bệnh của cây ớt

  • Thread starter hoidap
  • Ngày gửi
ớt của tôi được 2 tháng tuổi mà cây bệnh héo lá gốc. tôi phải lám s???????
 


Nếu bạn muốn nhận câu trả lời đầy đủ hơn thì bạn nên mô tả bệnh kỹ hơn, có hình ảnh đính kèm thì anh em mới biết chính xác là bị bệnh gì để có phương pháp điều trị chính xác hơn được, Còn chỉ nói như bác thì đúng là cây của bác bị nấm nên phun thuốc trị nấm.
 
em sưu tầm được có thế này. bác đọc xem có giúp j được không.
năm nay em cũng có ý định trồng xen canh khoảng 1 héc ta.
chúc vườn ớt của bác chóng khỏi bệnh!

Hiện nay, một số nông dân trong tỉnh trồng ớt bán ăn tươi cho hiệu quả kinh tế khá cao. Cây ớt tuy dễ trồng, song phải đảm bảo một số quy trình về kỹ thuật trồng, chăm sóc năng suất và chất lượng mới cao.

Ảnh minh họa
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm, vụ sớm gieo hạt vào tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 và tháng 1. Vụ đông-xuân gieo hạt vào tháng 10 - 11 và thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch. Vụ hè-thu trồng ớt vào tháng 4-5, thu hoạch 8-9.1/ Cách chọn giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến là ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt búng, ớt hiểm... Tùy theo vùng sử dụng mà chọn loại ớt nào có giá hơn thì trồng. Ớt giống phải chọn loại tốt, không có mầm bệnh và năng suất cao để trồng.
2/ Chuẩn bị đất:
Đất trước khi trồng ớt phải cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1m. Sau đó bón lót khoảng 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
3/ Cách trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây con có từ 4-5 lá (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
4/ Chăm sóc:
Tưới nước: Vào mùa mưa ruộng trồng ớt phải đảm bảo thoát nước tốt, còn mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Khi tưới nên tưới rãnh là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
- Khi cây ớt lên cao hơn 20cm tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Chú ý nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây nilông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
5/ Bón phân:
- Phân bón cho cây ớt nên chia làm 4 lần:
+ Lần 1: Sau khi trồng ớt được 20 - 25 ngày bón khoảng 4kg urê, 3kg kali, 10kg NPK (16-16-8), 2kg Calcium nitrat.
+ Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều thì bón 6 kg urê, 5kg kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8), 2kg Calcium nitrat.
+ Lần 3: Khi bắt đầu thu trái bón tiếp 6 kg urê, 5kg kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8), 3kg Calcium nitrat.
+ Lần 4: Khi thu hoạch rộ bón 4 kg urê, 4 kg kali, 10-15 kg NPK (16-16-8), 3kg Calcium nitrat. Chú ý trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, bà con nông dân cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng để cây ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6/ Thu hoạch:
- Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu vàng, đỏ. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt thường cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/hécta.
7/ Phòng trừ một số sâu, bệnh:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, đục thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B....
- Bệnh héo chết cây: Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên khi phát hiện cần nhổ sớm và tiêu hủy. Sau đó dùng vôi bột rải vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil.
Nguyệt Hạ (tổng hợp)

