Cách làm và sử dụng thức ăn ủ chua cho heo nuôi

  • Thread starter Trường Giang
  • Ngày gửi
Thưa quý thành viên kính mến,
Số là nghe ti vi ,internet nói phong phanh vụ ủ chua thức ăn cho heo,bò .
09%281%29.gif
Tò mò nghi vấn,lần mò tìm kiếm cũng đc ít tài liệu này. Mọi người đọc tham khảo,có điều kiện thì chế biến ,bàn luận đóng góp nhá !

-Bài này không rõ ai viết, nguồn thì chộp ở Diễn đàn Nông Nghiệp HN .
-Do mang tính thực tiễn chế biến nên tôi lược bỏ 1 số phần mang tính chất bài giảng/thuyết trình


Chế biến và sử dụng khoai lang và các nguyên liệu khác sẵn có cho lợn nuôi

*Ưu điểm của các phương pháp chế biến khoai lang


-Bảo quản khoai lang tránh thiệt hại do bị sùng/ thối và tạo nguồn thức ăn sử dụng lâu dài cho lợn
-Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn thông qua quá trình ủ chua (các axít béo bay hơi được tạo thành như axit lactic, axit propionic và axit axêtic, xác vi sinh vật).
-Có thể thu cắt và chế biến dây lá khoai lang cùng lúc trên diện tích lớn và dễ chăm bón đồng loạt. Cách cho lợn ăn đơn giản, dễ và thuận tiện làm giảm thời gian, công sức lao động và chi phí chất đốt cho việc nấu thức ăn cho lợn.
-Có thể tận dụng được các nguồn nguyên liệu khác, kể cả những phụ phẩm nông nghiệp như lá sắn, ngọn lá lạc, lá bắp cải, su hào, hoa lơ, rau muống, bèo tây ... để chế biến làm thức ăn cho lợn.
-Sử dụng các nguyên liệu thức ăn một cách hợp lý để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và làm tăng hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thịt.

1. Chế biến dây lá và củ khoai lang và các nguyên liệu khác bằng phương pháp ủ chua


-Các nguyên tắc của phương pháp ủ chua

* ủ chua ở đây là lên men vi sinh vật trong môi trường yếm khí. Vì vậy, điều kiện tiên quyết cho quá trình này là làm giảm tối đa lượng không khí trong khối thức ăn ủ. Điều này có thể đạt được bằng cách bảo quản thức ăn ủ trong bao ny lông kín, lèn chặt và mạnh hết mức để giải phóng tối đa không khí trong bao thức ăn ủ ra ngoài và buộc chặt bao để không khí ở ngoài không thể vào được trong bao. Nguyên tắc này phải được duy trì trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng thức ăn ủ. Cũng phải đảm bảo giữ bao kín sau mỗi lần lấy ra cho lợn ăn.
* Bảng 11 giới thiệu hàm lượng nước của một số nguyên liệu thức ăn. Vì đây là khoai lang và một số nguyên liệu khác có hàm lượng nước rất cao nên trước khi tiến hành ủ chua phải phơi héo để giảm tỷ lệ nước, tạo điều kiện thích hợp cho các vi sinh vật hoạt động lên men chua và tránh hiện tượng thối do các vi sinh vật lên men sản sinh ra axit butyric. Tỷ lệ nước giảm thích hợp trong quá trình phơi héo nên là 40-45%.

Bảng 11: Độ ẩm của một số nguyên liệu thức ăn thông dụng theo Viện Chăn nuôi, 2001
Nguyên liệu
Hàm lượng nước

Dây lá khoai lang
86-91%
Số liệu của dự án này
Bèo tây
92,4-94%
Viện Chăn nuôi, 2001
Lá bắp cải già
89%
Viện Chăn nuôi, 2001
Lá su hào già
85,5%

* Ngoài muối ra, việc sử dụng một số phụ gia khác như các loại tinh bột (cám gạo, bột ngô, bột củ sắn) để ủ chua là cần thiết nhằm cung cấp các cơ chất ban đầu (tiền chất) cho quần thể vi sinh vật, làm cho chúng sinh trưởng, phát triển và bắt đầu quá trình lên men nhanh, làm giảm nhanh độ pH và làm ngừng quá trình hô hấp sớm nhất. Ngoài ra, các loại tinh bột kể trên còn đóng vai trò như là chất hấp thụ nước, làm tăng hàm lượng vật chất khô cho thức ăn ủ.


