Cách cải tạo ao trên vùng đất nhiễm phèn

Ao của tôi thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM, là khu vực nhiễm phèn. Trước đây chủ cũ nuôi cá sặc rằn, cho ăn phân heo. Sau khi mua lại tôi đã cho nạo vét, rải vôi và phân chuồng. Ban đầu thì thấy nước có màu xanh đọt chuối, đang chuẩn bị thả cá (tôi tính nuôi cá sặc rằn như chủ cũ vì nghe nói loại này chịu phèn và dễ nuôi) nhưng vài ngày sau thấy nước khá trong, tôi đo độ pH thì kết quả là 5,1 nên vẫn chưa dám thả cá. Xin các Bác vui lòng tư vấn giúp nột số nội dung:
1/ Độ pH là 5,1 thì có nuôi cá sặc rằn được không ? Nếu được thì có thể ghép với loại cá nào khác ? Tôi dự kiến cho cá ăn phân heo là chính vì vừa hạn chế chi phí lại vừa tăng độ pH (vì nghe nói phân heo giúp giảm phèn).
2/ Nếu phải tăng độ pH thì có phải xả hết nước để tiến hành cải tạo lại từ đầu không ? Hay là chỉ rải thêm vôi và phân chuồng ? Trong quá trình xử lý thì có phải đóng cống lơi để cho nước tĩnh hay cứ mở cống lơi để nước ra vào tự nhiên ? Ao của tôi gần rạch nên việc cấp thoát nước cũng thuận lợi.
3/ Tôi nên mua cá giống của trại nào cho thuận tiện chuyên chở đồng thời đảm bảo con giống có chất lượng ? Kích cỡ cá và mật độ thả thế nào cho phù hợp ? (Tôi dự kiến nuôi cá thương phẩm).
4/ Có nên thả lục bình hoặc rau nhút vào ao không ?
5/ Những vấn đề gì cần bổ sung ?
Rất mong được sự chỉ bảo nhiệt tình của các Bác :9^:
 


Mình xin góp vài ý sau:
Về chuẩn bị ao nuôi:
1. Tháo cạn nước, nạo vét
Với ao cũ như bạn ít nhất giữ lớp bùn còn khoảng 20-30cm ( tránh xì phèn)

2. Diệt tạp và khử trùng
Vôi bột liều 7-15kg/100m2

3. Bón phân
Bón lót khi chuẩn bị ao nuôi trong ao có nước ít hoặc không có nước.
Phân heo: 40-50kg/100m2 (ao mới), 20-30kg/100m2 (ao cũ)

Bón đinh kỳ: 5-7 ngày/ 1lần
Phân heo: 15-25kg/100m2
Nếu bón được phân heo xen kẽ phân xanh thì sẽ tốt hơn nữa.

4. Phơi ao
Là để tăng tác dụng diệt tạp khử trùng, cung cấp oxy cho nền đáy ao.
Thời gian phơi ao tùy thuộc vào vùng đất, hình thức nuôi, thời tiết, nhu cầu thả giống. Nhìn chung, thường người ta phơi ít nhất 2-3 ngày.

4. Lọc nước vào ao
Cho nước vào qua lưới lọc để không cho cá tạp, cá dữ vào ao nhằm hạn chế việc hao phí thức ăn và sự hao hụt cá giống.

Về câu hỏi của bạn:
1. Theo đặc đểm sinh học của cá sặc rằn thì
pH : 5.5 - 7.5, cá có thể chịu được khi pH từ 5 – 8, nhưng tốt nhất là 7
Hàm lượng oxy phải từ 2mg/l trở lên
Độ mặn cao nhất 5ppt, trên thực tế chịu tới 6 – 7ppt
Nói đúng, bón phân heo ( hay phân hữu cơ nói chung) là để tạo nguồn thức ăn tự nhiên chứ không phải để tăng pH.

2. Nếu muốn tăng pH thì bạn bón vôi không cần phải xả hết nước cải tạo lại, thường người ta dùng vôi bột (CaCO3) , nếu dùng dolomite và zeolite thì tốt hơn nhưng do đắt tiền.
Cá sặc sống ờ vùng nước tù đọng nên không cần để nước ra vào.

