Cách làm ăn của ViệtNam

  • Thread starter 2lúaởMỷ
  • Ngày gửi
Những người trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim theo tiêu chuẩn Global G.A.P ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) kêu cứu vì phải bán với giá vú sữa thường, dù họ đã được hứa bao tiêu xuất khẩu.
Chở 200kg vú sữa Lò Rèn canh tác theo tiêu chuẩn Global G.A.P ra đến hợp tác xã (HTX) Vĩnh Kim nhưng bị nơi này từ chối thu mua, ông Sáu Vốn, chủ 6.000m2 vườn chuyên canh vú sữa ở xã Phú Phong, bực tức: “Hồi khuyến khích tui trồng vú sữa theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global G.A.P, mấy ông HTX hứa có bao nhiêu trái thu mua hết bấy nhiêu với giá cao hơn giá thị trường 30%. Nhưng hai năm nay, tới mùa thu hoạch HTX không thèm thu mua”.
Tại nhà vườn hay tại HTX?
Không bán được trái vú sữa Global G.A.P cho HTX, ông Sáu Vốn buộc lòng phải bán cho thương lái ở chợ trái cây Vĩnh Kim với giá 30.000 đồng/kg, ngang bằng với giá vú sữa canh tác thông thường.
Vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang rộng khoảng 2.500ha trải dài qua 13 xã của huyện Châu Thành, năng suất khoảng 30.000 tấn trái/năm, đang vào mùa thu hoạch. Từ năm 2007, các cơ quan hữu trách của tỉnh Tiền Giang đã khuyến khích nhà vườn canh tác vú sữa theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global G.A.P, đăng ký thương hiệu nhằm gia tăng giá trị của loại trái cây đặc sản này trên thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, đã có gần 200 nhà vườn thực hiện trồng vú sữa theo những tiêu chuẩn khắt khe của quy trình canh tác Global G.A.P trên diện tích gần 100ha.
Ông Lê Văn Tài, chủ vườn ở xã Bàn Long, ngao ngán nói: “Trồng theo tiêu chuẩn Global G.A.P cực nhọc hơn vì luôn phải tuân thủ gần 250 tiêu chí bắt buộc, vốn đầu tư cho vườn cây nhiều hơn. Nếu bán được trái với giá cao hơn giá thị trường 30% như mấy ông HTX hứa hẹn thì nhà vườn còn có lời chút đỉnh, bán giá chợ thì chủ vườn lỗ nặng”. Ông Lê Văn Đông, chủ 7.000m2 vú sữa Lò Rèn Global G.A.P cho biết: “Hai năm rồi nhà vườn chúng tôi rất khó khăn để bán được trái vú sữa Global G.A.P cho HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Mấy ổng luôn miệng hứa thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, nhưng khi nhà vườn chở trái cây ra thì chê ỏng chê eo, trái loại một đẹp ngời ngời mà mấy ổng vẫn nói không đạt chất lượng, hạ giá mua ngang bằng với trái vú sữa không canh tác theo tiêu chuẩn Global G.A.P nhưng thu mua với số lượng rất thấp, nên phần lớn chủ vườn đều phải bán trái cây cho thương lái theo giá chợ”.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Ngàn, chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cho biết HTX không thể bao tiêu sản phẩm Global G.A.P cho nhà vườn vì… không tìm được thị trường xuất khẩu. Nhưng khi chúng tôi hỏi căn cứ vào tiêu chuẩn nào để xác định trái vú sữa Lò Rèn Global G.A.P không đạt chất lượng để từ chối thu mua thì những người có trách nhiệm của HTX không trả lời. Nhưng theo nhiều chủ vườn trồng vú sữa Lò Rèn Global G.A.P, lý do HTX đưa ra là không thuyết phục, bởi hai năm nay dù không chịu thu mua sản phẩm của nhà vườn với giá cả theo cam kết nhưng một số vị trong ban chủ nhiệm HTX sẵn sàng thu mua trái vú sữa với giá xô, sau đó tuyển chọn lại loại tốt để xuất khẩu.
Chuẩn toàn cầu vẫn không đạt chuẩn châu Âu!
Chủ vườn Trần Văn Thanh ở xã Phú Phong nói, hiện nay những người trồng vú sữa Global G.A.P có cảm giác bị lừa, Nhà nước khuyến khích nhà vườn canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hứa hẹn bao tiêu sản phẩm, nhưng cuối cùng nông dân bị o ép trong khâu thu mua. Ngày 17.1.2010 ông Nguyễn Văn Khang, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang, cho biết lâu nay trái vú sữa Global G.A.P của Tiền Giang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, nhưng số lượng không nhiều. Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ vú sữa Global G.A.P ở thị trường này rất lớn, nhưng HTX không đáp ứng được. Nguyên nhân, trái vú sữa xuất khẩu tuyển chọn theo đúng quy cách của khách hàng châu Âu chiếm tỷ lệ rất ít, nên HTX buộc phải mua giá xô để tuyển lựa, khiến nhà vườn bất bình. “Hiện tại chúng tôi đang yêu cầu các ngành chức năng của huyện Châu Thành xuống địa bàn lắng nghe ý kiến của cả hai phía, HTX và nhà vườn, để tìm cách giải quyết mối mâu thuẩn giữa hai bên. Riêng việc nhà vườn phản ánh người trong ban chủ nhiệm không mua cho HTX nhưng ép giá mua vú sữa của nhà vườn để làm ăn riêng, chúng tôi đang kiểm tra”.
---------------
Agriviet là diễn đàn nông nghiệp vì vậy Những vấn đề liên quan đến chính trị xin Bác ko post ở đây . Nuoi de xin phép xóa dòng cuối của Bác để khỏi xảy ra những sự việc phức tạp khác.
 
