BÍ QUYẾT NUÔI TRÙN QUẾ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

  • Thread starter nongdanthanhhoacdtk5
  • Ngày gửi
Thưa bà con.Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 1.5 đến 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ một chút kiến thức và kinh nhiệm của mình để làm sao để mọi người có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế. Bài viết này mình đúc kết từ kinh nhiệm nuôi giun bấy lâu nay và có tham khảo thêm trên đài báo.vậy nếu bà con ai đọc bài mà thấy không hợp lý mong bỏ qua cho.

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã

chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.

Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.

Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô nếu có…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này.

Chúc bà con nuôi giun thành công.
 


Em nuôi 30 ô giun. Mỗi ngày thu hoạch 1 ô theo kiểu cuốn chiếu được ko bác. Thu hoạch tất tuốt chứ ko vét như bác. Sau khi thu em lấy lớp phân giun trên cùng cho lại vào làm sinh khối nuôi tiếp. Còn chỗ phân thừa em mang bón cây.
 
Em nuôi 30 ô giun. Mỗi ngày thu hoạch 1 ô t
eo kiểu cuốn chiếu được ko bác. Thu hoạch tất tuốt chứ ko vét như bác. Sau khi thu em lấy lớp phân giun trên cùng cho lại vào làm sinh khối nuôi tiếp. Còn ch phân thừa em mang bón cây.
Như vậy cung dc.nhung nhu vậy vo tinh minh thu hoạch luôn cả cả giun con đó bạn
 
Thưa bà con.Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 1.5 đến 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ một chút kiến thức và kinh nhiệm của mình để làm sao để mọi người có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế. Bài viết này mình đúc kết từ kinh nhiệm nuôi giun bấy lâu nay và có tham khảo thêm trên đài báo.vậy nếu bà con ai đọc bài mà thấy không hợp lý mong bỏ qua cho.

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã

chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.

Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.

Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô nếu có…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này.

Chúc bà con nuôi giun thành công.
chất độn ở đây là chất gì vậy bạn?
mình ko có phân bò thì cho ăn phân heo được ko mình có cần ủ hay là gì để trun dễ tiêu hóa phân heo?
thank bạn
 
chất độn ở đây là chất gì vậy bạn?
mình ko có phân bò thì cho ăn phân heo được ko mình có cần ủ hay là gì để trun dễ tiêu hóa phân heo?
thank bạn
Chất độn ở đây la rơm dạ băm nhỏ trộn với thức ăn để cho có độ tơi xốp đó bạn.còn phân lợn bạn nên ủ tầm 20 ngày trở lên sẽ cho ăn đc.
 
Chất độn ở đây la rơm dạ băm nhỏ trộn với thức ăn để cho có độ tơi xốp đó bạn.còn phân lợn bạn nên ủ tầm 20 ngày trở lên sẽ cho ăn đc.
Chào a. Ô trùn của e có những con bọ lúc nhút rất nhìu, màu trắng, cam và nâu đất. E tưởng chúng sống chung vs trùn nhưng gần đây e thấy chúng rất nhiều thường bám trên phân bò vừa để vào ô nuôi. con bọ nâu đất còn ĂN luôn cả trùn nữa. A có biết bọ đó là gì k?
5620a1b301df9.jpg

22213024605_3a54b0d552_o.jpg
 
Chào a. Ô trùn của e có những con bọ lúc nhút rất nhìu, màu trắng, cam và nâu đất. E tưởng chúng sống chung vs trùn nhưng gần đây e thấy chúng rất nhiều thường bám trên phân bò vừa để vào ô nuôi. con bọ nâu đất còn ĂN luôn cả trùn nữa. A có biết bọ đó là gì k?
5620a1b301df9.jpg

22213024605_3a54b0d552_o.jpg
@Ngaytrovellcd biết con này không chỉ người ta với ^^
 
@Ngaytrovellcd biết con này không chỉ người ta với ^^
ủ với nước hay ủ khô vậy anh??
ủ thế nào là cho em được?
Mình chưa nuôi bằng phân heo.chỉ nuôi bằng phân bò thôi.có tài liệu viết như thế này.bạn xem làm thử xem.
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của thức ăn nuôi giun quế là tỉ lệ giữa Cacbon và Nitơ [C/N] phải có giá trị từ 20/1 đến 30/1.

- Phân lợn 70% + rơm khô 30% để tạo được C/N = 29,1/1 . Cách chế biến như sau: + Rơm khô băm nhỏ, sau đó đem ngâm với nước, thời gian ngâm từ 7 đến 10 ngày, khi thấy rơm hoai thì cho tiếp phân lợn vào và khuấy đều(ngày khuấy ít nhất 3 lần), thời gian ngâm từ 2 đến 3 ngày tạo ra một hỗn hợp giữa phân lợn và rơm ở trạng thái sền sệt như bùn, nơi ủ phải đậy kín. + Sau đó đo độ pH nếu có giá trị lớn hơn 6 đến nhỏ hơn 8, đem cho giun ăn.

- Phân lợn 60% + thân cây ngô 40%, để tạo ra được C/N = 30,3/1 . Cách chế biến tương tự như cách chế biến phân lợn và rơm khô.

- Phân lợn 30% + thân cây đậu tương 70% để tạo ra được C/N=26,3/1 / Cách chế biến tương tự như cách chế biến phân lợn và rơm khô.
Chào a. Ô trùn của e có những con bọ lúc nhút rất nhìu, màu trắng, cam và nâu đất. E tưởng chúng sống chung vs trùn nhưng gần đây e thấy chúng rất nhiều thường bám trên phân bò vừa để vào ô nuôi. con bọ nâu đất còn ĂN luôn cả trùn nữa. A có biết bọ đó là gì k?
5620a1b301df9.jpg

22213024605_3a54b0d552_o.jpg
Con nay mình chưa gặp.ô giun mình cũng từng có những con bọ vàng nhỏ kiểu như thế này .nó tập trung trên măt ô trùn nhưng mình ko thấy nó ăn giun.các pro về giub quế đâu rồi.lên giải đáp hộ coi nào.he
 
Anh có thể chia sẻ công thức phối trộn chế phẩm EM trong việc ủ thức phân nuôi giun cho cả nhà cùng biết học hỏii?

bạn ủ phân trong bể riêng hay ở bể chứa chất thải của lợn ngay tại chuồng ?
 
Theo em thức ăn cho trùn là phân và hữu cơ hoai mục. Con gì cũng vậy thôi. Thức ăn mềm dễ tiêu. Điều kiện phù hợp. Chăm sốc đúng cách. Sẽ đặt hiệu quả cao thôi. TRÙN QUẾ GIA LAI
 
Thưa bà con.Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 1.5 đến 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ một chút kiến thức và kinh nhiệm của mình để làm sao để mọi người có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế. Bài viết này mình đúc kết từ kinh nhiệm nuôi giun bấy lâu nay và có tham khảo thêm trên đài báo.vậy nếu bà con ai đọc bài mà thấy không hợp lý mong bỏ qua cho.

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã

chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.

Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.

Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô nếu có…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này.

Chúc bà con nuôi giun thành công.
Anh cho em hỏi là anh có bán trùng giống không vậy. E ở sóc Trăng muốn mua thì liên hệ ở đâu
 
Back
Top