- Qui trình ủ chua dây lá KL, ngọn lá lạc, lá sắn và các loại rau khác.

Băm nhỏ dây lá đến độ dài 0,2-0, 5 cm. Có thể dùng dao băm bằng tay hoặc bằng máy chạy mô tơ diện. Trong quá trình băm loại bỏ dây lá gi à, vàng, thối ủng hoặc khô.
Lưu ý: Nên thu cắt dây lá khoai lang hoặc ngọn lá lạc vào buổi chiều muộn ngày hôm trước để tránh ướt do nước mưa hoặc sương dêm. Ngoài ra, nó còn thuận tiện hơn trong việc băm dây vào buổi sáng sớm để phơi héo và ủ. Nếu chưa băm và phơi kịp thì phải rải đều thành lớp mỏng trên sân, hè, nền nhà để tránh hô hấp, hao hụt chất dinh dưỡng.
Nên thu cắt dây lá ngay tại luống ở ruộng khoai trước khi thu dỡ củ. Chỉ cắt phần dây có kèm lá còn xanh. Bỏ lại trên luống những dây già, vàng, nâu, không có lá xanh để sau này thu dỡ cùng với củ. Những dây già này sẽ được loại riêng ra và để cho gia súc nhai lại ăn.

Phơi héo
Phơi héo là một bước rất quan trọng để làm giảm hàm lượng nước của những loại dây lá, rau, bèo có chứa nhiều nước như các loại đã giới thiệu ở bảng 11. Phải tiến hành phơi ngay sau khi băm để tránh thất thoát chất dinh dưỡng do quá trình hô hấp.
Trong quá trình phơi héo thỉnh thoảng phải đảo để nguyên liệu được héo nhanh và héo đều. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khối lượng và độ dày của nguyên liệu phơi, thời gian phơi có thể kéo dài từ 1-4 giờ để giảm 40-45% nước. Thí dụ: có 100 kg dây lá khoai lang tươi, sau khi phơi héo với mức độ thích hợp, lượng nước hao hụt là 40-45 kg, còn lại 55-60 kg dây lá héo. Sau khi phơi héo xong, thu nguyên liệu để vào chỗ râm, mát cho nguội hẳn rồi mới tiến hành cân và ủ. Không phải phơi héo lá sắn và ngọn lá lạc vì những nguyên liệu này có chứa ít nước hơn (của lá sàn là 74,26%, Viện Chăn nuôi, 2001 và của ngọn lá lạc là 79,25%, số liệu của dự án này).

Cân nguyên liệu
Cân dây lá đã phơi héo rồi tính toán và cân khối lượng cần thiết của các phụ gia (tinh bột và muối) theo công thức 1 (CT1). Sau khi cân, để riêng các loại nguyên liệu.
CT1: Cứ 100 kg dây lá héo + 10 kg cám gạo * + 0, 5 kg muối
*Nếu không có sẵn cám gạo thì có thể dùng bột ngô hoặc bột sắn để thay thế

Trộn đều

Đầu tiên trộn tinh bột (cám gạo, bột ngô hoặc bột sắn) với muối để cho các hạt muối được tơi ra và phân phối đều trong khối thức ăn ủ, tạo môi trường có độ mặn đều cho quần thể vi sinh vật. Sau đó trộn đều nguyên liệu đã băm (và phơi héo) với hỗn hợp phụ gia tinh bột và muối này. Thực hiện bằng tay, nếu trộn và ủ nhiều thì có thể dùng xẻng.