3. Trại Bình Cách ở Long An, chuyên sản xuất cá giống trong đó có cá sặc rằn.
Mật độ: Cá giống 2 – 4 con/m2, trọng lượng trung bình 12-14con/kg

4. Thả lục bình hay rau nhút được nhưng độ che phủ bằng hoặc dưới 30% tổng diện tích mặt nước .

--------

à, bạn nên đăng bài này ở mục nuôi trồng thủy sản sẽ có nhiều góp ý hơn.Thân
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn Bác về những kinh nghiệm mà Bác truyền đạt. Nếu được thì Bác vui lòng cho E xin địa chỉ, số đt, thông tin về trại cá giống ở Long an nhé ! :9^:

@: Admin giúp E chuyển bài này qua chuyên mục về nuôi thủy hải sản nhé ! Hoặc nếu được thì chỉ dẫn giúp E cách chuyển để không quấy rối Admin khi có nhu cầu tương tợ phát sinh :9^:
 
Địa chỉ:Trại nằm tại ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, nằm trên hương lộ Bình Cách đi Tiền Giang.
Nếu chưa nắm rõ về kĩ thuật bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi nuôi, dù cá sặc là loài dễ nuôi không phải là ''loài cá kinh tế''.
Về số điện thoại của trại : bạn cho mình địa chỉ mail bạn đang dùng, mình gửi cho bạn. Thân!
 
Ao của tôi thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM, là khu vực nhiễm phèn. Trước đây chủ cũ nuôi cá sặc rằn, cho ăn phân heo. Sau khi mua lại tôi đã cho nạo vét, rải vôi và phân chuồng. Ban đầu thì thấy nước có màu xanh đọt chuối, đang chuẩn bị thả cá (tôi tính nuôi cá sặc rằn như chủ cũ vì nghe nói loại này chịu phèn và dễ nuôi) nhưng vài ngày sau thấy nước khá trong, tôi đo độ pH thì kết quả là 5,1 nên vẫn chưa dám thả cá. Xin các Bác vui lòng tư vấn giúp nột số nội dung:
1/ Độ pH là 5,1 thì có nuôi cá sặc rằn được không ? Nếu được thì có thể ghép với loại cá nào khác ? Tôi dự kiến cho cá ăn phân heo là chính vì vừa hạn chế chi phí lại vừa tăng độ pH (vì nghe nói phân heo giúp giảm phèn).
2/ Nếu phải tăng độ pH thì có phải xả hết nước để tiến hành cải tạo lại từ đầu không ? Hay là chỉ rải thêm vôi và phân chuồng ? Trong quá trình xử lý thì có phải đóng cống lơi để cho nước tĩnh hay cứ mở cống lơi để nước ra vào tự nhiên ? Ao của tôi gần rạch nên việc cấp thoát nước cũng thuận lợi.
3/ Tôi nên mua cá giống của trại nào cho thuận tiện chuyên chở đồng thời đảm bảo con giống có chất lượng ? Kích cỡ cá và mật độ thả thế nào cho phù hợp ? (Tôi dự kiến nuôi cá thương phẩm).
4/ Có nên thả lục bình hoặc rau nhút vào ao không ?
5/ Những vấn đề gì cần bổ sung ?
Rất mong được sự chỉ bảo nhiệt tình của các Bác :9^:
thực ra chỉ cần rải vôi là khắc phục được , tuy nhiên phèn cũng có cái hay của nó đấy , ao đìa đó cá sẽ ít nhiễm bệnh hơn , nếu mình thả rô đồng , vì rô đồng có cơ quan hô hấp phụ , còn màu nước , trong đk thâm canh ngày nay thì chắc cho ăn vài chục bao cám thì màu nước tự chuyển biến ngay
 
Cám ơn kinh nghiệm thực tiễn rất quý báu của Bác Tonhia ! Mong rằng Bác thường xuyên vào diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm cho bà con :)
 
Hôm nào Bác làm xong cho em tham quan nhé. Em có túp lều tole ở gần cầu Bến Nẩy cuối tuần hay ghé, em rất thích nuôi cá.
 

