Cách phòng bệnh cho gà Đông Tảo

  • Thread starter Ngoc Ha_91
  • Ngày gửi
Cách chữa một số bệnh ở gà Đông Tảo:
- Bệnh mổ cắn:
Tìm nguồn thức ăn chất lượng tốt
Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm)
Đủ máng ăn uống, không nhốt quá chật, đảm bảo chuồng thông thoáng, ánh sáng không quá mạnh, gây kích thích cho gà.
Nuôi đàn đông nên cắt mỏ cho gà
Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn
- Bệnh Newcastle:
Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng, khi gà được 3 ngày tuổi và 21 ngày tuổi dùng văc xin Lasota nhỏ mũi và mắt. 2 tháng tiêm văc xin newcastle hệ I. Không nên mua gà đông tảo từ nguồn chưa được tiêm phòng, gà không rõ nguồn gốc về nuôi. Nuôi cách ly gà mới nuôi về.
- Bệnh Gumboro ở gà đông tảo:
Mua gà con từ những đàn gà mẹ đã được tiêm phòng bệnh Gumboro. Nuôi cách ly khi gà mới nhập về. Nuôi gà tập trung trong dân tốt nhất nên dùng văcxin nhỏ mắt, cho uống hay tiêm dưới da vào 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày tuổi. Nhưng nơi trước đây đã có dịch nên tiêm phòng liều thứ 4 vào 21 ngày tuổi. Hiện này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Gumboro.
- Bệnh hôn hấp mãn tính ở gà Đông Tảo:
Nhập gà giống từ nguồn gà sạch bệnh
Vệ sinh tốt chồng trại, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mua đông và khô ráo vào mùa mưa. Có thể dùng mốt số kháng sinh phòng và chữa bệnh như: Tylosulfa, Tyamulin, Suanovil-5, CRD stop, Gentatylo,... Một tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày liền theo liều phòng bệnh. Chỉ dùng văcxinc phòng cho giống gà giống quý vì văcxin quá đắt.
- Bệnh bạch lỵ:
Gà đông tảo giống hoặc trứng phải được mua từ trại không có bệnh. Tiêu độc máy ấp váo trứng trước khi đem đi ấp. Dùng thuốc phòng bệnh ngay sau khi gà mới nở. Có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Chlortetra-C 5g/3kg thức ăn, Ampi-septol 4g/2kg thức ăn, Gentacostrim 1g/2lít nước uống.
- Bệnh tụ huyết trùng:
Bệnh tụ huyết trùng là một trong các bệnh thường gặp ở gà đông tảo nên việc phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất với bệnh tụ huyết trùng. Không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.
Dùng kháng sinh nhẹ định kỳ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày; Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch chọn loại xử lý gà ốm, gà chết, tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm sóc đàn gà bằng thức ăn, nước uống đầy đủ; Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.
Tham khảo tư vấn: 0941.354.111
 




Back
Top