Đóng bao, lèn chặt
Hỗn hợp nguyên liệu ủ được cho vào bao có hai lớp: bao ny lông ở trong và bao dứa ở ngoài. Như đã nêu ở trên, bao ny lông lành có tác dụng duy trì điều kiện yếm khí. Bao dứa có tác dụng chịu tải cho khối thức ăn ủ khi di chuyển và bảo vệ bao chống thủng, rách.
Theo kinh nghiệm, nên dùng bao có kích thước đủ chứa được 25-30 kg thức ăn ủ. Lượng thức ăn ủ này có thể cho lợn ăn được một số ngày. Nó cũng thuận tiện đối với việc cho ăn.
Bốc bằng tay hoặc dùng xẻng xúc hỗn hợp thức ăn ủ cho vào bao. Sau đó dùng bàn tay hoặc bàn chân lèn chặt để giải phóng đa lượng không khí trong khối thức ăn ủ ra ngoài. Thực hiện từng lớp dầy 10- 15 cm như vậy cho đến khi đầy bao hoặc hết nguyên liệu. Nhớ để phần miệng bao đủ dài để có thể buộc được và tránh làm rách, thủng bao. Dùng dây chắc buộc riêng bao ny lông ở trong trước, bao dứa ở ngoài sau. Viết lên hao những dữ kiện về ngày, tháng ủ và nguyên liệu ủ để biết loại thức ăn ủ trong bao và thời gian có thể sử dụng. Có một số thứ khác có thể sử dụng để thay thế bao dứa như thùng phuy, chum, vại hoặc những ô bể xây. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp vẫn phải dùng bao ny lông để đựng ở trong để đảm bảo điều kiện yếm khí trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng.

Cất giữ và bảo quản bao thức ăn ủ
Cất giữ các bao thức ăn ủ chua ở nơi khô ráo, mát, tránh hao hụt chất dinh dưỡng và chuột, bọ cắn rách, thủng bao. Nếu bao bị thủng, thức ăn ủ sẽ bị thối hoặc mốc trắng.
Lưu ý: Kiểm tra thường xuyên các bao thức ăn ủ trong 3-4 ngày đầu sau khi ủ.
Nếu thấy hiện tượng bao bị căng đầy không khí thì phải mở ra, lèn chặt lại để không khí thoát ra, sau đó buộc lại bao. Khí này là khí cacbonic (CO2) sản sinh ra do quá trình hô hấp thực vật của dây lá trong bao thức ăn ủ.

- Qui trình ủ chua củ khoai lang hoặc củ sắn tươi

Băm nhỏ, duôi hoặc thái lát củ (và dây lá khoai lang hoặc ngọn lá lạc).Trong trường hợp băm bằng máy thì nên băm sơ bộ củ thành những miếng nhỏ hơn trước khi cho vào máy băm. Kích thước của những mảnh củ sau khi băm to bằng hạt gạo, hạt tấm hoặc hạt ngô là vừa.
Nếu thu hoạch củ trên đất khô vào những ngày trời khô ráo thì không cần phải rửa củ trước khi băm. Trong khi băm, khoét bỏ những phần củ bị thối, hà hoặc loại bỏ cả củ nếu bị nhiễm nặng. Sau khi băm xong nên tiến hành ủ ngay, càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Dùng ngay củ tươi để ủ, không cần phải phơi héo hoặc luộc chín trước khi ủ, cũng không cần phải cho thêm bất cứ loại men nào vào.
Cân nguyên liệu
Liên quan đến chiến lược thức ăn cho đàn lợn thịt: Bao giờ, mùa vụ nào, ở đâu, sẵn có gì và có bao nhiêu, nông dân có thể tự chọn công thức ủ thích hợp dưới đây. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn nuôi lợn thịt.

Các công thức dùng để ủ chua củ khoai lang hoặc củ sắn

A. Công thức ủ chua củ khoai lang hoặc củ sắn tươi với dây lá khoai lang tươi

Củ và dây lá khoai lang tươi đã băm nhỏ có thể ủ với nhau cùng với muối. Trong trường hợp này dây lá khoai lang tươi được sử dụng để thay hoàn toàn cám gạo, nông dân không cần tiền mặt để mua cám gạo, chi phí thức ăn nuôi lợn thịt có thể giảm.Ủ chua theo cách này cũng thuận tiện đối với nông dân vì không phải phơi héo dây lá khoai lang và cũng không bị phụ thuộc vào thời tiết.
Phương pháp này có thể ứng dụng để ủ chua củ sắn vì thời vụ thu hoạch củ sắn cũng là thời vụ thu cắt tỉa dây lá khoai lang vụ đông. Phụ thuộc vào lượng củ khoai lang hoặc củ sắn và dây lá KL sẵn có, chọn công thức phù hợp từ công thức 2 đến 4 dưới đây để ủ:

CT2: Cứ 85 kg củ KL hoặc củ sắn + 15 kg dây lá KL tươi + 0, 5 kg muối
CT3: Cứ 70 kg củ KL hoặc củ sắn + 30 kg dây lá KL tươi + 0, 5 kg muối
CT4: Cứ 55 kg củ KL hoặc củ sắn + 45 kg dây lá KL tươi + 0, 5 kg muối

