Cách giã rượu

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
http://agriviet.com/home/threads/56425-Mot-mo-hinh-Nuoi-Trong-moi-ma-cu-/page17#ixzz1UoAnsrPj​Một số cách đơn giản sau đây có thể giúp bạn dễ dàng vượt những tàn dư khó chịu do say rượu bia gây ra.Uống nhiều nước. Đây không phải là lời khuyên mang tính đột phá, nhưng nó phải là ưu tiên hàng đầu. Rượu khiến bạn đi tiểu nhiều. Điều đó có thể dẫn đến mất nước, từ đó gây chóng mặt và choáng váng.
Ăn nhẹ. Bánh quy và bánh mì nướng có thể giúp tăng lượng đường trong máu, vốn có thể giảm đi khi bạn uống rượu, góp phần gây mệt mỏi và người yếu đi, theo các chuyên gia thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ). Ngoài ra, có thể ăn một quả chuối để bổ sung lượng muối và kali bị mất do đi tiểu nhiều.
Uống nước ép trái cây. Theo chuyên gia Thomas Tallman thuộc Bệnh viện Cleveland (Mỹ), khi chất cồn thấm vào cơ thể, nó cần được chuyển hóa ngay. Bổ sung lượng fructose có trong nước ép trái cây và mật ong có thể giúp đốt cháy chất cồn nhanh hơn. Và tập thể dục cũng giúp đốt cháy nhanh chất cồn (dĩ nhiên chỉ trong trường hợp bạn có thể buộc cơ thể mình vận động).
Mai Duyên​
 


giã rượu ít hay nhiều, quan trọng cũng phụ thuộc vào sức khỏe mỗi người nữa. Nhiều lúc người yếu quá, thì phải có thời gian mới bình phục từ từ được.
 
ở gần nhà tui có 1 ông nhậu vô địch, cứ trước khi đám là ông lận theo vài trái chuối, ngày nào muốn "giết" ông thì cố lấy hoặc ăn hết chuối của ông thì ông mới " chết".:lol:. Tui thấy nhâm nhi trà nóng cũng là 1 cách.
 
vậy khi uống bia mà bị say thì làm cách nào để giã vậy bà con.....
 
Không nên uống trà trong lúc rượu bia vì sẽ tạo những kết tủa khó tan trong dạ dày, lâu ngày dễ dẫn tới các chứng bệnh về bao tử. Lợi bất cập hại là đây.
 
Ngắt đọt non cây giong riềng, giẵ lấy nước uống, giă được say riệu.
Người Mỹ cho rằng các thuốc giã riệu đều có hại hơn để tự khỏi say.
Họ có biết đâu người say riệu vì bị thuốc rấy phải ói ra hết mới
khỏi được, không bị chết vì thuốc rầy.
*
 
Kinh nhất là đã ói chẳng còn gì trong bụng mà ruột gan cứ quặng thắt lên để nôn. Vì vậy mà thằng bạn em cho lời khuyên là phải uống nước thiệt nhiều rồi móc họng cho ói ra. Cứ như vậy vài lần thì như đi rửa ruột vậy thôi.
Tuy nhiên có lẽ mục đích đầu tiên của chủ topic là làm sao ( loại thuốc nào ?)để trở thành " Tỷ Can thời nay" kia kìa. Như vậy mới xứng danh " cờ hữu phong". Chứ còn chuyện về nhà ta phải chổng phao câu lên mà .... như thế nào thì chỉ có vợ con ta là quan tâm thôi.
 

Có câu nói "uống rượu ko say ta nào hay".
Đúng là đã biết uống rượu thì nên say cho biết với người ta nhưng uống tới cỡ đó thì thật chẵng tốt lắm đâu. Nhất là thường xuyên như vậy.

Người uống rượu nên biết đến lúc nào mình say chứ đừng đợi say rồi mới biết.

Thân ái!
 
Người uống rượu nên biết đến lúc nào mình say chứ đừng đợi say rồi mới biết.

nếu biết được lúc nào mình say thì nghĩa là ta vẫn chưa say(có thể gần say).....còn đợi đến khi say rồi thì làm sao mà biết mình say được chứ....hihihihi....
 
Uống rượu thường hay nói dối ;
Đã say , người thấy mình đã say rồi, nhưng mình vẩn không bao nói mình say;
Còn chưa say, thì luôn miệng nói là tui quá say, không uống được nửa .
Đến khi không còn phân biệt được là mình say hay chưa say . thì lúc đó đã ngã quay ra rồi
 
Tôi có mấy người bạn giới thiệu một loại trái cây ăn vào là uống rượu không say: trái thần kỳ. Không biết có bác nào thử chưa?
Cũng được một số "ma men" đưa lối: nếu quá liều, về nhà "chổng mông" thì ráng bới 1 tô cơm nguội đem luộc (hoặc chan nước sôi) cho vào ít muối ăn bảo đảm tỉnh. Tôi có làm thử 1 lần, cũng thấy đúng. Tuy nhiên, 1 lần thì không thể thành công thức được.
Cũng đọc tin trên internet thấy cây mật nhân cũng giã rượu. Tôi cũng đang thử.
 
chuyện ngày xưa... nên nhớ chuyện ngày xưa !
bà con nào đã từng một thuở "lu ly" vì thường "gầy sòng" vào buổi chiều nếu ăn cơm no nhậu hỏng ngon,nhậu rồi bỏ cử cơm khi thức dậy đầu óc đảo điên,đói tay chân bủn rủn...ăn cái gì vô...vô sao ra vậy !
đừng lo, một chén cơm nguội,một ít nước bình thủy vài hột muối mằn mặn.
mồ hôi ra như tắm,lau khô vận động nhẹ một tý thì "phẻ" lại ngay.
cho nên ăn hàng ăn bánh không bằng ăn cơm....nguội
 
