Bịnh trên đậu côve_cần giúp đỡ

  • Thread starter linhtai
  • Ngày gửi
tình hình là em mới lần đầu trồng thử đậu cove nên những căn bịnh của nó thì em mù tịt. ra hỏi nơi bán thuốc BVTV thì họ cũng nói lung tung. không biết thực hư thế nào nên nay em post hình này lên mong được sự giúp đỡ từ những người am hiểu...
- trước khi trồng em có bón lót bằng phân chuồng + vôi ( phân heo), sau đó em có tưới bằng nước thải từ chuồng heo ( đã qua hầm biogas) khoảng 2 tuần. từ đó đến nay em tưới bằng nước giếng. hôm nay đậu bắt đầu ra hoa thì mắc bệnh này. mỗi ngày một nặng hơn, và tốc độ thấy có vẻ rất nhanh.
covee.jpg

coove.jpg
cooove-1.jpg

coveee.jpg

cooove.jpg

Rất mong nhận được sự giúp đỡ.
em ra mua thuốc thì người bán chỉ bán cho em mấy gói phân vi lượng về xịt thôi. không biết tình hình sẽ ra sao?!!!
 


Bác ra cửa hàng mua loại thuốc đặc trị các loại nhện (nhện đỏ, nhện trắng...) và cần thêm thuốc trị con bọ trĩ (rầy lửa) - Hiện nay trị bọ trĩ tốt nhất vẫn là Confidor.
Bác cũng cần quan sát xem có rệp không?
Những dây bị nặng Bác nên nhổ bỏ.
Thân!
 
Đang là mùa mưa.. bác dùng "màng phủ đất" chi vậy ?
Đậu CôVe phát triển tốt nhất khi độ ẩm của đất là 65%, độ ẩm đất vượt 80% cây sẽ bị bịnh..
Màng phủ đất..có lợi là ngăn ngừa được cỏ dại..giảm công tưới, tiết kiệm nước...nhưng bất lợi là làm độ ẩm tăng rất cao..nấm bịnh rất dễ phát triển..
Không phải cây nào cũng chịu được màng phủ này đâu...
Bác nên dùng kính lúp..xem kĩ mặt dưới của lá...nếu có những vết đốm , màng trắng..thì đó là nấm bịnh
Xem kĩ cả mặt trên và dưới của lá...nếu có những con vật nhỏ li ti màu vàng nhạt. hoặc trắng thì đó là bọ trĩ..(rầy lửa)..
nếu có những con rất nhỏ như đầu kim chậm chạp màu đỏ đó là nhện đỏ
Tùy là con gì mà dùng thuốc cho trúng
Nhưng tình hình này...có lẽ đậu của bác có vẻ như bị nấm bịnh..do đất quá ẩm

Đậu côve thuộc loại a ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng 8-10giờ/ ngày là thích hợp.
Đậu côve có bộ rễ ăn nông, lại ít rễ phụ. Do đó chúng yêu cầu đất luôn được giữ ẩm. Độ ẩm đất 65% là thích hợp. Vợt quá 80% cây dễ bị bệnh. Thời kì ra hoa cần ẩm nhiều.

Độ ẩm không khí thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều hiện tượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm.

- Đậu cô ve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì vao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát nước.

Kỹ thuật gieo trồng và thời vụ

Thời vụ: Có 3 vụ gieo trồng:

Vụ sớm: gieo từ tháng 8 đến tháng 9.

Vụ chính gieo từ tháng chín đến hết tháng11.

Vụ muộn: geo từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

Kỹ thuật trồng

- Làm đất và bón lót, gieo hạt: đất được làm kĩ đập nhỏ để đậu nhanh bén rễ.

Luống có bề mặt rộng 0,9-1m. Vụ sớm cần chú ý lên luống cao và dốc để thoát nước.

Bón lót cho 1 ha đậu vàng trồng thuần cần.

8-10 tấn phân chuồng đã ủ thật hoai mục

100-125 kg phân lân

25-35 kg phân kali

25 kg phân đạm urê

Các loại phân lân và kali được trộn ủ với phân chuồng trước khi bón. Riêng phân đạm lúc trồng đậu mới trộn lẫn với phân chuồng hoai để bón hoặc rắc lên bề mặt rạch rồi đảo sau. Phân lót được bón theo rạch. Dùng cuốc rạch thành từng hàng trên luống, sâu 10-12cm lấp đất phủ kín phân rồi tra hạt lên trên.

Hàng được rạch cách nhau 30-40 cm. Cây trên hàng cách nhau 10-15cm. Hạt được đặt vào các hốc, mỗi hốc tra 2-3 hạt. Tra xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Mỗi hec ta gieo 80kg hạt giống.

Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi gieo hạt không nên tưới nguyên nhân nước đậm làm hạt hút no nước quá mạnh, trương lên làm rách vỏ áo, hạt dễ bị trẫm. Tốt nhất là trước khi gieo nên tưới nước láng qua trên mặt luống nếu đất bị khô để đảm bảo độ ẩm cho hạt, sau đó mới gieo hạt. Trường hợp sờ đất thấy mát tay thì không cần tới nước lên luống.

Khi đậu có 2-3 lá thật thì nạo cỏ, xới đất và vun nhẹ vào gốc.

Khi đậu cao 20 cm thì xới mặt luống, thu nhặt cỏ và vun cao gốc.

Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng, nhất thiết phải xới xáo lại, nhưng cần đợi khô đất mới được tiến hành xới. Nếu xới khi đất còn ướt có thể làm thương tổn rễ và gốc cây, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh. Đặc biệt là bệnh chết vàng. Cây đậu có lá vàng, úa rồi chết.

Bón thúc cho đậu vàng đợc tiến hành 3 lần;

Lần thứ nhất khi cây có 4-5 lá thật, chỉ bón nhẹ.

Lần thứ hai khi cây 7-8 lá thật.

Lần thứ ba khi nụ sắp nở.

Hai lần sau bón thúc phân đậm hơn. Phân dùng để bón thúc là phân đạm. Dùng 60kg urê bón cho 1 ha cho cả ba lần. Có thể thay thế phân đạm bằng 7-8 tấn phân ngâm để bón thúc.

Biện pháp chọn giống và giữ giống:

Muốn chọn giống đậu côve, cần chọn những ruộng tốt, không bị sâu bệnh hại ở những vụ chính. Chọn lấy những quả lứa đầu làm giống, hái sớm những quả lứa sau để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả để giống.
Khi quả để giống đã già, hái về để nguyên cả vỏ phơi thật khô. Trước khi phơi chọn kĩ để loại quả xấu, quả dị hình, quả bị sâu bệnh. Sau đó phơi khô: Rải hạt lên nong nia phơi thêm 1-2 nắng nhẹ cho hạt thật khô rồi đem bảo quản nơi thoáng mát để trồng ở vụ sau.
Theo www.************
 


Back
Top