Bệnh quắn đọt ở cây đu đủ?

  • Thread starter linhtai
  • Ngày gửi
Có Bác nào biết cách phòng hoặc trị bệnh quắn lá trên cây đu đủ thì chi giúp em.
- Cây đu đủ bị quắn đọt, em nghĩ là 01 dạng nấm j đó.
- Cách phòng bệnh
- Cách điều trị
- Hiện trại e còn khoảng 5000m2 đất trống. em muốn trồng đu đủ nhung em sợ bệnh này nên chưa dám trồng. nếu có Bác nào có kinh nghiệm điều trị loại này thì chỉ giúp e với. trồng được thì em sẽ biếu các Bác vài trái xơi! :D:D. em xin cảm ơn trước.
 


Có Bác nào biết cách phòng hoặc trị bệnh quắn lá trên cây đu đủ thì chi giúp em.
- Cây đu đủ bị quắn đọt, em nghĩ là 01 dạng nấm j đó.
- Cách phòng bệnh
- Cách điều trị
- Hiện trại e còn khoảng 5000m2 đất trống. em muốn trồng đu đủ nhung em sợ bệnh này nên chưa dám trồng. nếu có Bác nào có kinh nghiệm điều trị loại này thì chỉ giúp e với. trồng được thì em sẽ biếu các Bác vài trái xơi! :D:D. em xin cảm ơn trước.

bịnh do virus bạn à..không chữa được đâu nhưng có thể ngừa ..tham khảo thêm link sau

http://tuyenquangkhcn.org.vn/TrongTrot/Kythuat/chamsoc20.htm

http://www.dost-bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1526&Itemid=286
 
Last edited by a moderator:
bấm mở trực tiếp không được đâu...bạn copy link trên sau đó past vào thanh địa chỉ rồi enter
 
[FONT=&quot]Trên cây đu đủ có nhiều lọai sâu bệnh gây hại, nhưng để gây ra triệu chứng như các bạn đã thấy và mô tả thì đây có thể chỉ là một trong hai (hoặc cả hai) lọai bệnh, đó là bệnh Đốm vòng hoặc bệnh Khảm gây ra. Để các bạn dễ so sánh, phân biệt chúng tôi xin nêu ra đây cả hai lọai bệnh:[/FONT]