Bệnh ớt

Theo Mark McMullanVậy là bạn đã mua (hay lấy) hạt giống ớt, cẩn thận gieo trồng và cung cấp những điều kiện phát triển tối ưu. Tuy nhiên mối nguy hiểm ẩn chứa ở mọi ngóc ngách của vườn cây với hàng loạt sâu hại hung bạo và các mầm bệnh sẵn sàng phá hoại cây ớt của bạn một cách bừa bãi trước khi bạn kịp nhận ra. Nhìn chung có hai loại yếu tố có thể làm cây ớt của bạn bị chết và bị phá hoại - các tác nhân sống (sinh vật) và các tác nhân phi sinh vật. Các tác nhân sống bao gồm sâu bọ, vi khuẩn, nấm và virut. Các tác nhân phi sinh vật bao gồm nhiệt độ quá cao, độ ẩm thừa thãi, ánh sáng yếu, không đủ dưỡng chất, độ pH của đất trồng nghèo nàn và không khí ô nhiễm. Hướng dẫn này nhằm cung cấp một tổng quan về một số loại tác nhân sống phổ biến hơn cả có thể ảnh hưởng đến cây ớt để giúp bạn xác định 'kẻ thù' và cung cấp cho bạn một số trang bị để chiến đấu chống lại chúng. Sau rốt, chúc cây ớt của bạn có vòng đời khỏe mạnh và cho một vụ thu hoạch bội thu với những quả ớt xinh xắn. Hiểu Biết Về Kẻ Thù!Không may là có hàng loạt sâu hại và mầm bệnh có thể ảnh hưởng tới cây ớt. Các tác nhân này tập trung nhiều hơn ở các vùng có khí hậu nóng hơn như Caribbe và châu Mỹ. Mặc dù hầu hết các loài côn trùng đều gây kích ứng hơn là làm chết cây và chỉ gây thiệt hại cục bộ, vấn đề là những mầm bệnh mà chúng mang theo có thể gây ra những thiệt hại thực sự. Theo một nghiên cứu của Green, S. K. và Kim, J. S (1991), hơn một nửa số virut đã biết được truyền vào cây qua loài rệp vừng (côn trùng phá hoại cây). Rệp ngô, mọt, bọ cánh trắng, bọ cánh cứng và giun tròn truyền nhiễm các virut còn lại. Một số vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh Thối lá do vi khuẩn và Virut Đốm Lá (TMV) được truyền nhiễm bởi sự tiếp xúc trực tiếp với cây, đất trồng hay dụng cụ làm vườn bị nhiễm bệnh, những bệnh khác truyền nhiễm qua những cơ chế chưa được biết đến. Các cây ớt nhiễm bệnh có thể thể hiện nhiều triệu chứng, làm cho việc chẩn đoán cực kỳ khó khắn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm lá phát triển khác thường, biến màu, phát triển còi cọc, cây nhăn nheo và quả bị hỏng. Mặc dù các loài sâu hại và mầm bệnh có thể gây ra những tổn thất hoa lợi đáng kể hay làm cây ớt bị chết, không có tác nhân nào được tin là ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh
Theo quy luật chung, hầu hết sâu hại và mầm bệnh không thể diệt trừ tận gốc, nhưng chúng có thể được chế ngự và kiểm soát để tối thiểu hóa thiệt hại 'phụ'. Khi vấn đề đã xảy ra thì thường rất khó kiểm soát. Để chế ngự các vấn đề có thể có, việc phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và sự triển khai nhanh chóng các biện pháp phòng ngừa sẽ cho phép bạn kiểm soát hầu hết các vấn đề trước khi có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, vì lợi ích môi trường, trước khi tự động sử dụng chai thuốc trừ sâu, có một số chiến lược hữu cơ thân thiện hơn và dễ dàng hơn nhiều có thể triển khai, cụ thể là để kiểm soát sâu bọ. Không may là những bệnh truyền nhiễm do virut và nấm nghiêm trọng hơn có thể đòi hỏi phải triển khai Chiến tranh Hóa học. Tuy nhiên, hãy luôn đọc hướng dẫn trên chai thuốc một cách kỹ lưỡng và thật cẩn thận khi sử dụng các tác nhân hóa học.
Các Chiến Lược Hữu Cơ để Chế Ngự Sâu Hại
1. Biết chịu một số thiệt hại: Hầu hết các cây ớt khỏe mạnh có thể chịu đựng một số thiệt hại mà không bị những vấn đề nghiêm trọng trong dài hạn hay sự sụt giảm về sản lượng. Lá bị gặm/ quả bị hỏng có thể dễ dàng loại bỏ để duy trì hình thức đẹp của cây ớt.2. Mời đón 'Những người bạn tốt': Giống rệp vừng xuất hiện nhiều vào mùa xuân có thể đáng báo động đối với nhiều người trồng ớt. Việc đưa đến những thiên địch tự nhiên như Bọ rùa, Ong Bắp cày và bọ Lacewing sẽ giúp bạn dọn dẹp hầu hết sự phá hoại cục bộ trong khoảng hơn một tháng. 3. Bắt bằng tay/Truy bắt: Truy bắt sên và ốc sên và vứt bỏ chúng có thể là một bài tập giúp bạn vừa lòng, đặc biệt nếu những kẻ phá hoại nhỏ bé này đã tàn phá những cây ớt của bạn. 'Truy bắt sên' ban đêm trong thời tiết ẩm ướt có thể có hiệu quả hơn.4. Ống phun nước: Một ống phun nước mạnh sẽ giúp tạm thời xua ruồi, rệp vừng và các sâu hại khác khỏi các cây ớt trưởng thành. Tuy nhiên, hãy cẩn thận không phun ướt quá hay làm hỏng cây ớt và tránh sử dụng phương pháp này cho các mầm non.5. Loại bỏ các cây hoặc các bộ phận cây ớt bị bệnh hoặc: Chỉ cần loại ra và vứt bỏ những cây bị hư hại quá là có thể giúp giảm nhẹ vấn đề và ngăn sự lây lan sang các cây bên cạnh.6. Đảo vụ: Đây là một chiến lược đặc biệt quan trọng để xử lý các mầm bệnh trong đất trồng chẳng hạn như bệnh Héo lá do nấm (Thán thư) và bệnh thối rễ.7. Trồng các cây ớt kháng sâu hại & chịu sâu hại: Nhiều giống lai, cụ thể là một số giống ớt ngọt mới đã được phát triển để có một sức chịu đựng cụ thể đối với những mầm bệnh như Virut khảm lá (TMV) và Đốm lá do vi khuẩn.8. Phòng bệnh: Khi trồng ớt trong chậu, có thể đất cằn cỗi đã được sử dụng. Đất cằn cỗi có thể đã có sự hiện diện của nhiều dạng vi khuẩn, nấm, & sâu bọ. Rất có thể vi khuẩn hiện diện ở đây không phải là vi khuẩn có ích. Tuy nhiên, cũng như bạn có thể mua sữa chua chứa lợi khuẩn từ siêu thị, bạn cũng có thể mua lợi khuẩn cho đất trồng của bạn (cho dù hơi khó hơn một chut). Nấm Mycorhizzal có ích cũng rất hữu dụng, và loài nấm này đang trở nên phổ biến ở nhiều cửa hàng trực tuyến. Nó có thể hữu ích tùy thuộc vào những điều kiện trồng trọt của bạn, giúp đất trồng có những loài côn trùng có ích. Việc dẫn đến những vi khuẩn, nấm, và côn trùng cộng sinh sẽ hạn chế khả năng bị xấm lấn bởi các dạng ký sinh trùng. Ngoài việc hỗ trợ cho sự phát triển của cây ớt và mang lại sức chịu đựng những biến cố của môi trường, nhiều dạng vi khuẩn và nấm Mycorhizzal còn được cho là giúp cây ớt phòng chống được các mầm bệnh và virut. Ngoài ra, chúng còn hữu ích trong việc giảm nhẹ những điều kiện làm cho các mầm bệnh và virut đó phát triển.