Đúng đấy , nếu sau 1 trận say sưa vật vả , ăn gì vô cũng không ngon và cũng không khỏe bằng 1 chén cơm nguội chang nước lả ( nước lạnh) với vài hạt muối ( muối hạt nha) Thấy khỏe và không trạo trợ ói mửa gì cả . Mình từng thử nghiện rồi he he dân nhậu mà
ha ha
 
Hi hi...! Uống rượu mà thiếu tôi là mất vui đó nghen!
"Giang hồ" truyền khẩu vô vàn bài thuốc hay. Có hai dòng chính: 1 là làm sao uống không say (hoặc rất lâu say). 2 Là làm sao "cứu vãn" khi đã say.
Để đề phòng say thì thượng sách là ...không uống. Còn nếu thích uống thì phải chuẩn bị. Nào là uống becberin, nào là uống trứng gà lacooc, nào là ăn trước cho no, thậm chí có cả thuốc của...KGB. Tôi thì thấy hiệu quả nhất là ....hát. Nhất là nếu hát karaoke với...Jen ( mọi người đừng "ném đá" nghen).
Còn nếu quá đà mà say thì cũng nhiều cách xử lý. Thấy mọi người đã nêu nhiều cách. Nhưng trước hết phải "định nghĩa" say đã:
Say theo nghĩa số đông hiểu là không thể làm chủ bản thân được. Phải không ạ? Nhưng biểu hiện mỗi người mỗi khác. Biểu hiện khác nhau thì cách "trị" khác nhau. Người nhức đầu nằm bẹp, người khóc, kẻ cười, Người thì quặn ruột nôn mửa, người thì gặp ai cũng gây gổ, người thì lèm bèm "lý luận" một mình. Tóm lại là cũng chia thành hai loại : 1 là chỉ mệt mình. 2 là làm khổ sở, thậm chí nguy hiểm đến người khác.
Những cách mọi người nói đều đúng, tuy nhiên có người hợp cách này lại không hợp cách khác. Vì vậy mỗi người sau vài lần bị thì... tự "ngộ" ra cách riêng cho mình là hay nhất. Còn tôi xin góp một cách hữu hiệu nhất nhưng chắc chắn ... không ai dám dùng : Đó là sau khi say mà tỉnh lại thấy khó chịu thì ráng sức kiếm rượu hay bia uống thêm bằng lượng đã uống trước đó, thế là lại ...thấy mình "lên mây" hết khó chịu ngay, và cứ thế....
Hì...! Lâu lâu nói xàm chút vì tôi hình như cũng...đang say. Mọi người thông cảm nghen.
 
Tui thì không thích những người uống rượu , bia không say.... Vì uống không say là
1- không thật lòng, không hết mình,
2- là lâu say thì cứ ngồi uống mình đi, vì mọi người đã ngã ngủ , không còn gì vui
Thế là cùng nhau say , ta cùng nhau uống lai rai he he
 
lạc đà tui mạn phép có vài lời cùng quý vị như sau:

Con người bình thường vốn không say (hoặc ít khi say vì có thể say nắng hoặc say tình ...đại loại không phải say rượu), cuộc sống đem lại cho con người nhiều hương vị và người ta cảm thấy cần có cái gì đấy giúp ta thăng hoa hơn, và chúng ta biết đến rượu.

Người ta uống rượu khi nào?

Khi vui,
Khi buồn,
Khi không vui không buồn.

Có mấy phong cách uống?

uống cho quên sầu,
uống cho thêm hứng khởi,
uống để thử nhau,
uống để giải bày ,
....
uống để chết.

Ngoài ra Đông y còn dùng rượu làm chất dẫn thuốc.

Quý vị thấy đó khi còn người ta Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) người ta đều có thể dùng rượu, rượu tuyệt như thế, uống vào rồi tìm cách tống ra, vậy uống làm chi cho tốn công, khỏi uống cho khỏe.

Giờ lạc đà tui đi ngủ (say rồi), mai vào nâng ly hầu chuyện cùng quý vị sau.


 
Tui nghiệm ra rằng: Có tài mấy uống rượu cũng có khi say. Tùy tâm trạng, sức khỏe mà có lúc uống nhiều mà không say, nhưng lúc uống chưa nhiều vẫn say. Có khi uống xong về nhà mới say. Có người sáng ngủ dậy mới say (say lại). Say cũng tùy mức độ.
Theo tui có hai nguyên lý giải rượu:
1. Ép gan hoạt động để đào thải cồn trong cơ thể.
2. Hỗ trợ giúp gan đào thải nhanh cồn trong cơ thể.
Các AE đã nêu ra nhiều kinh nghiệm hay. Tôi xin góp thêm 2 cách sau, tui đã áp dụng và thấy hiệu quả:
- Đối với nguyên lý 1: Sáng dậy uống thêm 1 ly rượu (=tách trà)- Hạn chế dùng.
- Đối với nguyên lý 2: Nhờ vợ nấu cho một tô cháo gạo + đậu xanh còn vỏ. Hoặc uống một bịch sữa đậu xanh- bỏ ít đường thôi (mấy chị bán ngoài đường, cổng trường...).
Chúc AE nhậu vui mà khỏe!
 


Back
Top