B. Công thức ủ chua củ khoai lang hoặc củ sắn tươi với ngọn lá lạc tươi
Củ khoai lang tươi của vụ xuân -hè có thể ủ được với ngọn lá lạc tươi sẵn có trong cùng vụ. Củ khoai lang vụ đông hoặc củ sắn có thể ủ được với ngọn lá lạc vụ thu. Phụ thuộc vào lượng củ KL hoặc củ sắn và lượng ngọn lá lạc, chọn một từ công thức 5 đến công thức 7 dưới đây để ủ:

CT5: Cứ 85 kg củ KL hoặc củ sắn + 15 kg ngọn lá lạc tươi + 0, 5 kg muối
CT6: Cứ 70 kg củ KL hoặc củ sắn + 30 kg ngọn lá lạc tươi + 0, 5 kg muối
CT7: Cứ 55 kg củ KL hoặc củ sắn + 45 kg ngọn lá lạc tươi + 0, 5 kg muối

C. Công thức ủ chua củ khoai lang hoặc củ sắn với cám gạo

Khi nông dân có sắn củ KL hoặc củ sắn nhưng không có cả dây lá KL và ngọn lá lạc thì có thể ủ củ khoai lang hoặc củ sắn với cám gạo. Sử dụng công thức 8 dưới đây để ủ:

CT8: Cứ 100 kg củ KL hoặc củ sắn + 10 kg cám gạo + 0, 5 kg muối

Trộn, đóng bao và lèn chặt
Các bước này tương tự như trong qui trình ủ chua dây lá khoai lang, nhưng trong quá trình trộn nếu có củ khoai /củ sắn nghiền bị vón cục thì phải bóp tơi ra để được tiếp xúc đều với muối và phụ gia. Ngoài ra, cần ủ trong bao có 3 lớp (hai lớp bao ny lông ở trong và 1 bao dứa ở ngoài) để giữ được điều kiện yếm khí và tránh rò rỉ nước.
Cất giữ và bảo quản bao thức ăn ủ
Bước này cũng tương tự như cất giữ và bảo quản bao dây lá khoai lang ủ chua.
Lưu ý: Kiểm tra thường xuyên bao thức ăn ủ trong 3-4 ngày đầu sau khi ủ. Nếu bao bị căng khí thì mở miệng bao ra, lèn chặt lại để xả khí ra rồi buộc lại bao cẩn thận. Khí này được tạo thành trong quá trình hô hấp của củ ủ. Mức độ hô hấp của củ ủ cao hơn so với hô hấp của dây lá ủ vì hàm lượng tinh bột của củ cao hơn. Vì thế cần phải kiểm tra bao ủ vài lần trong một ngày và nếu cần thì phải xử lý như đã hướng dẫn.
Hô hấp: là một hiện tương hoặc quá trình không thể tránh được trong 3-4 ngày đầu sau khi ủ. Hiện tượng này xảy ra khi quần thể vi sinh vật lên men chua chưa phát triển đủ mạnh, quá trình lên men chua mới chỉ bắt đầu, vì vậy độ pH chưa đạt được giá trị chuẩn của thức ăn ủ chua. Hô hấp của thực vật là quá trình ngược với quang hợp. Dưới tác động của ôxy trong không khí và nhiệt độ cao của môi trường, các hyđrat cacbon (đường và tinh bột, C6H12O6) trong củ phân giải thành khí cacbonic (CO2) và nước (H2O).

Sử dụng các nguyên liệu thức ăn đã chế biến

3.1. Sử dụng thức ăn ủ chua

* Bao giờ thì có thể bắt đầu sử dụng thức ăn ủ chua cho lợn ăn?
Có thể cho lợn ăn thức ăn ủ chua sau 14 ngày ủ. Đây là thời gian cần thiết để cho giá trị pH của thức ăn ủ được ổn định.

* Thức ăn ủ chua có thể bảo quản được bao lâu?
Phụ thuộc và điều kiện yếm khí của bao thức ăn ủ: Trong điều kiện yếm khí tối đa (lèn thật chặt, buộc kín, bao không bị thủng hoặc rách) thì có thể bảo quản được ít nhất 4,5-5 tháng mà giá trị dinh dưỡng không bị giảm đáng kể.