Vấn Đề Là Gì? Hướng Dẫn Tham Khảo
Trừ khi bạn là một chuyên gia phân loại hoặc dễ dàng sử dụng phòng thí nghiệm, chẩn đoán chính xác về vấn đề có lẽ là việc khó khăn nhất (nhưng lại quan trọng nhất) trong trận chiến của bạn với các kẻ thù vì hàng loạt vấn để có thể có những triệu chứng rất giống nhau. Các thông tin dưới đây có thể sẽ giúp bạn thu hẹp vấn đề. Lá Cây: Chuyển Màu Vàng - hãy xem các phần nói về Bọ vừng, Bọ cánh trắng, Giun tròn và Bệnh héo lá- còn có thể do thiếu Đạm hay Magiê, thiếu khoáng, hoặc úng nước Chuyển Màu Nâu - xem Bệnh Đốm lá do vi khuẩn và Bệnh Bạc lá Phytopthora- còn có thể do thừa đạm.Bị quăn/Biến dạng - xem phần Bọ vừng, Bọ trĩ, Nhện và VirutBị đục lỗ - xem phần ôc sên & sên và bọ chétSém - xem phần cháy nắng - có thể bị cháy do hóa chất hoặc phân bón Bị đốm/Nhọt - xem bệnh Đốm lá do vi khuẩn, bệnh Đốm lá trắng do Nấm mốc bột Cercospora, bệnh bạc lá Phytopthora và virut
- còn có thể bị tổn thương do hóa chất Cây Ớt: Thân Chuyển Màu Nâu - xem bệnh Đốm lá do vi khuẩn và bệnh bạc lá Phytopthora- còn có thể do thiếu nướcBị Héo - xem bệnh Héo lá, Héo do vi khuẩn & bệnh bạc lá Phytopthora- còn có thể do tưới nước quá ít/quá nhiềuCây Bị Đổ - có thể do đất bị úng nước, gốc cây không đủ chắc hay rễ cây kém phát triểnChậm phát triển - có thể do không đủ ánh sấng, đất cằn, nhiệt độ thấp. Lưu ý một số loài ớt, cụ thể là ớt Trung Quốc nổi tiếng là chậm phát triển Quả Ớt: Có Lỗ - xem phần ốc sên & sên và giòi ớt- Chim chóc và một số loài vật cũng đôi khi ăn quả ớt (sức vật thường có xu hướng không ăn các loại ớt trừ những loại dịu nhất - tuy vậy chúng có thể thử gặm loại cay hơn).Bị đốm/phai màu - xem phần Bệnh loét cây, bệnh Đốm lá do vi khuẩn, bệnh Thối đầu hoa, bệnh bạc lá Phytopthora, Mốc xám và bọ trĩ- còn có thể do cháy nắng hoặc thiếu dưỡng chấtBị biến dạng- xem phần Bọ trĩ, Nhện mọt và virut. Thụ phấn kém cũng có thể gây ra vấn đề nàyThối Mềm- xem bệnh Thối Mềm do vi khuẩn và mốc xám Không Chín Được - thời gian chín không đủ có thể là vấn đề