[FONT=&quot]1) Bệnh Đốm vòng[/FONT][FONT=&quot] ([/FONT][FONT=&quot]Papaya Ringspot Virus[/FONT][FONT=&quot]), còn gọi là bệnh Đốm hình nhẫn, đây là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ ở nước ta, cùng với bệnh Khảm chúng được coi là một trở ngại lớn nhất cho nghề trồng đu đủ ở nước ta (và cả nhiều nước khác). Có thể nói ở đâu co ùtrồng đu đủ là ở đó có bệnh này. [/FONT][FONT=&quot]Bệnh do siêu vi trùng [/FONT][FONT=&quot]Papaya Ringspot Virus[/FONT][FONT=&quot] gây ra. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá :[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] Trên lá:ban đầu bệnh là các vết đốm sáng vàng lợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống như chiếc nhẫn). Ở mặt trên của những lá non, lá đọt vùng mô bị bệnh nhăn phồng, bìa lá non bị cuốn xuống cong vào phía bên trong của mặt dưới lá, bìa lá gìa bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạng (ảnh III-40a). Những cây bị bệnh nặng lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp. [/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Trên trái: lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5-1 phân (giống hình chiếc nhẫn) mầu xanh sẫm (ảnh III-40d). Bệnh thường tập trung gây hại nhiều ở phần nửa trái phía sát với cuống. Khi trái gìa chín những vòng tròn trên trái chuyển dần sang mầu vàng sậm (ảnh III-40b, III-40c)và thối ăn sâu vào bên trong thịt trái. Cây bị bệnh ít cho trái, nếu có thì trái cũng rất nhỏ. Do bệnh làm gỉam hàm lượng đường trong trái nên khi chín trái ăn rất lạt. [/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Trên thân: (chủ yếu là phần non trên ngọn) và cuống lá, vết bệnh là những sọc ngắn mầu xanh tối (ảnh III-40e, III-40g, III-40h), đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục .[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] Siêu vi trùng gây bệnh không tryuền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: một là do tiếp xúc cơ giới (thông qua các vết thương cơ giới do trong qúa trình canh tác con người vô ý tạo ra, do mưa gió gây sây sát hay do côn trùng hay động vật khác…gây ra). Hai là do côn trùng môi giới, chủ yếu là các lòai rệp thuộc họ [/FONT][FONT=&quot]Aphididae[/FONT][FONT=&quot] như [/FONT][FONT=&quot]Aphis gossipii[/FONT][FONT=&quot], [/FONT][FONT=&quot]Aphis crasivora[/FONT][FONT=&quot], đặc biệt là rệp đào ([/FONT][FONT=&quot]Myzus persicae[/FONT][FONT=&quot]), loài rệp này cũng thường gây hại nhiều cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa…Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] 2) Bệnh Khảm: do siêu vi trùng [/FONT][FONT=&quot]Papaya Mosaic Virus[/FONT][FONT=&quot] gây ra. Giống như Đốm vòng bệnh Khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Bệnh gây ra hiện tượng khảm trên lá, ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, lá nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng, nhăn nheo (ảnh III-40i, III-40k), lá gìa bị rụng nhiều,chỉ chừa lại chùm lá non bị khảm vàng trên ngọn. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chẩy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc (ảnh III-40j). Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] Cũng giống như bệnh Đốm vòng siêu vi trùng gây ra bệnh Khảm cũng không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua mối giới truyền bệnh là một số loài rệp thuộc họ [/FONT][FONT=&quot]Aphididae[/FONT][FONT=&quot] (như đã nêu ở phần bệnh Đốm vòng).[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường thấy bệnh xuất hiện và gây hại ở cây 1-2 năm tuổi trở đi.[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh :[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm hai loại bệnh trên để trồng.[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy. [/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đu. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn .[/FONT]<o:p></o:p>

[FONT=&quot] -Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud…(xử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc) do đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế ngòai việc không được pha thuốc đậm đặc như tập quán bà con ta vẫn thường làm mà chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
[/FONT]


(Nguồn: www.skhcn.vinhlong.gov.vn/Portals/0/VanBan/Dulieu/24417.doc)


Puna_Trial.jpg


Nguồn: http://www.hawaiipapaya.com/images/Puna_Trial.jpg

<table class="MsoNormalTable" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" height="44" width="540"><tbody><tr style=""><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td valign="top">
</td><td valign="top">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td></tr><tr style=""><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
</td><td valign="top">
</td><td valign="top">
</td><td style="padding: 0cm; width: 25%;" width="25%">
<!--[endif]--><o:p></o:p>​
</td> </tr> </tbody></table>​
 
Rất cảm ơn những hướng dẫn hữu ích của các Bác. em đã xem link mà các bác hướng dẫn. em muốn hỏi thêm là phân heo có bón được cho cây đu đủ k?. vì em có nghe nói là cây đu đủ không chịu phân heo (dễ bị nấm) có đúng k?
 
Last edited by a moderator:
Rất cảm ơn những hướng dẫn hữu ích của các Bác. em đã xem link mà các bác hướng dẫn. em muốn hỏi thêm là phân heo có bón được cho cây đu đủ k?. vì em có nghe nói là cây đu đủ không chịu phân heo (dễ bị nấm) có đúng k?

nếu bạn ủ cho mục thì bất cứ phân hữu cơ nào cũng tốt cho cây trồng.. phân gà mà người ta thường gọi là NÓNG nhất nếu ủ thật mục lại thành 1 loại phân tốt nhất
Phân DYNAMIC của ÚC hết sức tốt cho hầu như mọi loại cây được chế biến từ phân gia cầm đó bạn à
hiện tượng gọi là : bón phân heo cây đu đủ sẽ bị nấm tôi ngi ngờ là bón phân tươi hoặc chưa mục nên hư rễ khi rễ hư biểu hiện rõ ràng trên lá bạn ngộ nhận thành ....nấm
 