* Lợn ở giai đoạn /độ tuổi nào có thể bắt đầu sử dụng được thức ăn ủ chua?
Lợn nuôi thịt từ 18-20 kg thể trọng (hoặc sau 2, 5 tháng tuổi) bắt đầu sử dụng được thức ăn ủ chua vì từ giai đoạn này trở đi sinh lý và chức năng tiêu hoá mới được hoàn thiện và ổn định. Vì thế lợn sẽ không không gặp vấn đề sau khi ăn thức ăn ủ chua. Ngoài ra, lợn nái, kể cả lợn nái nuôi con có thể ăn được thức ăn ủ chua nhưng chú ý là không cho lợn con còn nhỏ dưới 2-2, 5 tháng tuổi, đặc biệt là lợn con đang bú sữa mẹ, ăn thức ăn ủ chua.

* Cách cho lợn ăn thức ăn ủ chua
Trộn thức ăn ủ chua với cám hỗn hợp và hoà với nước sạch rồi đổ cho lợn ăn sống, không phải nấu. Trong điều kiện thời tiết lạnh của mùa đông thì nên đun ước ấm rồi trộn cho lợn ăn. Nên chia khẩu phân ăn hàng ngày của lợn nuôi thịt thành 3 bữa: sáng, trưa, tối. Cho lợn ăn theo cách này rất đơn giản, thuận tiện và kinh tế vì không tốn chất đốt, thời gian, công sức lao động để nấu thức ăn cho lợn.
Nếu lần đầu tiên lợn được ăn thức ăn ủ chua thì cần có thời gian để tập cho lợn ăn và thích nghi dần vì đây là loại thức ăn mới, có vị chua của thức ăn ủ.

* Cách cho lợn tập ăn thức ăn ủ chua
Trong 2-3 ngày đầu chỉ cho lợn ăn 2 bữa một ngày (sáng sớm và chiều tối) và giảm lượng thức ăn để làm cho lợn đói. Bằng cách này lợn sẽ phải ăn thức ăn mới và quen dần với khẩu phần mới nhanh hơn, có thể rút ngắn thời gian thích nghi. Nên tăng dần lượng thức ăn mới sao cho sau 5-7 ngày lợn có thể tiêu thụ được đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày của lợn nuôi thịt. Trong thời gian này phải kiên quyết và nghiêm khắc với lợn thì mới thành công được.
 


Theo sách "Thành phần dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng gia súc gia cầm VN" của viện chăn nuôi quốc gia . Do bác Quản Hiệp post link cho tham khảo.Nếu ko có bác post link thì tôi cũng không biết cuốn sách này.:mad:
<o></o>
Rau khoai lang V.K.C (g/kg) :104 Kẽm(mg/kg): 14,48 Mangan(mg/kg): 5,73Đồng(mg/kg): 2,76 Sắt(mg/kg):74,52
Dây lá KLang phụ phẩm V.K.C (g/kg) :135 Kẽm(mg/kg): 4,64 Mangan(mg/kg): 8,09Đồng(mg/kg): 2,55 Sắt(mg/kg):--

-Ngoài ra đọc trên net nói thêm là rau lang giàu Caxi , ai có thể vui lòng cho biết lượng Canxi cụ thể là bao nhiêu không?
-V.K.C là gì vậy nhỉ :confused:
 
chưa nghe nói V.K.C bao h, có lẽ phải là VCK , vật chất khô đúng ko nhỉ ?
 
okie. Tôi thấy bác Giang rất nhiệt thành với việc tìm những nguồn dinh dưỡng mới cho vật nuôi, đóng góp ý kiến cho bà con, kiss lại bác một cai!!!
Ừ: Vật chất khô-Phần còn lại của thức ăn khi đã loại bỏ nước
 
Tôi nghĩ ng chăn nuôi thuần tuý ,không phải là kỹ sư nhưng cũng nên biết kiến thức về thức ăn vật nuôi .Nên khi rảnh hay chạy lên các diễn đàn coi thêm tài liệu bài giảng, khi post bài là muốn phổ biến những điều mình tìm đc cho mọi ng đồng thời lắng nghe ý kiến chung . Bài viết/phương pháp đúng sai gì cũng đc .Quan trong là có nhận định đúng pp đó có lợi hay không ? Để tiếp thu hay sàng lọc
__________________________
Thấy mọi ng ít quan tâm đến pp này nên tôi mạnh dạn trình bày suy nghĩ của tôi về pp này vậy . Do đây là ý kiến cá nhân, mọi ng bàn luận là chính ,không phải văn bản tài liệu nên tui viết hài hài tí, mang phong cách văn nói .