Last edited by a moderator:
Chuyện như thế này thì thường thôi Bác ah. rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã và đang được khuyến khích từ chính những người làm công tác khuyến nông. nhưng đầu ra cho sản phẩm thì... hên xui. mà hên thì ít nhưng xui thì nhiều. Chính vì vậy nên nhà nông Việt Nam vẫn cứ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà còn mang nợ nữa...
* Nhưng Bác đặt cái tiêu đề và cái kết của Bác có phần quơ đũa cả nắm quá.
*

<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">
 
Những người trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim theo tiêu chuẩn Global G.A.P ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) kêu cứu vì phải bán với giá vú sữa thường, dù họ đã được hứa bao tiêu xuất khẩu.
Chở 200kg vú sữa Lò Rèn canh tác theo tiêu chuẩn Global G.A.P ra đến hợp tác xã (HTX) Vĩnh Kim nhưng bị nơi này từ chối thu mua, ông Sáu Vốn, chủ 6.000m2 vườn chuyên canh vú sữa ở xã Phú Phong, bực tức: “Hồi khuyến khích tui trồng vú sữa theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global G.A.P, mấy ông HTX hứa có bao nhiêu trái thu mua hết bấy nhiêu với giá cao hơn giá thị trường 30%. Nhưng hai năm nay, tới mùa thu hoạch HTX không thèm thu mua”.
Tại nhà vườn hay tại HTX?
Không bán được trái vú sữa Global G.A.P cho HTX, ông Sáu Vốn buộc lòng phải bán cho thương lái ở chợ trái cây Vĩnh Kim với giá 30.000 đồng/kg, ngang bằng với giá vú sữa canh tác thông thường.
Vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang rộng khoảng 2.500ha trải dài qua 13 xã của huyện Châu Thành, năng suất khoảng 30.000 tấn trái/năm, đang vào mùa thu hoạch. Từ năm 2007, các cơ quan hữu trách của tỉnh Tiền Giang đã khuyến khích nhà vườn canh tác vú sữa theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global G.A.P, đăng ký thương hiệu nhằm gia tăng giá trị của loại trái cây đặc sản này trên thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, đã có gần 200 nhà vườn thực hiện trồng vú sữa theo những tiêu chuẩn khắt khe của quy trình canh tác Global G.A.P trên diện tích gần 100ha.
Ông Lê Văn Tài, chủ vườn ở xã Bàn Long, ngao ngán nói: “Trồng theo tiêu chuẩn Global G.A.P cực nhọc hơn vì luôn phải tuân thủ gần 250 tiêu chí bắt buộc, vốn đầu tư cho vườn cây nhiều hơn. Nếu bán được trái với giá cao hơn giá thị trường 30% như mấy ông HTX hứa hẹn thì nhà vườn còn có lời chút đỉnh, bán giá chợ thì chủ vườn lỗ nặng”. Ông Lê Văn Đông, chủ 7.000m2 vú sữa Lò Rèn Global G.A.P cho biết: “Hai năm rồi nhà vườn chúng tôi rất khó khăn để bán được trái vú sữa Global G.A.P cho HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Mấy ổng luôn miệng hứa thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, nhưng khi nhà vườn chở trái cây ra thì chê ỏng chê eo, trái loại một đẹp ngời ngời mà mấy ổng vẫn nói không đạt chất lượng, hạ giá mua ngang bằng với trái vú sữa không canh tác theo tiêu chuẩn Global G.A.P nhưng thu mua với số lượng rất thấp, nên phần lớn chủ vườn đều phải bán trái cây cho thương lái theo giá chợ”.