Thảo luận Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Vào khoảng nằm 2001, bệnh hoại tử cơ được phát hiện lần đầu tại đất nước thuộc khu vực Nam Mỹ là Brazil trên tôm thẻ chân trắng. Thời gian sau đó, hầu hết những khu vực nuôi tôm quanh đó đều bị nhiễm bệnh và rồi bùng phát triên diện rộng. Phải đến giữa năm 2006 người ta mới biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hoại tử cơ này là do một loại virus với tên viết tắt là INMV.
be1bb87nh-hoe1baa1i-te1bbad-cc6a1-e1bb9f-tc3b4m-the1babb.jpg

Tôm bị hoại tử cơ
Dấu hiệu đầu tiên của tôm nhiễm bệnh đó là đốt bụng gần đuôi tôm có màu trắng đục. Khi bị nhiễm bệnh nặng hơn, các đốt bụng tôm sẽ toàn màu trắng đục, thậm chi và chuyển sang màu cam khi tôm bị hoại tử hoàn toàn. Bệnh khiến tôm bỏ ăn, chậm lơn và về lâu dài sẽ gây thiệt hại đến hơn 60% toàn bộ vụ nuôi. Bệnh thường xuất hiện khi tôm nuôi được khoảng gần 2 tháng.
c491uc3b4i-tc3b4m-cc3b3-mc3a0u-vc3a0ng-cam-khi-be1bb8b-be1bb87nh-ne1bab7ng.jpg

Đuôi tôm chuyển màu vàng cam khi bị nhiễm nặng
Bệnh hoại tử cơ trên tôm do virus gây ra nên một số cơ quan của tôm sẽ to hơn bình thường, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của tôm. Với bệnh này, triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện nếu giảm được độ ô nhiễm của nguồn nước nuôi, tăng lượng oxy hòa tan trong ao.
Bệnh hoại tử cơ có thể được chẩn đoán sớm bằng các máy Pockit PCR của hãng ScienChain. Bà con nuôi tôm cần chú ý sử dụng để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để từ đó có những giải pháp chủ động nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho vụ nuôi tôm.
Xem thêm:
>>> Bệnh đốm đen trên tôm thẻ
Nguồn: Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ
 




Back
Top