Các Côn Trùng Gây Hại
Các côn trùng thích "thưởng thức" cây ớt của bạn là ốc sên & sên, bọ vừng (cánh xanh/cánh đen), giòi ớt, bọ cánh trắng và giun tròn. Bọ dừa, sâu ngài đêm, sâu gai, bọ trĩ, nhện mọt và sâu ăn lá ít phổ biến hơn. Để kiểm soát các vấn đề về côn trùng, việc kiểm tra thường xuyên lại là chìa khóa cho sự thành công. Sên & Ốc sên có lẽ là kẻ thù số 1 của người làm vườn, những chú quỷ con này có thể khá vui sướng khi biến một trong những mẫu cây ớt tuyệt vời của bạn thành phó mát trong một đêm trước khi trườn trở lại nơi ẩn náu, để bạn phải thắc mắc là điều gì đã xảy ra. May mắn là hầu hết loài sên và ốc sên đều để lại phia sau một mẩu chứng cứ phạm tội giúp chẩn đoán vấn đề và lần theo dấu vết của chúng, một dải nhớt! Loài sên là sinh vật lưỡng tính (chúng có thể tự sinh sản) và có thể sản xuất hàng tá trứng vài lần trong một năm. Các cụm trứng sên trông giống như những cọc thịt đông nhỏ màu hơi trắng và nở ở bất cứ nơi nào từ 10 tới 28 ngày. Hãy vứt bỏ mọi chú sên và đám trứng nào mà bạn tìm thấy. Săn tìm sên một cách thông thường là việc làm đơn giản nhất. Trồng ớt trong các hộp xốp, sử dụng băng/thảm đồng (đặt xung quanh cây) và thậm chí dầu tỏi cũng đã được những người làm vườn sử dụng thành công để xua đuổi loài vật này. Rệp vừng (Rệp cánh xanh/Rệp cánh đen) là một trong những sâu hại phổ biến và gây phiền phức nhất. Chúng đặc biệt bị thu hút bởi những chồi non mềm, hút khô nước của cây ớt và làm cho chồi và lá bị biến dạng. Cây ớt trồng trong nhà và xa các thiên địch tự nhiên có thể đặc biệt dễ bị phá hoại bởi rệp vừng. Sự phá hoại mức độ nhỏ tương đối dễ kiểm soát. Một biện pháp đó là mang đến những thiên địch tự nhiên để làm thay công việc cho bạn. Cách thứ hai là thu hút chúng khỏi cây ớt của bạn bằng cách trồng Cúc Vạn thọ (cúc vạn thọ và cúc xu xi) gần bên cạnh. Cúc Vạn thọ là một thức ăn ưa thích của rệp vừng và về lý thuyết thì chúng sẽ thích Cúc Vạn thọ hơn là cây ớt của bạn.Những cách thân thiện với môi trường khác để kiểm soát rệp vừng bao gồm chà xát để giết chúng bằng ngón tay hoặc phun lên chúng một dung dịch xà bông rất loãng, khoảng một thìa cà phê xà bông loãng nhẹ nhàng (gần 100% axit béo nếu có thể - tránh loại kháng khuẩn, có nước hoa, & chất tẩy) pha với vài lít nước. Sự phá hoại nghiêm trọng hơn sẽ khó trừ hơn và có lẽ tốt hơn nên cô lập cây ớt bị bệnh để ngăn ngừa vấn đề lan rộng sang các cây ớt khác. Không may là việc phun rửa các cây ớt bị nhiễm bệnh nghiêm trọng sẽ chỉ tạm thời giảm nhẹ bệnh và có thể chỉ đánh bật rệp vừng từ cây ớt này sang cây ớt khác. Bọ dừa dài khoảng 2mm, có hình thức sáng bóng với hai chân mở rộng phía sau để có thể nhảy. Bọ dừa trưởng thành ăn phần dưới của lá non và để lại những hố nhỏ hoặc những lỗ có hình dạng bất thường. Ấu trùng bọ chủ yếu sống trong đất và ăn rễ cây, nhưng gây ít thiệt hại hơn. Đảm bảo sự nảy mầm và sự phát triển nhanh của các chồ non để chúng lớn qua giai đoạn dễ tổn thương này một cách nhanh chóng. Bọ dừa ăn vào giữa ngày, và chúng không thích bị ướt. Hãy tưới nước vào bữa trưa của chúng có thể làm giảm nhẹ vấn đề. Giòi ớt (sâu non) có màu vàng hơi trắng, có đầu nhọn và dài khoảng 0.5inch khi phát triển hoàn toàn. Giòi ăn ruột quả ớt và làm cho quả ớt bị ăn trở nên đỏ sớm và bị thối.
Hãy kiểm tra quả ớt xem có bị chích những lỗ nhỏ không và tiêu hủy mọi quả ớt bị nhiễm. Những quả ớt thối sẽ thu hút các loài ruồi khác nếu vẫn để lại trong vườn. Giun tròn làm thối rễ là loài giun tròn cực nhỏ, hình giống con lươn sống trong đất và ăn rễ ớt. Rễ bị phá hoại làm giảm khả năng của cây ớt để lấy nước và các và các dưỡng chất quan trọng. Các triệu chứng rất khác nhau theo độ tuổi của cây và mức độ trầm trọng của sự phá hoại, nhưng kể cả cây héo, ít quả và sự phát triển của những chỗ thối trên rễ cây có thể khác nhau về kích thước từ nhỏ hơn đầu đinh đến lớn hơn hạt đỗ. Vấn đề có thể đặc biệt nghiêm trọng ở đất cát. Việc đảo vụ và bổ sung chất hữu cơ vào đất cát có thể giúp giảm tác động của giun tròn. Cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề là trồng những giống kháng bệnh (thường được ghi bằng chữ N trên bao bì hạt giống) như giống California Wonder & Charleston Belle. Nhện mọt có thể là một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt là trong những thời gian có thời tiết nóng và khô. Chúng ăn phần dưới của lá ớt và bằng mắt thường có thể thấy như những vết đốm chuyển động. Khi sự phá hoại ở mức cao, lá cây ớt sẽ có lưới nhện phía trên; nếu không được kiểm soát, những chú mọt này có thể làm chết cây ớt. Những lá ớt nhiễm mọt thường quăn xuống dưới và lá có hình thức lốm đốm nhỏ, mặc dù bao gồm hàng trăm hoặc hàng ngàn đốm vàng bao quanh. Một kỹ thuật đơn giản để nhận dạng mọt là rạch một chiếc lá nhiễm mọt trên một mẩu giấy trắng. Chờ vài giây và xem chuyển động của chúng. Nhện mọt đỏ sinh sản ở những chỗ nóng và khô. Nếu bạn có thể tăng độ ẩm xung quanh cây, bạn sẽ giảm tỷ lệ tái sinh của loài sâu hại này. Làm ẩm ướt các khu vực bị nhiễm. Đối với cây ớt trồng trong chậu trong nhà, cho chúng một kỳ nghỉ ngắn ở đâu đó