Mình xin góp vài ý sau:
Về chuẩn bị ao nuôi:
1. Tháo cạn nước, nạo vét
Với ao cũ như bạn ít nhất giữ lớp bùn còn khoảng 20-30cm ( tránh xì phèn)

2. Diệt tạp và khử trùng
Vôi bột liều 7-15kg/100m2

3. Bón phân
Bón lót khi chuẩn bị ao nuôi trong ao có nước ít hoặc không có nước.
Phân heo: 40-50kg/100m2 (ao mới), 20-30kg/100m2 (ao cũ)

Bón đinh kỳ: 5-7 ngày/ 1lần
Phân heo: 15-25kg/100m2
Nếu bón được phân heo xen kẽ phân xanh thì sẽ tốt hơn nữa.

4. Phơi ao
Là để tăng tác dụng diệt tạp khử trùng, cung cấp oxy cho nền đáy ao.
Thời gian phơi ao tùy thuộc vào vùng đất, hình thức nuôi, thời tiết, nhu cầu thả giống. Nhìn chung, thường người ta phơi ít nhất 2-3 ngày.

4. Lọc nước vào ao
Cho nước vào qua lưới lọc để không cho cá tạp, cá dữ vào ao nhằm hạn chế việc hao phí thức ăn và sự hao hụt cá giống.

Về câu hỏi của bạn:
1. Theo đặc đểm sinh học của cá sặc rằn thì
pH : 5.5 - 7.5, cá có thể chịu được khi pH từ 5 – 8, nhưng tốt nhất là 7
Hàm lượng oxy phải từ 2mg/l trở lên
Độ mặn cao nhất 5ppt, trên thực tế chịu tới 6 – 7ppt
Nói đúng, bón phân heo ( hay phân hữu cơ nói chung) là để tạo nguồn thức ăn tự nhiên chứ không phải để tăng pH.

2. Nếu muốn tăng pH thì bạn bón vôi không cần phải xả hết nước cải tạo lại, thường người ta dùng vôi bột (CaCO3) , nếu dùng dolomite và zeolite thì tốt hơn nhưng do đắt tiền.
Cá sặc sống ờ vùng nước tù đọng nên không cần để nước ra vào.

3. Trại Bình Cách ở Long An, chuyên sản xuất cá giống trong đó có cá sặc rằn.
Mật độ: Cá giống 2 – 4 con/m2, trọng lượng trung bình 12-14con/kg

4. Thả lục bình hay rau nhút được nhưng độ che phủ bằng hoặc dưới 30% tổng diện tích mặt nước .

--------

à, bạn nên đăng bài này ở mục nuôi trồng thủy sản sẽ có nhiều góp ý hơn.Thân
Khoảng bao lâu thì mình cải tạo lại vậy bác
 
Địa chỉ:Trại nằm tại ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, nằm trên hương lộ Bình Cách đi Tiền Giang.
Nếu chưa nắm rõ về kĩ thuật bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi nuôi, dù cá sặc là loài dễ nuôi không phải là ''loài cá kinh tế''.
Về số điện thoại của trại : bạn cho mình địa chỉ mail bạn đang dùng, mình gửi cho bạn. Thân!
Mình thấy cá sặc ngoài chợ giá cao gấp đôi cá lóc mà thím .. sao không phải loài cá kinh tế nhỉ
 