nếu bạn ủ cho mục thì bất cứ phân hữu cơ nào cũng tốt cho cây trồng.. phân gà mà người ta thường gọi là NÓNG nhất nếu ủ thật mục lại thành 1 loại phân tốt nhất
Phân DYNAMIC của ÚC hết sức tốt cho hầu như mọi loại cây được chế biến từ phân gia cầm đó bạn à
hiện tượng gọi là : bón phân heo cây đu đủ sẽ bị nấm tôi ngi ngờ là bón phân tươi hoặc chưa mục nên hư rễ khi rễ hư biểu hiện rõ ràng trên lá bạn ngộ nhận thành ....nấm
Rất cảm ơn Bác BinhMinh. Vậy theo Bác Em có thể bơm nước phân heo (lớp Cặn lâu ngày đóng dưới đáy hầm Biogas) & nước phân đã qua hầm Biogas để tưới cho cây đu đủ đc không?
 
thực sự tôi Hổng biết...bạn cứ thử xem...nhưng tôi suy ngĩ rằng các chất lắng cặn chưa chắc sự bổ dưỡng trong ấy nhiều bằng ..chất độc,, bạn thực ngiệm vài cây xem
Khoa học là thực ngiệm mà
 
bạn hãy nhớ năm nào mới đây thôi...1 hãng bột ngọt bán ra các phế phẩm của mình như là một loại phân bón rất tốt
họ cũng đã thử ngiệm thấy rất tốt...nhưng khi mang bán ra đại trà ngoài thị trường các nông trường bón cho cao su..chết hết ngay cả đến cỏ cũng chết
 
uhm! cảm ơn Bác. nhưng biết đâu trên diễn đàn này dã có người thử nghiệm trước rồi. em hỏi BÁc thì cũng là hỏi chung mọi người trên diễn đàn ấy mà. May ra có người biết thì hay quá.
 
bạn hãy nhớ năm nào mới đây thôi...1 hãng bột ngọt bán ra các phế phẩm của mình như là một loại phân bón rất tốt
họ cũng đã thử ngiệm thấy rất tốt...nhưng khi mang bán ra đại trà ngoài thị trường các nông trường bón cho cao su..chết hết ngay cả đến cỏ cũng chết
chuyện này em có nghe qua. ngay ở khu vực e cũng có nhiều người dính đòn mà!. chuyện cây cao su chết thì e k biết, nhưng cỏ chết thì không sai. không những chết mà nhà nông còn....khỏi phải làm cỏ một t/g rất lâu sau khi tưới "PHÂN" ấy.
em cũng rất sợ gặp tình trạng như trên. Nhưng Enm vẫn hy vọng trên diễn đàn này có những nhà nông chân chính và hiểu biết như Bác Bình Minh đây mà!
 
bạn hãy nhớ năm nào mới đây thôi...1 hãng bột ngọt bán ra các phế phẩm của mình như là một loại phân bón rất tốt
họ cũng đã thử ngiệm thấy rất tốt...nhưng khi mang bán ra đại trà ngoài thị trường các nông trường bón cho cao su..chết hết ngay cả đến cỏ cũng chết
nhưng vẫn tốt đó là chất thải của vedan nếu ai trồng măng tây đổ chất này vào vườn thì năng suất tuyệt vời còn chất độc thì không biết mấy người trồng măng ở đồng nai hay dùng
:1^:
 
Last edited by a moderator:
Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới
---------------
Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:
- Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió.
- Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.
- Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước. Mỗi tháng, kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng, giúp cho cây tạo diệp lục tố.
Bón phân tươi đu đủ rất dễ bị bệnh, cây ra ít quả hoặc không có quả.
 
Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi có phải bệnh này người ta còn gọi là bênh Bạc Đầu không?
 
Có một loại bệnh khác trên cây đu đủ mà cũng làm cây quăn đọt đó là thiếu borat. nó khác với bị vi rút là ngọn không có những chấm vàng xanh xen kẽ trên lá. chỉ cần bổ xung bo cho cây là ok. NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC PHUN HOẶC TƯỚI QUÁ 2,5KG BO/ HA. chúc các bạn thành công. nếu còn thắc mắc về các trồng và cách ủ hạt, giống và mọi thứ liên quan xin liên hệ 0977256483
 


Back
Top