mát mẻ và nhiều ẩm hơn (phòng tắm chẳng hạn) có thể giúp loại bỏ được sự phá hoại này. Bọ trĩ rất nhiều về giống loài và tất cả đều cực kỳ nhỏ bé. Chúng rất mảnh và có thể có màu trắng, vàng, nâu hay màu đen. Lá cây ớt bị ảnh hưởng bởi bọ trĩ thường bị méo mó và bị quăn xuống dưới. Bề mặt dưới của lá ớt có thể xuất hiện một vệt sáng bạc rồi sau đó chuyển sang màu đồng. Thiệt hại trên quả ớt biểu hiện thành những vùng màu nâu hay màu bạc gần đài quả. Bọ trĩ không thường xuyên cần phải kiểm soát do có thiên địch là những côn trùng ăn mọt sẽ làm công việc đó cho bạn. Bọ cánh trắng là loài côn trùng nhỏ (dài 1.5mm) với đối cánh rộng bay lên từ cây ớt khi bị đuổi. Chúng ăn nhựa cây từ lá, làm cho chúng trở nên teo lại, chuyển màu vàng và rụng. Bọ cánh trắng còn tiết ra dịch ngọt có thể khiến tán lá trở nên dính nhớp nháp và bị phủ bởi một lớp đen như bồ hóng.Việc kiểm soát bọ cánh trắng là rất khó khăn, do chỉ giai đoạn cuối trong vòng đời của bọ cánh trắng (giai đoạn biết bay) mới bị tổn thương nhờ xịt nước. Sự khó khăn ở đây là vì chúng có vòng đời rất ngắn. Để loài trừ loài sâu hại này, việc thường xuyên phun nước là rất cần thiết - ít nhất mỗi tuần một lần, và cho nhiều tuần/nhiều tháng. Những công việc trồng trọt phù hợp chẳng hạn như loại bỏ cách cây bị nhiễm, xén tỉa bớt ngọn của những cây phát triển sớm hơn, và/hoặc sử dụng một dung dịch xà bông pha loãng nhẹ nhàng (có thành phần axit béo) cũng là những cách kiểm soát khả thi. Sự kiên trì là rất cần thiết để có những sự kiểm soát tốt nhất.
Các Bệnh Do Vi Khuẩn & Nấm
Bệnh loét quả là do nấm Colletotrichum piperatum và C.capsici và dễ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, độ ẩm cao và sự tuần hoàn kém của dòng nước trong vườn cây. Cả các giống ớt ngọt lẫn các giống ớt cay đều dễ bị tổn thương với bệnh này. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây ớt, quả ớt có thể bị thiệt hại nặng. Các triệu chứng xuất hiện trên cả quả chín lẫn quả xanh và đặc trưng bởi các vết lõm, hình tròn có thể có đường kính tới 1 inch. Trong điều kiện ẩm ướt, có thể xuất hiện các túi bào tử hồng hoặc vàng. Đảo vụ và sử dụng hạt giống sạch mầm bệnh. Nếu bệnh nặng, có thể phải sử dụng thuốc diệt nấm. Bệnh Đốm Lá Do Vi Khuẩn do vi khuẩn từ hạt giống Xanthomonas campestris pv vesicatoria gây ra, loài này còn gây ra bệnh đốm lá vi khuẩn ở cà chua và là một trong những căn bệnh do vi khuẩn nghiêm trọng nhất ảnh hướng đến cây ớt. Các nguồn bệnh chủ yếu là hạt giống và cây ghép bị nhiễm bệnh. Các điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Bệnh này trước tiên xuất hiện dưới dạng những vùng ướt đẫm nước có đường kính lên tới 1 inch. Các đốm bệnh có vùng trung tâm màu đen và các quầng màu vàng. Các đốm này phủ trên bề mặt trên của lá, ngược lại ở mặt dưới thì các đốm bệnh trồi lên và giống vảy. Lá ớt bị đốm nặng cuối cùng sẽ chuyển vàng và rụng xuống, làm cho quả ớt dễ bị cháy nắng. Đảo vụ và sử dụng giống cây sạch mầm bệnh. Việc sử dụng thuốc diệt nấm có đồng có thể sẽ thành công tuy nhiên sử dụng quá liều có thể làm chamaj sự phát triển và làm cây ớt bị thiệt hại Bệnh Thối Mềm Do Vi Khuẩn do khuẩn Erwinia carotovora pv carotovora gây ra và ảnh hưởng tới quả ớt. Các mô bên trong quả ớt mềm đi trước khi rốt cuộc biến thành một khối mọng nước và có mùi hôi thối. Vấn đề này sẽ tệ hơn trong thời tiết ẩm ướt vì vi khuẩn sẽ bắn từ dưới đất lên quả. Bệnh còn có thể bắt đầu do bị côn trùng làm tổn thương. Hãy để cây ớt tách khỏi mặt đất (trên các giàn của nhà kính) nếu có thể và việc kiểm soát côn trùng có thể giúp giảm mối đe dọa của bệnh này. Bệnh Héo Lá Do Vi Khuẩn do khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Các triệu chứng ban đầu sẽ bắt đầu với việc lá cây ớt héo đi. Sau vài ngày, toàn bộ cây sẽ bị héo mà không có lá nào chuyển vàng. Bạn có thể kiểm tra loài vi khuẩn này bằng cách cắt rễ và phần thân dưới; hãy tìm các dòng vi khuẩn trắng màu sữa khi chúng lơ lửng trong nước. Cách kiểm soát tốt nhất là trồng các giống ớt và cây ghép sạch bệnh và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh. Bệnh Đốm Lá do Nấm Cercospora (Mắt Ếch) do nấm Cercospora capsici gây ra và sẽ tệ hơn trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm. Bệnh này đặc trưng bởi những tổn thương ở lá cây có hình tròn màu nâu nhỏ có vẻ như đẫm nước. Lá có thể rụng nhiều khi bị phá hoại. Giống ớt sạch bệnh và đảo vụ là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với loại bệnh này. Luồng không khí thoáng mát quanh cây ớt ở những chỗ được che chắn (nhà kính) cũng sẽ giúp tối thiểu hóa vấn đề này. Thuốc diệt nấm có thể là giải pháp tốt nhất nếu vấn đề rộng ra. Bệnh Héo Mầm do chất lượng hạt giống kém, độ sâu gieo hạt không phù hợp, độ mặn cao, một lớp hạt giống bị ẩm hay việc thiếu hụt dưỡng chất trầm trọng. Một số loại nấm như Pythium, Rhizoctonia và Fusarium cũng liên quan đến vấn đề này. Mầm cây ớt không trồi lên được (héo trước khi trồi lên), mầm cây gãy do quá nhỏ (héo mầm sau khi trồi lên), hay mầm cây ớt còi cọc (thối rễ và thối đầu). Để kiểm soát vấn đề này, hãy chỉ trồng hạt giống có chất lượng cao hoặc cây ghép khỏe mạnh và tránh dùng đất trồng thoát nước kém. Không khí thông thoáng sẽ làm giảm độ ẩm bề mặt, và do đó giảm khả năng bị héo mầm. Việc sử dụng thuốc diệt nấm, chẳng hạn như thuốc nấm có đồng, hay thậm chỉ chỉ cần tưới nước có pha trà hoa cúc (cung cấp chất diệt nấm nhẹ với sức mạnh thông thường), có thể giảm khả năng bị héo mầm thêm. Mốc Xám là vấn đề tương đối phổ biến và do nấm xám Botrytis gây ra. Các triệu chứng bao gồm sự hư hỏng đột ngột của các mô mọng, chẳng hạn các lá non, thân, và hóa ớt. Các khối bào tử xám dạng bột xuất hiện trên bề mặt các mô chết của cây ớt. