Kỹ thuật canh tác chuối sứ

Ở Việt Nam có rất nhiều loại chuối, Tuy nhiên, cách trồng chuối nam mỹ khác với kĩ thuật canh tác của chuối sứ và các loại chuối khác
Trong bài này chúng ta hãy tìm hiểu về chuối sứ nhé
Chuối sứ hay chuối mốc là loại cây phổ biến nước ta, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Trước đây, loại chuối này được trồng ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Hiện tại, nó được trồng ở khắp các nơi trên cả nước. Chuối sứ có vị ngọt, giàu dinh dưỡng, dễ trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân trồng quy mô lớn.

Chuối sứ

TIÊU CHUẨN CHỌN GIỐNG CÂY CHUỐI SỨ​

Có 2 cách chọn giống cây chuối sứ:

  • Chọn những cây con có chiều cao từ 0.5-1 m, to mập, không sâu bệnh, có từ 3-5 lá. Cây con được tách ra phải từ cây mẹ to khoẻ, ít sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng quả tốt.
  • Chọn cây giống nuôi cấy mô cao khoảng 0.5m có từ 3-5 lá. Phương pháp nuôi cấy mô cho cây con khoẻ mạnh, ít sâu bệnh, năng suất ổn định.

THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG​

Cây chuối sứ có thể trồng quanh năm. Nên chồng chuối sứ và đầu mùa mưa để thuận lợi cho việc tưới tiêu.

Đối với 1 hố/ 1 cây thì tỉ lệ là 2×2.5 m. Đối với 1 hố/ 2 cây thì tỉ lệ là 2.5×3 m, khoảng cách giữa 2 cây là 0.5 m.

Mật độ trồng chuối sứ
Mật độ trồng chuối sứ

ĐÀO HỐ TRỒNG VÀ BÓN LÓT​

Đối với 1 hố/ 1 cây: Đường kính hố là 40 cm, sâu từ 35-40 cm. Bón lót 5 kg phân BIO NUTRIENTS với 0.5 kg Super lân ủ khoảng 2 tuần.

Đối với 1 hố/ 2 cây: Đường kính hố là 80 cm, sâu từ 35-40 cm. Tăng lượng bón gấp đôi 1 hố/ 1 cây.

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI SỨ​

Cách trồng: Thời điểm trồng cây chuối sứ vào buổi chiều tắt nắng. Đặt cây chuối giống vào hố đất, lấp đất lại. Tưới nước ngay sau khi trồng. Phủ rơm rạ xung quanh để giữ ẩm.

Tưới nước: Chuối sứ cần khá nhiều nước. Cây chuối con nên tưới 2 lần 1 ngày. Cây chuối sứ trưởng thành nên tưới 2 lần 1 tuần. Cần thoát nước tốt vào mùa mưa trách để ngập úng.

Tỉa chồi: Tiến hành tỉa chồi thường xuyên, chừa lại 2 chồi trên 1 cây.

Cắt bắp, chống ngã: Cắt bắp khi xuất hiện 1-2 nải trung tính. Dùng cây chống quày tránh đổ ngã.

Bón phân: 300 g ure và 300 g kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần.

  • Lần 1: 2-3 tuần sau khi trồng 10g ure /cây
  • Lần 2: 1 tháng sau khi trồng 10g ure + 10g kali/cây
  • Lần 3: 2 tháng sau khi trồng 40g ure + 40g kali/cây
  • Lần 4: 4 tháng sau khi trồng 90g ure + 70g kali/cây
  • Lần 5: 6 tháng sau khi trồng 100g ure + 70g kali/cây
  • Trước khi trổ buồng 50g ure + 100g kali/cây
Vườn chuối sứ

PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI​

Sâu hại: Các loại sâu hại thường thấy là sâu đục thân, sâu gặm vỏ,…

Bệnh hại: Các loại bệnh hại thường thấy là thán thư, chùn đọt chuối, thối rể,…

Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời phòng trị bằng các chế phẩm sinh học.

THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CHUỐI SỨ​

Sau 10 tháng trồng chuối sứ có thể thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch hạn chế tổn thương trái. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Hy vọng những chia sẻ của ABA Chemical về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối sứ có thể giải đáp cho bà con về loại cây này. Chúc bà con nông dân canh tác thật tốt!

Tham khảo một số giải pháp từ ABA Chemical:​

 
Back
Top