC. Khi nhiệt độ < 10oC hoặc >31oC nấm bệnh sẽ ngừng sinh trưởng.


Bào tử mang bệnh lan truyền nhờ côn trùng, mưa gió, vết thương cơ giới; nảy mầm trong điều kiện có nước. Nguồn bệnh tồn tại trên cây bệnh ở vụ trước, lá hom. Bào tử hậu ở trong đất, khả năng sống 7-8 tháng. Nếu mía không được quan tâm chăm sóc, sinh trưởng kém, sức chống chịu kém sẽ tạo điều kiện để nấm xâm nhiễm. Khi trời mưa, gió, cây mía bị sâu đục thân phá hại, mía trồng trên nền ẩm ướt, không thoát nước, hoặc đất chua, cây sinh trưởng kém, bệnh sẽ rất dễ phát sinh và gây hại nặng. Giống mía vỏ xanh bệnh nặng hơn giống mía vỏ vàng.


Tình hình hiện tại hết sức nghiêm trọng, bởi qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy rằng bệnh chủ yếu xuất hiện gây hại trên giống K84-200, đây là một trong số các giống mía chủ lực của tỉnh Tây Ninh và là giống mía chủ yếu trên các vùng đất thấp, chưa có giống khác để thay thế. Theo tổng hợp của các nhà máy đường, trong vụ mía 2007-2008, trong tổng số diện tích mía ở Tây Ninh là 25.560 ha, đã có trên 19.600 ha ở vùng đất thấp, còn vụ 2008-2009, trong tổng số 17.000 ha mía, diện tích mía vùng thấp cũng chiếm khoảng 13.200 ha.


K84-200 là giống mía do Thái Lan chọn tạo, được nhập khẩu vào Việt Nam từ những năm cuối thập kỉ 1990, qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm, giống mía này đã được xác định là giống mía thích hợp cho vùng đất thấp do có tính ổn định cao về năng suất, chất lượng khá, có khả năng kháng bệnh than, thối đỏ và sâu đục thân khá tốt, chín trung bình... Ở Tây Ninh, sau khi đưa vào thử nghiệm hàng loạt giống mía mới trong giai đoạn từ 1996-2004, kể cả các giống mía tốt nhất của Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Úc... chỉ có K84-200 là còn trụ lại và phát triển, thay thế dần các giống mía khác và trở thành giống mía chủ lực của tỉnh, nhất là sau khi Tây Ninh có chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đưa cây mía xuống vùng thấp, và nó đã chứng tỏ được khả năng kháng bệnh khi vượt qua được đợt dịch bệnh than và thối đỏ gây hại nặng trong các năm 2003-2004 khiến giống mía chủ lực lúc đó là ROC16 bị loại hoàn toàn khỏi cơ cấu giống mía trong tỉnh.


Các cơ quan chuyên môn&#160;ở Tây Ninh cũng như các nhà máy đường trong tỉnh từ lâu đã thấy được sự nguy hiểm khi bị phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một giống mía duy nhất là K84-200, tuy nhiên, do công tác nghiên cứu, tạo chọn giống mía mới nhằm thay thế giống K84-200 của Tây Ninh thời gian qua chưa được đầu tư đúng mức và chưa đi đúng hướng, mặt khác do có nhiều ưu thế vượt trội như đã trình bày ở trên nên nhiều năm nay mặc nhiên sự tồn tại và phát triển của 2 trong số 3 nhà máy đường ở Tây Ninh là Bourbon Tây Ninh và Biên Hoà Tây Ninh đã hoàn toàn phụ thuộc vào giống K84-200. Riêng nhà máy đường Nước Trong, do có một diện tích mía khá lớn ở vùng đất cao, với các giống chủ lực là VN84-4137, VN85-1427 và DLM24 nên ít bị ảnh hưởng.


Vụ ép 2009-2010 đã tới gần, do có cơ cấu giống mía chín sớm ở vùng đất cao nên Nhà máy đường Nước Trong đã vào vụ ép từ giữa tháng 8/2009, sớm hơn khoảng 2,5 tháng so với thời gian vào vụ chế biến dự kiến của 2 nhà máy còn lại là Bourbon Tây Ninh và Biên Hoà Tây Ninh (vào đầu tháng 10/2009). Khoảng thời gian từ nay tới đó sẽ "giúp" cho bệnh thối đỏ tiếp tục lây lan và gây hại trên diện rộng, đe doạ nghiêm trọng tới thu nhập của người trồng mía và hiệu quả chế biến của 2 nhà máy đường nêu trên. Ngoài ra, dịch bệnh thối đỏ này cũng gây lúng túng và khó khăn đáng kể đối với kế hoạch trồng mới vụ đông xuân 2009-2010 sắp đến gần của các nhà máy đường trong tỉnh Tây Ninh. Đến thời điểm ngày 18/8/2009, theo ước đoán của các cán bộ quản lí của Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh, toàn tỉnh Tây Ninh đã có khoảng 800 ha mía, chủ yếu là diện tích mía K84-200 sắp thu hoạch bị nhiễm bệnh từ mức trung bình đến nặng, trong đó Bourbon Tây Ninh có khoảng 350 ha, Biên Hoà Tây Ninh có khoảng 150 ha và Trại Cofaci của Ấn Độ có khoảng 300 ha. Diện tích mía bị bệnh chủ yếu tập trung ở các vùng đất thấp, khó thoát nước, chăm sóc kém của 2 huyện Châu Thành và Bến Cầu. Các huyện có vùng mía ở chân đất thấp khá nhiều khác là Dương Minh Châu, Tân Biên được báo cáo là chưa bị bệnh lây lan. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nếu không có các biện pháp cách ly, phòng ngừa kịp thời, chỉ cần qua vụ thu hoạch 2009-2010, có thể toàn bộ diện tích mía giống K84-200 ở vùng đất thấp của Tây Ninh sẽ bị nhiễm bệnh, vì bệnh rất dễ dàng lây lan qua nguồn nước chảy, qua dụng cụ thu hoạch, qua vận chuyển mía giống. Ruộng mía lớn bị bệnh có thể vẫn cho năng suất nhưng chữ đường rất thấp, thậm chí không còn chữ đường do tất cả lượng đường đã bị chuyển hoá thành rượu và một số hoá chất khác.







Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top