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh này. Đảm bảo cho cây ớt của bạn có sự lưu thông không khí tốt sẽ giúp giảm nhẹ vấn đề này. Thuốc diệt nấm có thể là cách tốt nhất nếu mốc nghiêm trọng. Bệnh Bạc Lá Phytophthora (Héo Tươi) do loài nấm Phytophthora capsici ở trong nước gây ra và thường quan sát thấy ở những khu vực úng nước. Loài nấm này có thể xâm lấn tất cả các bộ phận của cây ớt gây ra ít nhất ba triệu chứng riêng biệt: lá bị bạc, quả bị thối, và rễ thối. Nấm phát triển mạnh nhờ thời tiết ấm và ẩm. Cây ớt bị bệnh thường héo và chết, để lại thân, lá màu nâu và quả nhỏ, kém chất lượng. Nếu nấm xấm nhập vào rễ ớt, trò chơi sẽ kết thúc vì cây ớt không thể lấy đủ nước (do rễ thối), héo đột ngột, và cuối cùng chết lụi. Các triệu chứng của bệnh bạc lá nghiêm trọng bao gồm các đốm nâu hay đen mà có thể làm chết cục bộ một phần cây ớt. Các khu vực bị ảnh hưởng thường được bao phủ bởi bụi mốc trắng. Tránh tưới nước thừa thãi và đất thoát nước kém. Thuốc diệt nấm có thể được sử dụng để chữa trị cho bệnh bạc lá và thối quả. Rễ thối thì cây thường là bị chết. Nấm Mốc Bột do loài nấm Leveillula taurica gây ra và chủ yếu ảnh hướng tới lá trên cây ớt trong các điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở những lá già ngay trước hoặc trên chùm quả, bệnh có thể phát triển ở mọi giai đoạn phát triển của cây. Các triệu chứng gồm có đốm loang lổ, màu trắng, dạng bột phát triển lên có thể bao trùm toàn bộ bề mặt lá. Các lá chết sẽ bị rụng, làm cho quả dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Nấm mốc bột chủ yếu được kiềm chế bằng thuốc diệt nấm. Tuy nhiên các bình xịt thuốc muối lưu huỳnh và kali đã được biết đến là có thành công. Bệnh Héo do Nấm Verticillium do nấm Verticillium dahliae trú ngụ trong đất trồng gây ra và có thể lây nhiễm cho cây ớt ở mọi giai đoạn phát triển. Nhiệt độ không khí và đất trồng mát mẻ tại điều kiện cho nấm này phát triểu. Vấn đề này đặc biệt khó nhận biết, do các triệu chứng rất đa dạng. Cây ớt có thể bị vàng lá và phát triển còi cọc. Khi bệnh tiến triển, cây ớt có thể rụng lá và cuối cùng có thể chết. Nếu cắt ngang thân, có thể thấy màu bị phai thành nâu. Đảo vụ là cách kiểm soát tốt nhất. Chưa có giống cây kháng hay thuốc diệt loại nấm này bằng hóa chất. Mốc Trắng isdo nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra. Bệnh làm bất cứ bộ phận nào của cây phía trên mặt đất bị bạc đi hoặc bị thối. Ban đầu, khu vực bị ảnh hưởng trên cây có màu xanh đậm, trơn nhờn, hoặc có vẻ đẫm nước. Trên thân, chỗ thương tổn có thể có màu nâu hay xám. Nếu độ ẩm cao, một vùng mốc trắng có phủ lông tơ có thể xuất hiện. Các cách kiểm soát bao gồm làm cho đất thoát nước tốt, khoảng cách giữa các cây ớt cho thích hợp, đảo vụ, và thận trọng loại bỏ tất cả các cây bị nhiễm càng sớm càng tốt. Không ủ làm phân hay sử dụng các cây bị bệnh làm lớp phủ.
Các Bệnh Do Virut
Virut Khảm Ớt & Virut Vằn Ớt (PeMV) do rệp vừng và các côn trùng nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với cây ớt. Cây còi cọc, quả méo mó, và giảm sản lượng là tất cả các triệu chứng của bệnh.
Kiểm soát rệp vừng và vệ sinh tốt. Trồng các giống kháng bệnh là cách tốt nhất để tránh vấn đề này. Việc phát hiện sớm và loại bỏ các cây ớt nhiễm bệnh sẽ giảm nhẹ vấn đề, nhưng việc kiểm soát hoàn toàn thường là rất khó khăn.Virut Khắc Thuốc Lá (TEV) do rệp vừng và các côn trùng nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với cây ớt. Các dải gân lá màu xanh đậm, lá biến dạng và cây phát triển còi cọc là các triệu chứng. Ớt Tabasco đặc biệt dễ bị tổn thương với căn bệnh này và thường héo và chết. Kiểm soát rệp vừng và vệ sinh tốt. Trồng các giống kháng bệnh là cách tốt nhất để tránh vấn đề này. Việc phát hiện sớm và loại bỏ các cây ớt nhiễm bệnh sẽ giảm nhẹ vấn đề, nhưng việc kiểm soát hoàn toàn thường là rất khó khăn. Virut Khảm Thuốc Lá (TMV) là căn bệnh có độ truyền nhiễm cao và dai dẳng được mang theo bởi các sợi thuốc lá trong điếu thuốc và lan truyền một cách cơ học, bởi những bàn tay bị nhiễm sờ vào cồn cụ hoặc cây ớt. Các triệu chứng có thể bao gồm lá bị xoắn, quả bị đốm hoặc lốm đốm, cây còi cọc và lá rụng quá nhiều. Những người hút thuốc nên tẩy trùng bàn tay (có thể bằng sữa) kỹ càng trước khi làm vườn. Trồng các giống kháng bệnh là cách phòng ngừa tốt nhất. Việc phát hiện sớm và loại bỏ các cây ớt nhiễm bệnh sẽ giảm nhẹ vấn đề, nhưng việc kiểm soát hoàn toàn thường là rất khó khăn.