-Nếu đem phương thức này áp dụng cho chăn nuôi heo công nghiệp thì không hợp lý
.Theo tôi đọc thì 100kg rau lang tưoi phơi khô còn 45kg. Tạm cho heo ăn 1/3 thức ăn chua trong khẩu phần . 1 con heo 1 ngày ăn 2kg l.thực .
1 bài toán : 2kg/3 * 30ngày * 100heo = 2tấn thức ăn chua tức cần khoảng 3,6tấn nguyên liêu tươi .
Mẹ ơi ! Đêm nằm hưng phấn tìm ra cách chế biến thức ăn mình chưa biết ,lẩm rẩm tính 1 hồi.. Cái thân xác này mà 1 tháng đánh vật với 3,6 tấn rau,củ,quả :eek: Thực tế nhìn đống rau lang 1tạ là muốn xỉu , 1 ngày băm 10kg rau thôi là ..làm biếng rồi :lol: . Chưa kể là số lượng nguyên liệu đó tôi không thể có .
-Đối với khí hậu nắng nóng quanh năm như miền nam,trung so với khí hậu mùa đông m.bắc thì khả năng mốc,nấm dễ phát triển trong quy trình ủ hơn khi hậu lạnh.Làm ko kỹ lạng quạng ngộ độc :confused:

Cách làm này hợp lý cho :
-Khu vực phía Bắc , mùa đông lạnh .Dự trữ thức ăn thô xanh :rau,củ,cỏ ,
-Để dành đc những rau củ phế phẩm
-Nông dân kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ 2-3 con heo
-Thích hợp nuôi động vật nhai lại như bò trâu hơn heo .
-Cách ủ chua làm cho những thứ khó nhai như : thân bắp (ngô) ,thân cây khoai mì cũng cho bò ăn đc tuốt :D

Một số điểm bất cập theo tôi thấy trong cách thức :

- Thức ăn ủ kín,buột chặt ? Theo như bài viết là cần 1 bao nylong +1bao dứa (chắc là bao tải) tải trong 30kg/bao cho dễ vận chuyển +cho ăn . Vậy tiền bao sẽ tốn nhiều.
Tôi từng thấy qua tivi 1trại nuôi bò sữa,họ làm 1 cái chòi nho nhỏ để ủ chua thức ăn,vậy đâu cần phải kín như bưng mới ủ đc? Hầm ,lu vại cũng có độ hở nhất định.
-Thời gian ủ theo như tivi và net thì cần 2-3 ngày hay 90giờ ,trong tài liệu lại ghi 14ngày ? Có lâu quá hay ko? Thời gian cất giữ t.ăn chua ít là 4,5tháng? Có thật không?

Ngoài lề nói vui tí : nghe nói mấy đồ chua có nhìu vitamin C , vậy gia súc ăn t.ăn ủ chua khỏi bổ sung C :lol: Vitamin C tui mua mắc quá trời ! 85k/kg .Bác nào biết giá rẻ chỉ dùm tui với .Muôn ngàn lời cảm ơn sẽ gủi đến bạn :(
 
- Có nhiều mô hình người ta xây dựng chỉ phù hợp cho chăn nuôi nông hộ, có nhiều lao động nhàn rỗi
-Vị chua trong thức ăn ử chua phần nhiều do các acid hữu cơ gây ra, chủ yếu là acid lactic. Cái vụ vitaminC, đang kiếm cho bác, bác cứ chờ rồi nghe tin vui nhé.
 
