Bệnh Gà Con

  • Thread starter Lê Văn Sơn
  • Ngày gửi
Các AE cho tôi hỏi là gà con mình có cần cho uống tất cả các loại vacxin hay chỉ cần phòng bệnh tốt là được.Hiện gà nhà e được 1 tuần tuổi ủ ấm đầy đủ cho uống cả vacxin rồi mà sao thấy vẫn hay ủ rủ rã lông cánh rồi chết.Mong ae chỉ bảo!!!!
 


Nhà mình nuôi gà chuồn còn không có nữa là, toàn ngủ trên cây. Đến mùa dịch đêm nó rụng "phịch phịch" như mít chín rụng
 
Tôi ở Sài Gòn nuôi chuồng nhỏ vài chục con cả chim tri, gà Ai Cập, gà Đông tảo. Không hề tiêm ngừa. Vẫn khỏe, lớn nhanh. Quan trọng nhất là che hướng gió thổi, ủ ấm là gà khỏe bạn à. Lâu lâu lấy nước tỏi nhỏ vào miệng nó vài giọt phòng bệnh
 
Bóng HN giá nhiu vậy bn, mua vài cái về cho heo, chứ gà thì ko ổn
 
Bạn mua sỉ thì điện thoại 0909538916 ( số người phụ trách ) , giá lẻ 145.000 đ . Sưởi gà , heo đều tốt cả , vì nhiệt độ sưởi từ 33-37 độ C . Bên mình bán cho trang trại gà nhiều lắm bạn a
 
Lịch vaccin và bệnh nè bạn có thể tham khảo.
http://hatthocvang.com/thong-tin-ba...uy-trinh-chuan-lam-vaccin-phong-benh_240.aspx.
http://hatthocvang.com/thong-tin-ba...uy-trinh-chuan-lam-vaccin-phong-benh_240.aspx
Gà ở giai đoạn này rất dễ bị thương hàn hay gọi là bạch lỵ, gà bạn có thể bị bạch lỵ mà chết. Cách khắc phục tăng nhiệt độ sưởi ấm cho gà khi nhiệt độ xuống thấp( gà giai đoạn này cần 32-34oC nha), sau đó bạn dùng thuốc úm hay thuốc phổ rộng như ampicoli-fort, genta-costrim, amoxipen, tylosin tetrate,...kết hợp với điện giải + vitamin.
 

Mình sưu tầm bài thuốc dân gian trị bịnh gà nè, bạn coi dùng được không ?

TRỊ BỆNH GÀ:
Đối với gà, cây thuốc được sắc cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Liều lượng nêu dưới đây thường được dùng cho 10 gà lớn, 20 gà giò hoặc 40 gà con theo mẹ.

1. Bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum: Lá lốt (16g) + ngãi cứu (16g) + lá xoài (12g) + lá trầu không (12g)

2. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD): Ba chẽ (20g) + ké đầu ngựa (12g) + trắc bá diệp (16g) + hương nhu (16g) + lá nha đam (12g)

3. Dịch tả gà (Newcastle): Các thảo dược sau được dùng phòng bệnh tương đối hiệu quả:

- Rễ cây lốt (20g) + gừng khô (15g) + gừng tươi (1 củ to) + xương truật (15g)

- Lá tía tô (15g) + xương bồ (10g) + hoàng nàn chế (15g) + bạc hà (10g) + hương phụ (10g)

- Sa nhân (10g) + chỉ xác (10g) + nhục đậu khấu (15g) + quế chi (5g) + hoàng liên (20g) + lô hội (2g)

-Trắc bá diệp (16g) + nọc sởi (16g) + chút chít (16g) + hoàng đằng (12g)

- Hoa kinh giới (50g) + lá tía tô (25g) + kim ngân hoa (25g) + liên kiều (25g) + bạc hà (25g)

4. Bệnh toi gà (tụ huyết trùng): Than gỗ (3 cục bằng ngón tay) + gừng sống (3 lát) + tiêu hột (8 hột) + tỏi (3 tép).



Bên cạnh đó, vịt bị toi dùng lá ngải cứu + hương nhu đốt xông đầu hướng gió cho vịt và xông thuốc nhiều lần trong thời gian có dịch cũng cho hiệu quả tốt. Trong cây thuốc, hoạt tính kháng khuẩn thường không chỉ một chất mà gồm nhiều chất hỗ trợ nhau nên là một kiểu phối hợp kháng sinh tốt. Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn. Do đó cây thuốc cần được nghiên cứu và khai thác ứng dụng trong chăn nuôi nhiều hơn nữa.
 


Back
Top