Bệnh Marek khi chăn nuôi gà

  • Thread starter Hoàng Phong
  • Ngày gửi
Là một bệnh do herpesvirus gây nên. Xuất hiện lần đầu tiên trong chăn nuôi gà Việt Nam từ năm 1978. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh cao độ tế báo limphô dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ dẫn dến rối loạn vận động có thể gây nên bại liệt.
Một bệnh có tỉ lệ chết cao lên đến 60 – 70 %
Bệnh thường xuất hiện khi chăn nuôi gà trên 6 tuần tuổi. Phổ biến nhất là từ 8 -24 tuần tuổi.
Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

I.Triệu chứng:

Có một số triệu chứng điển hình của bệnh này khi chăn nuôi gà như:
  • Liệt, teo cơ, gầy , xù lông
  • Xuất hiện các nốt thịt thừa ở da và mắt …
Bệnh tiến triển ở hai thể là cấp tính và mãn tính:

Thể cấp tính:
  • Có ít triệu chứng điển hình, chỉ phát hiện khi xuất hiện hiện tượng chết đột ngột.
  • Triệu chứng Gà bệnh kém ăn, gầy còm, bại liệt, xã cánh hay đi phân lỏng chỉ xuất hiện ở cuối ổ dịch
Thể mãn tính: thường xuất hiện ở hai thể là thể thần kinh và thể mắt:
  • Thể thần kinh:Gà đi lại khó khăn, cảnh rũ, liệt dần dần từng bộ phận hoặc liệt hoàntoàn
  • Thể mắt:Bắt đầutừ chứng viêm mắt nhẹ, mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong dần dần xuất hiện mủ trắng đóng trong khóe mắt, thị lực giảm không mổ trúng thức ăn và cuối cùng là bị mù.
II.Bệnh tích:
  • Xác gà gầy
  • Khối u xuất hiện ở Gan, Thận, Tim, Lá Lách, Phổi, Tuyến Ức, Buồng Trứng.
20648744185_e5810d7bc0_o.jpg

(Khối u xuất hiện trong gan gà)
  • Dây thần kinh sung to 1.5 – 4 lần.
20460767770_d0dd8dd46c_o.jpg

  • Có ít triệu chứng điển hình, chỉ phát hiện khi xuất hiện hiện tượng chết đột ngột.
  • Triệu chứng Gà bệnh kém ăn, gầy còm, bại liệt, xã cánh hay đi phân lỏng chỉ xuất hiện ở cuối ổ dịch
III.Phòng bệnh:
Bệnh do virus nên không có thuốc đặc hiệu.nên cần phải có biện pháp phồng chống cẩn thận trong chăn nuôi.

Trước khi có dịch:
Tiêm vaccine phòng bệnh Marek cho gà 1 ngày tuổi.
Vệ sinh thú y chặt chẽ quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết lông hằng ngày vì vi rút tồn tại lâu trong chân không.
Đối với nuôi công nghiệp: Đảm bảo cùng nhập cùng xuất. Sau khi xuất chuồng phải tiến hành tổng tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi bằng các loại thuốc khử trùng ,sau đó chuồng trại phải để trống ít nhất 1 tháng. Riêng đối với đàn đã nhiễm bệnh trước đó để trống chuồng ít nhất 3 tháng và thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng.
- Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chú ý không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn.

Khi phát hiện bệnh trong quá trình chăn nuôi:
Cách ly đàn mắc bệnh, không được vận chuyển gà trong đàn nhiễm bệnh ra ngoài;
Cách ly đàn gà mắc bệnh, không được đưa gà bệnh ra ngoài.
Tiêu hủy đàn gà bệnh (Đốt sau đó chon, xử lý chất thải tồn dư như phân, rác)
Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ 1-2 lần /1 tuần.
Không nhập giống gà mới về chăn nuôi, giữ trống chuồn chăn nuôi ít nhất 3 tháng.

Nguồn bài viết: Diễn đàn Chăn Nuôi VIETSTOCK

Các bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan khác, hoặc thông tin chăn nuôi tại:
https://www.facebook.com/channuoi.vietstock
 


Thường thường đã tiêm phòng từ 1 ngày tuổi cẩn thận nhưng đàn nào cũng bị phát bệnh khoảng vài %. Có cách nào khắc phục không bác?
 


Back
Top