Chọn giống: http://www.ssc.com.vn/vn/product.php?id_cat=5&id_group=6&id_set=31
http://lakmin.com/trong-ot-chi-thien-lai-f1-capri-45-lai-cao/

Theo Mark McMullan
Ớt là một loài cây kỳ diệu. Loài cây thú vị này tạo ra nhiều giống ớt đến khó tin, với rất nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc, và mức độ cay. Nếu thu hoạch đúng cách, quả ớt là một nguồn hạt giống khả dĩ. Những hạt giống này có thể được cất giữ, bảo quản để tạo ra những cây ớt mới từ các giống ớt ưa thích của bạn cho năm tới. Hướng dẫn này cung cấp thông tin về cách xác định những quả ớt tốt nhất để lấy hạt giống khỏe mạnh cũng như nhấn mạnh một số vấn đề và khó khăn có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển và chất lượng của hạt giống. Trước khi bắt đầu, xin cảnh báo. Dầu Capsaicin, chất tạo nên vị cay của ớt, hiện diện với mật độ cao nhất trong ruột ớt (màng nhầy của quả ớt, giúp hạt ớt nằm đúng chỗ). Khi bạn bị dầu capsaicin này dính lên da, hoặc bị vuwong vào mắt, cực kỳ khó để loại bỏ nó. Rủa bằng xà bông và nước có xu hướng làm loang rộng dầu này ra xung quanh và có thể làm cho vấn đề trở nên xấu hơn - đặc biệt là vùng xung quanh mắt. Những lượng nhỏ dầu trên tay bạn do việc xử lý ớt, có xu hướng lan sang các bộ phận cơ thể khác. Sẽ rất đau nếu bạn vô tình lau mắt (hoặc tệ hơn - khi bạn đi vệ sinh), thậm chí với một lượng dầu capsaicin nhỏ trên ngón tay!!! Bởi vậy, khi xử lý quả ớt, bạn có thể thấy hữu ích khi đeo đôi găng dùng một lần và bảo vệ mắt. Tuy nhiên, khi có sự cố, và nếu điều tệ nhất xảy đến, hãy cố gắng giữ mát khu vực bị tác động và tránh chà xát lên. Bạn cũng có thể thử dùng sữa hoặc sữa chua (những thứ chứa một thành phần giúp trung hòa chất capsaicin một cách từ từ). Hãy nhớ rằng, cho dù rất đau đớn nhưng dầu capsaicin thực tế không gây hại cho cơ thể bạn. Sau khi lau sạch, nó sẽ mất tác dụng. Chọn quả để lấy được hạt giống khỏe mạnhĐể đảm bảo có cơ hội tốt nhất để lấy được những hạt giống khỏe mạnh, bạn phải đảm bảo rằng quả ớt được chọn đã chín hẳn trước khi hái. Quả ớt có thể cần vài tháng để chín hẳn. Quả ớt sẽ có màu sắc cuối cùng khi nó chín hẳn, và khi đó là lúc tốt nhất để hái quả lấy giống. Màu sắc cuối cùng thường là đỏ hay vàng, nhưng nhiều giống ớt còn có t hể có màu nâu, trắng, hồng/cam, cam, hay màu ngà. Quả ớt còn có thể thay đổi sang những màu khác trong quá trình chín. Một quả ớt còn xanh không thể cung cấp hạt giống khỏe mạnh immature pod is unlikely to provide viable seed. Nên chờ đợi thêm vài tuần để quan sát. ớt chín sẽ được bảo quản trên cây ớt, trừ khi bị phá hại, trong một khoảng thời gian dài. Những quả ớt có hình thức khỏe mạnh, cho dù méo mó hay cân đối một cách hoàn hảo, là một nguồn hạt giống khỏe mạnh. Những quả ớt bị gãy, biến màu, và bị sâu ăn có thể bị bệnh/thối và chỉ nên dùng làm phương sách cuối cùng. Tuy nhiên, nếu không bị bệnh thì chúng cũng có thể là một nguồn hạt giống khỏe mạnh. Nhận thức hiện hành về di truyền học là lấy hạt giống ớt từ quả ớt có hình dạng lạ, hay nhỏ bé hơn sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới các thế hệ tương lai. Tránh lấy hạt giống ớt từ những cây ớt bệnh, quả ớt bệnh, hay quả ớt bị mềm vì thối rữa hay bị mốc. Một số mầm bệnh/virut có thể được truyền sang thế hệ hạt ớt tiếp theo. Nói vềThụ Phấn Chéo (Lai giống)Hạt ớt (cũng như bất kỳ hạt quả nào khác) là một noãn chín của cây. Nó chứa tất cả vật chất di chuyền, và lưu giữ năng lượng, để phát triển thành cây (tiềm năng) có những đặc điểm giống như cây mẹ. Tuy nhiên, sự lai giống (thụ phấn chéo giữa các giống ớt), tạo ra vật chất di truyền mới và khác và tác dụng của sự lai giống này có thể nhận thấy ở các thế hệ tiếp theo và trong tương lai. Hạt giống được nhận diện, và bán, và các giống lai F1 là giống lai thế hệ đầu tiên. Tránh lấy hạt giống ớt từ những cây ớt này vì đặc điểm có thể dự đoán được của thế hệ thứ hai là - bạn không thể dự đoán được! Gần như tất cả các loài ớt sẽ tự thụ phấn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của côn trùng, chúng cũng rất hỗn tạp - sẵn sàng thụ phấn chéo với các loài ớt khác. Sự thụ phấn chéo này có thể có kết quả với những hạt giống khỏe mạnh. Thụ phấn chéo trong cùng một giống ớt gần như chắc chắn có kết quả với những giống ớt khỏe mạnh, và rất giàu sức sống. So đồ dưới đây xác định quy luật chung về kết quả thụ phấn chéo giữa các loài ớt thuần hóa: -
Đực/cái C. Annuum C. Baccatum C. Chinense C. Frutescens C.Pubescens
C. Annuum Sai quả Ít quả Sai quả Ít quả Không thểC. Baccatum Ít quả Sai quả Ít quả Ít quả Không thểC. Chinense Sai quả Ít quả Sai quả Ít quả Không thểC. Frutescens Ít quả Ít quả Ít quả Sai quả Không thểC. Pubescens Không thể Không thể Không thể Không thể Sai quả
 
