Thưa bà con.Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 1.5 đến 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ một chút kiến thức và kinh nhiệm của mình để làm sao để mọi người có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế. Bài viết này mình đúc kết từ kinh nhiệm nuôi giun bấy lâu nay và có tham khảo thêm trên đài báo.vậy nếu bà con ai đọc bài mà thấy không hợp lý mong bỏ qua cho.
Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.
Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.
Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã
chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.
Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.
Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô nếu có…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này.
Chúc bà con nuôi giun thành công.
Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.
Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.
Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã
chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.
Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.
Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô nếu có…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này.
Chúc bà con nuôi giun thành công.