Ao của tôi thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM, là khu vực nhiễm phèn. Trước đây chủ cũ nuôi cá sặc rằn, cho ăn phân heo. Sau khi mua lại tôi đã cho nạo vét, rải vôi và phân chuồng. Ban đầu thì thấy nước có màu xanh đọt chuối, đang chuẩn bị thả cá (tôi tính nuôi cá sặc rằn như chủ cũ vì nghe nói loại này chịu phèn và dễ nuôi) nhưng vài ngày sau thấy nước khá trong, tôi đo độ pH thì kết quả là 5,1 nên vẫn chưa dám thả cá. Xin các Bác vui lòng tư vấn giúp nột số nội dung:
1/ Độ pH là 5,1 thì có nuôi cá sặc rằn được không ? Nếu được thì có thể ghép với loại cá nào khác ? Tôi dự kiến cho cá ăn phân heo là chính vì vừa hạn chế chi phí lại vừa tăng độ pH (vì nghe nói phân heo giúp giảm phèn).
2/ Nếu phải tăng độ pH thì có phải xả hết nước để tiến hành cải tạo lại từ đầu không ? Hay là chỉ rải thêm vôi và phân chuồng ? Trong quá trình xử lý thì có phải đóng cống lơi để cho nước tĩnh hay cứ mở cống lơi để nước ra vào tự nhiên ? Ao của tôi gần rạch nên việc cấp thoát nước cũng thuận lợi.
3/ Tôi nên mua cá giống của trại nào cho thuận tiện chuyên chở đồng thời đảm bảo con giống có chất lượng ? Kích cỡ cá và mật độ thả thế nào cho phù hợp ? (Tôi dự kiến nuôi cá thương phẩm).
4/ Có nên thả lục bình hoặc rau nhút vào ao không ?
5/ Những vấn đề gì cần bổ sung ?
Rất mong được sự chỉ bảo nhiệt tình của các Bác :9^:
Bạn nên dùng vi sinh để khử phèn. An toàn. Dùng hóa chất chỉ để lắng kết tủa vài bữa xì phèn lại. Đất phèn khó nuôi
 
trừ mọi chi phí thì tính ra mình làm như này có thu nhập khá không bác
 
Chào bạn...!!!
Cá sặc rằn cần độ PH từ 5.5 - 7.5
Theo bạn nói thì ao của bạn bị phèn tiềm tàng. Muốn khắc phụ cũng không khó lắm. khi bạn xữ lý ao bang vôi bột và phân chuồng xong - TUY NHIÊN ĐIỀU QUAN TRỌNG MÀ BẠN CẦN CHÚ Ý ĐỂ PHÈN KHÔNG DẬY NỮA LÀ PHẢI LUÔN LUÔN GIỮ MỰC NƯỚC TRONG AO PHẢI CAO HƠN MỰC NƯỚC BÊN NGOÀI KHOẢN 1 TẤC - CỨ LÀM NHƯ VẬY THÌ TRONG 1 THỜI GIAN THÌ ÁP LỰC NƯỚC BÊN TRONG AO SẼ ĐẦY DẦN PHÈN TIỀM TÀNG TRONG AO RA HẾT BÊN NGOÀI CÒN NẾU BẠN ĐỂ MỰC NƯỚC BÊN NGOÀI AO CAO HƠN BÊN TRONG AO THÌ MÃI MÃI AO CỦA BẠN BỊ PHÈN VÀ XỮ LÝ ÂẤT TỐN KÉM.
Thân chào bạn - chúc bạn thành công
 
Chuyên kinh doanh hóa chất xử lý nước tại Hà Nội như:
-Phèn đơn-phèn kép-TCCA-Clorin-Javen-Đồng SunPhat-Thuốc Tím.....
liên hệ Mr Đường/0946546655
 
Bác để lại số điện thoại e tư vấn cho bác nhé, bên e chuyên cung cấp chế phẩm vi sinh xử lý mùi hôi thối, độc nhễm chuông trại nhé
 
564c383cdd375.jpg

564c383f5d013.jpg

564c3841dd3df.jpg

23122614461_588d55b48e_o.jpg

564c3854e38b9.jpg

bác ghé tường của em xem nha, em chuyên làm ao hồ nuôi thủy sản ạ
Mình đọc được một bài viết khá hay về hệ thống quan trắc chất lượng nước liên tục và trực tuyến. Dù đi công tác hay thời tiết gây khó khăn cho việc đo các chỉ số chất lượng nước, nhưng khi sử dụng hệ thống giám sát này, ở nhà hay đi công tác vẫn theo dõi được thông tin một cách đầy đủ nhất.
Link bà con tham khảo nhé: http://reecotech.com.vn/san-pham/do...-giam-sat-chat-luong-nuoc-lien-tuc-truc-tuyen
 


Back
Top