Tại thời điểm này người dân đang trồng ớt rất dữ dội. Bác nào dự định trồng ớt thì nên cân nhắc lại.
 
Tại thời điểm này người dân đang trồng ớt rất dữ dội. Bác nào dự định trồng ớt thì nên cân nhắc lại.

rất cảm ơn thông tin của bác! bác dưới miền tây chắc nắm được tình hình. năm rồi ớt giá cao chót vót. bà con đua nhau trồng là phải. nhưng hiện tại giá ớt đang ko cao. với lại em tính xuống giống sớm để tránh mùa chính vụ. tức là được thu hoạch khoảng tháng 4 thay vì tháng 6. bác thấy sao ạ??
 
rất cảm ơn thông tin của bác! bác dưới miền tây chắc nắm được tình hình. năm rồi ớt giá cao chót vót. bà con đua nhau trồng là phải. nhưng hiện tại giá ớt đang ko cao. với lại em tính xuống giống sớm để tránh mùa chính vụ. tức là được thu hoạch khoảng tháng 4 thay vì tháng 6. bác thấy sao ạ??

chả biết nói sau lở mà gjá rẻ chắc bác hận em tận xương tủy. Th0y thì bác cứ trồng chăm sóc tốt trúng mùa mà lở có rẻ thì vẫn có lãi.
 

chả biết nói sau lở mà gjá rẻ chắc bác hận em tận xương tủy. Th0y thì bác cứ trồng chăm sóc tốt trúng mùa mà lở có rẻ thì vẫn có lãi.

theo sự tính toán của em, nếu giá ớt khoảng 18k/kg thì người trồng đã có lãi. chỉ sợ 5000/kg thì chết toi thôi bác ạ. ý tốt của bác em cảm ơn! sao bác lại nghĩ em hận bác chứ?
hi vọng nhận được thêm nhiều thông tin của bác!
 
- hiện nay thấy dân miền tây đổ xô trồng ớt quá cũng tính bon chen. các bác có thể cho xin vài cái tên giống ớt có năng xuất cao , giá cao mà nông dân ta đang trồng để tham khảo thêm. thanks.
 
- hiện nay thấy dân miền tây đổ xô trồng ớt quá cũng tính bon chen. các bác có thể cho xin vài cái tên giống ớt có năng xuất cao , giá cao mà nông dân ta đang trồng để tham khảo thêm. thanks.

trồng ớt chỉ thiên
 
Ớt bị vậy là do con gì đục vậy mọi người. Tôi tìm mãi mà không thấy con gì khả nghi.Bị đục vài ngày là trái ớt héo và tự rụng.
36214817796_a5e662bb6e_o.jpg


HOibvq.jpg
 


Back
Top