Buôn Ma Thuột lập Sở Giao dịch Cà phê và hàng hóa

  • Thread starter ThanhNM
  • Ngày gửi
Công ty cổ phần Sở Giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) thức đi vào hoạt động từ ngày 10/3 tới.
BCCE được chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, có vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk Lắk nắm 42%. BCCE giao dịch với 2 sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures); kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới như Chicago Mercantile Exchange - CME (sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đặt tại Mỹ). Sau cà phê robusta, BCCE sẽ giao dịch cả tiêu đen, cao su.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc BCCE cho biết, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, nhưng kim ngạch chỉ đạt hơn 3,5 tỷ USD, hiệu quả kém xa các quốc gia trồng cà phê khác, đặc biệt là cà phê robusta.

cafe-7542-1425866581.jpg

Sở Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp người trồng cà phê Việt Nam thoát tình trạng bị ép giá. Ảnh: QH

Theo ông, người trồng cà phê robusta quốc tế thu về khoảng 10 tỷ USD mỗi năm, trong khi loại cà phê này của Việt Nam dù chiếm gần 50% sản lượng cà phê robusta thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ 3 tỷ USD. "Giao dịch thông qua sở, cà phê được mua tận gốc tại các hộ nông dân và bán trực tiếp cho sàn giao dịch cà phê London. Như vậy, cà phê Việt Nam sẽ thoát tình trạng bị ép giá”, ông Hải nói.

Năm 2008, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột nhưng do thiếu vốn, cơ chế, nhiều người dân chưa được tiếp cận với hình thức giao dịch hàng hóa khiến hoạt động của trung tâm không đạt hiệu quả.

Việc thành lập BCCE được kỳ vọng sẽ giúp tự quyết các vấn đề trong giao dịch hàng hóa để nắm bắt thời cơ trong kinh doanh. Ngoài ra, phương thức ký quỹ linh hoạt bằng tiền hay cà phê được xem là sẽ phù hợp với đặc điểm của 85% hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên.

Hình thức mua bán qua sở giao dịch hàng hóa đã tồn tại trên thế giới từ khá sớm: CBOT của Mỹ (1848), Malaysia (1980), Trung Quốc (1988), Thái Lan (1999), và đây là xu thế tất yếu sẽ phát triển trong tương lai.

Năm 2009, Sàn Giao dịch hàng hóa Chicago - CME Group và Bursa Malaysia Berhad đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược thông qua việc góp vốn thành lập Bursa Malaysia Derivatives Berhad nhằm mục đích đóng góp vào sự tăng trưởng của thị trường tài chính Malaysia bằng cách thúc đẩy sự kết nối mang tính toàn cầu đến với thị trường phái sinh Malaysia, từ đó đến nay giá dầu cọ của Malaysia luôn đứng vị trí cao nhất trên trường quốc tế.

Lệ Chi




Ý kiến của bạn
 




Back
Top