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Ngàn, chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cho biết HTX không thể bao tiêu sản phẩm Global G.A.P cho nhà vườn vì… không tìm được thị trường xuất khẩu. Nhưng khi chúng tôi hỏi căn cứ vào tiêu chuẩn nào để xác định trái vú sữa Lò Rèn Global G.A.P không đạt chất lượng để từ chối thu mua thì những người có trách nhiệm của HTX không trả lời. Nhưng theo nhiều chủ vườn trồng vú sữa Lò Rèn Global G.A.P, lý do HTX đưa ra là không thuyết phục, bởi hai năm nay dù không chịu thu mua sản phẩm của nhà vườn với giá cả theo cam kết nhưng một số vị trong ban chủ nhiệm HTX sẵn sàng thu mua trái vú sữa với giá xô, sau đó tuyển chọn lại loại tốt để xuất khẩu.
Chuẩn toàn cầu vẫn không đạt chuẩn châu Âu!
Chủ vườn Trần Văn Thanh ở xã Phú Phong nói, hiện nay những người trồng vú sữa Global G.A.P có cảm giác bị lừa, Nhà nước khuyến khích nhà vườn canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hứa hẹn bao tiêu sản phẩm, nhưng cuối cùng nông dân bị o ép trong khâu thu mua. Ngày 17.1.2010 ông Nguyễn Văn Khang, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang, cho biết lâu nay trái vú sữa Global G.A.P của Tiền Giang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, nhưng số lượng không nhiều. Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ vú sữa Global G.A.P ở thị trường này rất lớn, nhưng HTX không đáp ứng được. Nguyên nhân, trái vú sữa xuất khẩu tuyển chọn theo đúng quy cách của khách hàng châu Âu chiếm tỷ lệ rất ít, nên HTX buộc phải mua giá xô để tuyển lựa, khiến nhà vườn bất bình. “Hiện tại chúng tôi đang yêu cầu các ngành chức năng của huyện Châu Thành xuống địa bàn lắng nghe ý kiến của cả hai phía, HTX và nhà vườn, để tìm cách giải quyết mối mâu thuẩn giữa hai bên. Riêng việc nhà vườn phản ánh người trong ban chủ nhiệm không mua cho HTX nhưng ép giá mua vú sữa của nhà vườn để làm ăn riêng, chúng tôi đang kiểm tra”.
---------------
Agriviet là diễn đàn nông nghiệp vì vậy Những vấn đề liên quan đến chính trị xin Bác ko post ở đây . Nuoi de xin phép xóa dòng cuối của Bác để khỏi xảy ra những sự việc phức tạp khác.

Dear Agriviet,

_ Mượn bài viết này để nói lên ý của Yeu_NongNghiep ..Hi`..

_ Bác KhucThuyDu có ý mở cửa hàng trên Agriviet để giúp đõ bà con..

