MIỀN NAM Cách nấu sữa bắp nếp đơn giản tại nhà không bị tách nước

Sữa bắp nếp có nguyên liệu rất dễ kiếm nên bạn có thể tự nấu sữa bắp tại nhà. Tuy nhiên, do trong bắp có tinh bột nên nếu nấu không đúng cách thì sữa bắp rất dễ bị hiện tượng kết tủa hay còn gọi là bị tách nước. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách nấu sữa bắp nếp ngon và không bị hiện tượng tách nước nhé! Hãy theo dõi mình nhé!
[IMG]


Thành phần dinh dưỡng của Sữa Bắp Nếp như thế nào?
Sữa bắp nếp với thành phần chính là bắp nếp tươi và sữa tươi, tạo nên một thức uống vô cùng dinh dưỡng. Sữa bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, vitamin nhóm B, lutein, Folate, vitamin E, zeaxanthin và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể.

Lợi ích của Sữa Bắp Nếp mang lại cho cơ thể là gì?
  • Sữa Bắp có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa
  • Sữa Bắp có tác dụng tốt với mắt
  • Sữa Bắp tốt với phụ nữ mang thai và người thiếu máu
  • Sữa Bắp tốt cho tim mạch
  • Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa
Cách nấu Sữa Bắp Nếp đơn giản không bị tách nước
Nguyên liệu chuẩn bị
  • Ngô ngọt: 3 trái bắp nếp
  • Sữa tươi không đường: 400ml
  • Sữa đặc: 50ml
  • Lá dứa: 5-6 lá (có thể có hoặc không)
  • Đường trắng: 100ml (có thể tăng giảm tùy khẩu vị)
  • Nước lọc: 2 lít
[IMG]


Các bước nấu sữa ngô
Bước 1: Sơ chế và nấu nước ngô

Ngô bóc bẹ, nhặt râu để riêng ra. Bạn chọn lấy phần bẹ non rửa sạch để luộc cùng lấy nước. Dùng dao tách hạt, lấy con dao sắc cắt sát vào lõi dọc theo thân ngô.

Phần lõi ngô, râu ngô và bẹ cho vào nồi cùng 1 lít nước nấu khoảng 20 phút. Phần nước này rất ngọt và thơm. Sau khi luộc xong bạn lọc qua rây để loại bỏ hết cặn nhé. Để nước cho nguội.

Bước 2: Xay ngô

Phần hạt ngô vừa tách, cho vào máy xay cùng với nửa lít nước đã nấu ở bước 1. Bật nút chế độ cao nhất xay cho thật nhỏ mịn. Dùng rây hoặc túi vải lọc bỏ phần bã. Có thể dùng thêm nước lọc cho vào, lọc đến khi chỉ còn phần xác ngô, không còn chất sữa gì nữa thì thôi.

Bước 3: Nấu sữa ngô

Dùng nồi lớn, có thể dùng nồi đế dày để tránh sữa bị vón cục. Cho phần sữa ngô vừa lọc ở bước 2 vào, cho nước luộc ngô, sữa đặc, sữa tươi không đường, đường kính khuấy cho tan đều.

Đặt nồi lên bếp, nấu lửa nhỏ. Vừa nấu vừa khuấy đều tay để sữa không bị vón cục và bén nồi. Phần lá dứa rửa sạch, cuộn tròn lại rồi thả vào nấu cùng. Khi sữa bắt đầu nổi sủi tăm thì hạ lửa ở mức thấp nhất, không để sôi sùng sục. Khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Sữa ngô nấu xong có thể uống được luôn. Nếu muốn uống lạnh, bạn để sữa ngô thật nguội, cho vào chai thủy tinh rồi bảo quản tủ lạnh sử dụng được 2 ngày. Sữa ngô thành phẩm mịn, không bị lợn cợn, màu vàng đẹp mắt, vị béo ngậy, ngọt tự nhiên của ngô.

  • Lưu ý để làm sữa ngô không bị tách nước
Sữa ngô bị tách nước vẫn uống được như bình thường, tuy nhiên về hình thức không đẹp mắt và sữa cũng không bảo quản được lâu. Khi nấu sữa, bạn cần lưu ý một vài điểm sau

– Đun nhỏ lửa: Bật lửa nhỏ nhất khi đun, nhất là khi sữa bắt đầu sôi để hạn chế việc kết tủa. Nếu lửa quá to, sữa sôi lục bục chắc chắn sẽ bị tách lớp.

– Khuấy đều tay: Khi đun, lớp tinh bột sẽ lắng xuống đáy nồi. Nếu bạn không quấy đều tay thì sữa sẽ bị lợn cợn tạo nên kết tủa. Chính vì thế khi xay ngô, bạn phải xay thật mịn là lọc kĩ hết phần lợn cợn.

– Nấu đúng tỉ lệ ngô và nước: Nấu quá ít nước so với lượng ngô cũng là nguyên nhân làm cho sữa bị kết tủa

– Nấu đúng thời gian: Khi bạn đun sôi lâu quá thì thành phẩm sữa cũng dễ bị tách lớn. Còn nếu đun chưa kĩ thì sữa có mùi hăng của ngô sống, uống vào dễ bị đầy bụng.

[IMG]


>>> Xem thêm thông tin

Website: thaisonfoods.vn

Website đặt hàng: Shop Thái Sơn Foods

Fanpage: Sữa Bắp Nếp Thái Sơn

Xem thêm bài viết: Lợi ích của sữa bắp đối với cơ thể
 


Địa chỉ
2C Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình
Số điện thoại
0911812589


Back
Top