Axit lactic hình như không phải vitamin C , vitamin C thấy gọi là axit arcrobic . Việc vitamin C bác rảnh thì tìm, thật là quấy quá bác quá !
Thành phần đậm đặc trên bao , mấy cái bao tui bán ve chai hết rồi nên giờ chưa biết PM cho bác thế nào? Bác thông cảm cho việc chậm trễ đó ! Có bao đậm đặc mới tui viết thành phần thỉnh ý kiến bác sau vậy .Xin cám ơn bác
Diễn đàn buồn quá đi ! Mọi ng bay vô bàn tán xôn xao ầm ĩ cho vui vẻ lên chứ ! Tớ đang rảnh :huh:
 

Việc thức ăn ủ chua không biết có ai đã làm chưa? Riêng mình thì mình đang thử nghiệm thức ăn ủ chua (lên men) ( nhưng không phải như trên đâu), thức ăn của mình lên men sau 1 ngày ủ và có mùi thơm của rượu ( man mát thôi) và kết quả hiện giờ rất tốt! Khi nào xuất thịt lô thử nghiệm này mình sẽ chia sẻ kn với mọi người
 
Kiểu làm của huytrandrf chắc giống như hèm rượu .Mới kết quả 1 ngày như thế thì tốt lắm rồi .Chúc bạn sớm xuất lô thử nghiệm để chia sẻ với mọi người nhá !
 
Thức ăn ủ chua là phương pháp chế biến thức ăn thô xanh với các mục đích: nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thay đổi mùi vị,giảm bớt hoặc loại bỏ các thành phần có hại trong thức ăn tận dụng và dự trữ nguồn thức ăn dư thừa, thức ăn có sẵn. Thức ăn ủ chua rất phổ biến với các đối tượng chăn nuôi như bò, dê, cừu, lợn...
Còn cách bác huytrandrf làm thì tôi nghĩ đó là lên men thức ăn, cách này đã được thử nghiệm ở nhiều nơi và có kết quả tốt
 
hiện tại em đang chăn nuôi heo tai Han Quốc,quả thật hình thưc chăn nuôi của nước ta còn chưa phát triển mây.
 
Bác chăn nuôi ở Hàn Quốc, bác có thể chia sẽ những thông tin , những kỹ thuật cho bà con nông dân mình học hỏi trau dồi không ?Nếu được vậy thì quý quá!
 
Cách làm này hợp lý cho :
-Khu vực phía Bắc , mùa đông lạnh .Dự trữ thức ăn thô xanh :rau,củ,cỏ ,
-Để dành đc những rau củ phế phẩm
-Nông dân kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ 2-3 con heo
-Thích hợp nuôi động vật nhai lại như bò trâu hơn heo .
-Cách ủ chua làm cho những thứ khó nhai như : thân bắp (ngô) ,thân cây khoai mì cũng cho bò ăn đc tuốt :D


Trên thực tế thì rất ít nới làm những kiểu ủ chua Rau cỏ như anh nếu

Ở trên anh nói phương pháp trên thích hợp cho miền bắc dự trữ thức ăn thô trong mùa đông . thì không hợp với thời khóa biểu mùa vụ anh ạ

Vì Vụ đông thiếu nước những nơi ko chủ động được nguồn tưới đầu đông họ trồng ngô , trồng khoai . .

Đầu đông mới gieo trồng ngô,khoai thì ko có thân ,lá để ủ cho bò ăn đâu anh
Vì thế chủ yếu người ta có ủ thì ủ Rơm " rơm hè thu" . Còn lá khoai thì cho lợn ăn ăn trực tiếp . Qua tết tí là đầy cỏ đầy rau rồi
 
vậy ủ sắn với cám bắp và men rượi có cần thêm nước ko vậy
 
Không biết đã có bác nào dùng men vinh sinh hoạt tính của Đại học NN1 để lên men thức ăn cho lợn chưa? Nếu có thì có thể chia sẻ cho ace trên diễn đàn 1 số kinh nghiệm với.
 
CÁc bạn nói đều đúng cả. Ủ chua là lên men Axit Lac tic, và đó không phải là Vitamin C. Cách làm này thường làm với cỏ, và cho bò, có thể cho thêm chút u rê, có lẽ ít làm cho lợn. Tôi góp ý thêm là có thể phun thêm chút nước dưa chua vào cho chóng lên men.

Ủ men rượu thì thích hợp với cho lợn hơn cho bò, vì nó được ăn nhiều bột hơn bò. Ủ men rượu thì có thể không chua, và nếu chua thì không phải mục đích, mà là kém chất lượng.
 
Các bác cho e hỏi, cỏ voi ủ chua có thể làm thức ăn cho dê được ko ạ? Ở chỗ e thấy người ta toàn cho bò ăn thôi chứ dê thì chưa thấy ko biết cho ăn có sao ko nữa. Cỏ voi nhà e đang dư ăn e định ủ chua một số để dự trữ
 


Back
Top