Cách Chọn Trụ Tiêu Hiệu Quả Cao

Hiện nay, Hồ tiêu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân, chiếm tỉ trọng xuất khẩu rất lớn trong nông nghiệp. Vì vậy diện hồ tiêu ngày càng được mở rộng.
Một vấn đề mà người trồng Tiêu luôn quan tâm là: làm thế nào chọn cây làm nọc tiêu để cây tiêu phát triển nhanh, ít bệnh, tuổi thọ cao. Dưới đây tôi xin nêu những ưu nhược điểm của 1 số loại nọc tiêu:
1- Nọc Tiêu bằng tháp gạch: + Thời gian sử dụng lâu, diện tích lớn, đẹp.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
2- Nọc Tiêu bằng cọc bê tông: + chắc chắn.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
3- Nọc Tiêu bằng các loại cây thân gỗ:
+ Cây Keo Dậu: loài cây này có khả năng có định đam nên rất tốt. Nhược điểm: thân cây nhỏ nên diện tích cho tiêu tiếp xúc ít, dễ gãy đổ.
+ Cây Xà cừ, Nhạc ngựa: là cây gỗ lớn, diện tích tiếp xúc nhiều, cây dẻo dai khó gãy đổ, sử dụng lâu năm. Nhược điểm: Thường xuyên cắt tỉa ngọn.
+ Cây Muồng Đen, Cây Sưa Đỏ, Cây Trắc, Cây Cẩm Lai, Cây Bình Linh: là những loại cây thích hợp nhất cho việc trồng tiêu. cây có khả năng cố định đạm, tiêu phát triển tốt ít nấm bệnh, tuổi thọ dài. Ngoài ra, giá trị gỗ của các loại cây này cũng rất lớn, sau khi thanh lý Tiêu thì khoản thu từ bán gỗ cũng lên tới vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/ha.
+ Cây Núc Nác: cây lớn nhanh, thân xốp tiêu dễ bám. Nhược điểm: cây nhiều nấm bệnh, thường xuyên phải cắt tỉa cành nhánh.
Hiện nay Cây Muồng Đen, Cây Bình Linh, Cây Nhạc Ngựa và Cây Xà Cừ là những loài cây được bà con chọn làm nọc tiêu nhiều nhất và cho hiệu quả cao.
Chúc bà con Thành công!
 




Back
Top