_ Uh, thì đây, đây là lúc bà con đang cần cửa hàng đây, bà con rất cần một tổ chức đứng ra đại diện làm trung gian thương mại giữa bà con và doanh nghiệp mua hàng (có thể là đối tác nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước)

_ Và theo tiêu chí đó, nếu cửa hàng Agriviet thành công thì bà con ở Lò Rèn Vĩnh Kim hay bà con ở các nơi khác sẽ không còn bận tâm về đầu ra nữa vì điều đó đã được Agriviet đảm nhiệm.

_ Và dĩ nhiên, khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Agriviet phải trả phí (một khoản phí chấp nhận được thôi) và phí này được tính chung vào giá bán , bà con không phải trả bất kỳ khoản phí nào..

Vài ý kiến đóng góp.

Thân..:mad:
 
Chuyện như thế này thì thường thôi Bác ah. rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã và đang được khuyến khích từ chính những người làm công tác khuyến nông. nhưng đầu ra cho sản phẩm thì... hên xui. mà hên thì ít nhưng xui thì nhiều. Chính vì vậy nên nhà nông Việt Nam vẫn cứ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà còn mang nợ nữa...
* Nhưng Bác đặt cái tiêu đề và cái kết của Bác có phần quơ đũa cả nắm quá.
*

<INPUT id=gwProxy type=hidden><!--Session data--><INPUT id=jsProxy onclick=jsCall(); type=hidden>

Thường như thế nào đây Bác. Có bao nhiêu sản phẩm ViệtNam bây giờ được chứng chỉ Global Gap. Đã làm ra được vú sủa "sạch" như vậy thì làm sao không có đầu ra. Global Gap là phải vươn ra thị trường quốc tế rồi. Trái cây Thailand làm sao bằng Việtnam của chúng ta. Em ở thành phố nhỏ có ít người Việt, và cũng chỉ có 2 tiệm bán đồ ăn Việtnam, thấy mấy trái măng cụt Thailand xấu xí, nhỏ xíu bán tới gần chục đô la mà thương cho những nông dân 1 nắng 2 sương ở quê nhà. Thương lái nào trên diển đàn này đọc được cái này sửa lại bản tánh mất dạy đó đi nhe. Người ta cực khổ làm ra sản phẩm. Các bác chỉ đi thu nhặt rồi sang tay khác mà ăn trên đầu trên cổ vậy đó. Lúc dó lên báo dử lắm nào là cung không đủ cầu toàn là khoác lác. Thanh long ở Bình Thuận cũng chịu chung 1 số phận.
 
Last edited by a moderator:
Nói chung người chịu thiệt thòi nhất vẫn là bà con nông dân!Đến bao giờ dân ta mới hết khổ đây???
 
Thương lái nào trên diển đàn này đọc được cái này sửa lại bản tánh mất dạy đó đi nhe.
Hì hì anh hai lúa ơi, mình định chuyển nghề đi buôn trái cây nghe anh nói vậy mình suy nghĩ lại coi có nên đi không nữa. Hay là bên Mỹ bác lo đầu ra đi, ở Việt Nam Agriviet thu mua hàng của bà con, mình kết nối với nhau xuất hàng Việt Nam chất lượng cao qua đó cho bà con mình sử dụng.
 
Tui thấy cái này là do những người đầu tiên khuyến khích người dân áp dụng GAP trong sản xuất nông nghiệp. Ý tưởng của họ thì thật là hay, là hội nhập kinh tế thế giới. Các ngành, các cấp đã tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức để cho một HTX (còn nhiều HTX như vậy nữa) đạt được chứng nhận Global GAP. Khi đạt chứng nhận thì mọi người đều hồ hởi, vui mừng, báo chí đăng rần rần, thấy cũng vui lây:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294415&ChannelID=11
http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=13695

