Cách xây dựng hầm Biogas

<TABLE id=table11 cellSpacing=0 cellPadding=8 width="90%" align=center bgColor=#ffffff border=0><TBODY><TR><TD class=af3_title align=left>Xây dựng hầm Biogas</TD></TR></TBODY></TABLE><TABLE id=table12 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="90%" align=center border=0><TBODY><TR><TD><TABLE id=table13 cellSpacing=0 cellPadding=1 width=150 align=right border=0 vspace="5" hspace="5"><TBODY><TR><TD>

</TD></TR></TBODY></TABLE>Hiện nay, việc dùng hầm biogas để khống chế ô nhiễm môi trường từ vật nuôi, gia súc, gia cầm và lấy năng lượng sử dụng đang phát triển mạnh. Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn phương pháp xây hầm biogas cải tiến, rẻ tiền của KS. Lê Thị Huỳ (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng). Cách làm như sau:

Đấy hầm: Được xây như đáy bể chứa nước gia đình mà nông dân vẫn làm, hoặc đổ đan có độ dày 5- 6cm.

Bốn bức tường xung quanh:
Được xây dựng bằng gạch ống, trộn hồ với tỉ lệ 1 xi măng /3- 4 cát. Sau đó phải tráng một lớp hồ (với tỉ lệ xi măng và cát như trên) để tăng độ bền của hầm ủ phân.

Gờ đắp bằng xi măng (còn gọi bắt con lươn xung quanh thân hầm) : Làm điểm tựa để gắn bọc nilon (PE) vào xung quanh thành hầm.
Kích thước rộng 3-4km, dày 1- 1,5cm.
Vị trí cách miệng hầm 0,6cm.

Bọc nilon (gắn trùm phía trên): Mục đích là để giữ gas được toàn vẹn, an toàn và không bị thất thoát. Không phải chi một khoản tiền lớn để thiết kế xây dựng một nắp hầm kiên cố, công phu. Trong thực tế không ít những hầm biogas xây kiên cố, tốn kém nhưng vẫn bị rạn nứt, phải gia cố lại hoặc đập bỏ.
Kích thước phụ thuộc vào kích thước hầm ủ đã xây của từng gia đình.
Vị trí gắn bọc vào sát gờ xi măng được đắp xung quanh hầm biogas.
Cách gắn bọc: Dùng đinh thép (dài 2cm) để đóng ép bọc nilon vào sát thành hầm, khoảng cách đinh đóng cách nhau khoảng 0, 5m. Sau đó trát một lớp hồ dày 1- 1, 5cm nối tiếp phía trên gờ xi măng, để phủ kín toàn bộ các vết đinh vừa mới đóng, đồng thời giúp bọc nilon được gắn chắc hơn. Cách gắn bọc nilon này giống như giăng mùng mà phía dưới mùng được dắt vào dưới chiếu.

Lưu ý: Phải để trống một góc hầm khoảng thân người chui lọt, để lên xuống và hút cặn lắng ở đáy hầm khi cần thiết. Chỗ bọc nilon này phải túm lại và treo vào đó một cục gạch nhỏ để nhấn chìm vào trong nước phân của hầm và đảm bảo hầm kín tuyệt đối, gas sẽ không thoát lên được. Phải đục lỗ thoát gas ngay từ khi gắn bọc vào thành hầm xong.

Mặt trên của hầm (nắp hầm): Để bảo vệ bọc nilon phía trong hầm, là các tấm đan gắn bình thường, không cần phải xây công phu tốn kém và được sử dụng làm nền chuồng nuôi heo...
Ngoài ra, hệ thống phụ gồm 4 phần: bể lắng đất, các ống nhựa đầu vào phân, ống nhựa đầu ra phân và lỗ thoát gas.
----------------
Link tham khảo thêm.
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=15846
http://agriviet.com/home/archive/index.php/t-10338.html

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 


cai kieu do xua roi Minh oi. Chi ap dụng doi voi ham biogas nho o quy mo gia dinh thi ok. Nhung voi trang trai từ 120 nai + 800 thịt thi co ma di tong
 
Chào các bác!
Đây là hầm biogas của Việt Nam làm nhưng năm 90, loại này có ưu điểm là dễ làm, rẻ tiền. Nhưng nhược điểm là nhanh hỏng do màng PE ko chịu được mà thôi.
Hiện nay có khá nhiều cách làm bể biogas mới như:
- Xây bằng gạch:
+ Bể vuông
+ Bể tròn
+ Bể dưới vuông trên tròn
.......
- Bể làm từ vật liệu coposite
- Bể làm từ vật liệu HDPE(vật liệu HDPE khắc phục được các nhược điểm của PE mà vẫn rẻ)
Nếu các hộ chăn nuôi nhỏ khoảng 100 con trở lại thì nên làm bể biogas bằng gạch (giá khoảng 750.000đ/m3) hoăc composite (giá khoảng 1.000.000đ/m3)
Nếu các trang trại chăn nuôi quy mô từ 500 con trở lên thì làm bể biogas HDPE là hợp lý giá thành bể biogas HDPE khoảng 80.000- 300.000đ/m3
 
Hầm biogas hiện đã có nhiều cải tiến, liên lạc với KS Lê Thị Huỳ qua số ĐT: (079)3620243 hoặc Khoa Chăn nuôi trường ĐH Nông Lâm TP HCM, KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM, ĐT: (08)38964422 (gặp TS. Nguyễn Dương Khang)
 
hoangleminh <--- đã bị Banned :))
 

Trời đất!
Anh em mình cùng quan tâm tới biogas thì cùng bàn thôi chứ có gì đâu mà Banned!
 
Hầm biogas hiện đã có nhiều cải tiến, liên lạc với KS Lê Thị Huỳ qua số ĐT: (079)3620243 hoặc Khoa Chăn nuôi trường ĐH Nông Lâm TP HCM, KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM, ĐT: (08)38964422 (gặp TS. Nguyễn Dương Khang)
Tôi đang định làm hầm biogas HDPE kích cỡ chừng 100 m3, anh/chị có thể cho tôi xin bản thiết kế hoặc hình ảnh thi công minh họa được không ạ? Cám ơn nhiều
 


Back
Top