Thế nhưng chỉ sau 1 năm thì hỡi ôi... những niềm hân hoan của bà con nông dân đã trở thành nổi thất vọng. Tui nghĩ điều này là do những người chủ trương cho dân làm nhưng không làm đến nơi đến chốn, giống như có sinh mà không có dưỡng. Mặt khác, do sản xuất quá nhỏ lẻ cộng với trình độ chưa cao của người nông dân thì làm sao có thể lãnh hội và thực hiện được một tiêu chuẩn nghiêm ngặt như GLOBAL GAP? Rồi chưa kể đến việc mua bán xuất nhập khẩu nữa, những vị chủ nhiệm HTX cũng xuất thân từ nông dân mà ra thì làm sao kiếm được nổi một đơn hàng từ nước ngoài. Như vậy nhìn lại thì có phải những người chủ trương thực hiện Global GAP đã đi sai đường? Hay là chỉ làm cho vui, cho có tiếng thôi? Bây giờ đây, thất bại này lại chính người dân nhận lãnh. Vậy thì những người ban đầu chủ trương đâu rồi? sao không thấy họ đứng ra giải trình hoặc có giải pháp nào để mà khắc phục chứ?
 
Hì hì anh hai lúa ơi, mình định chuyển nghề đi buôn trái cây nghe anh nói vậy mình suy nghĩ lại coi có nên đi không nữa. Hay là bên Mỹ bác lo đầu ra đi, ở Việt Nam Agriviet thu mua hàng của bà con, mình kết nối với nhau xuất hàng Việt Nam chất lượng cao qua đó cho bà con mình sử dụng.

Nếu Bác làm ăn đúng luơng tâm của Bác thì lời nói của tui vô nghỉa thôi. Và nếu em lo được đầu ra thì còn nói làm gì, nhưng hiện tại chuyện đó đối với em rất xa vời. Hơn nửa khu bảo quản trái cây cho lâu dài thì công nghiệp chưa có tôt cho lắm. Mình có người em gái đang đợi lấy bằng nhập khẩu (không phải khoe hay nổ):D và rất hy vọng trong tưong lai sẽ có được cơ hội để liên lạc với các Bác.
 
Ha ..ha...cười Trong Nước Mắt. Chúng Ta Có Trái Cây Chất Lượng Mà Không Bán được Còn Tụi Thái Lan Thì Lại Xuất được Nhưng Trái Dở Hơi. Nếu đã Tập Hợp Lại Thành 1 Vùng Thì Sao Không Bỏ ít Tiền Mướn 1 Công Ty Marketing Giới Thiệu Hàng Ra Thế Giới. Thị Trường Thế Giới Rộng Lắm. Lắm Cơ Hội Và Nhiều Thách Thức, Mình Không Giới Thiệu Thì Ai Biết Mình Giờ..nếu Có được 1 Công Ty Môi Giới Giàu Kinh Nghiệm Làm Mũi Tàu Thì Trái Cây Việt Nam Không Thế Này đâu. để Trái Cây Việt Nam Sang Trung Quốc Rồi Mới Chuyển Ra Thế Giới Sao. Nghĩ Cũng Buồn.
 
Thật sự điệp khúc "trồng chặt" và tình hình bác 2 lúa kể có thể hiểu là do thị trường. Mà phần thị trường này ai quản lý, cơ quan nhà nước or thương lái. Anh muốn trồng cái gì tốt nhất đừng nên hỏi CBKN mà phải hỏi thương lái tại vùng đó. Còn chuyện HTX làm ăn bê bối thì đâu đâu cũng có, vì BCN đâu có dc học hành đàng hoàng đâu???Theo kinh nghiệm và học hỏi, tui đưa ra 1 số ý:
1. Nếu nơi nào muốn làm Global GAP thì phải có công ty làm ăn uy tín bao tiêu sản phẩm thì hãy làm. Vd: HTX Mỹ Thành Nam sản xuất lúa đc cty ADC thu mua sp.
2. Làm GAP là phải tự nguyện, tự giác chứ đừng theo cái mác bên ngoài mà uổng tiền.
3. Phải có 1 pháp chế rõ ràng minh bạch về luật HTX trong đó phân chia lợi nhuận trong thành viên BCN HTX
4. Mong các bạn góp ý nếu mình sai sót...(đừng chửi nha)
 
Back
Top