Bán Cần bán, cung cấp giống cây táo lê lai(táo đài loan),giống táo chua, giống táo đại

  • Thread starter Minh Huệ
  • Ngày gửi
M

Minh Huệ

Guest
Trung tâm chúng tôi chuyên cung cấp, giống cây táo: Táo lê lai(táo đài loan), táo chua Gia Lộc, táo đại, táo đào vàng, táo ngọt

Giống có nguồn gốc từ Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho Quý khách nguồn giống chất lượng nhất

Trung tâm chúng tôi chuyển hàng đi tất cả các tỉnh thành trong nước

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TRÂU QUỲ - GIA LÂM - HÀ NỘI
Tell:0466.827.228 - Fax:042.67.57.301
Website:sinhhocnongnghiep.com - Email:sinhhocnongnghiep2@gmail.com

Bộ phận chăm sóc khách hàng
: Minh Huệ(0973.569.410)

Xin cảm ơn
 


Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa
 
Táo yêu cầu ánh sáng trực xạ, không trồng dưới tán cây khác, trồng với khoảng cách 4 x 5m, cứ 2-3 hàng táo nên đào rãnh để tưới và tiêu nước. Đào hố rộng 70 - 80cm, sâu 60 - 70cm, bón 30 – 40 kg phân chuồng mục, 1 – 2 kg phân lân/hốc đảo đều với đất bột.
 
Kỹ thuật chăm sóc cây táo
Giai đoạn đầu sau trồng phải giữ ẩm đều, kịp thời loại bỏ chồi dại. Táo cần bón 400- 500kg urê + 200kg kali + 500kg supe lân cho 1ha/năm. Chia làm 3 lần bón:

- Lần 1: sau trồng 1 tháng và ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + 1/3 lượng phân hoá học.

- Lần 2: trước khi cây ra hoa rộ, bón 1/3 lượng phân hoá học.

- Lần 3: sau khi cây đậu quả xong, bón hết số phân còn lại.

Chú ý: Nếu bị hạn phải tưới nước để quả lớn nhanh không bị rụng. Nếu cây bị cằn (sinh trưởng phát triển kém) ta phải bón bổ sung thêm phân.
 
Chú ý: Nếu bị hạn phải tưới nước để quả lớn nhanh không bị rụng. Nếu cây bị cằn (sinh trưởng phát triển kém) ta phải bón bổ sung thêm phân.

Phòng trừ sâu bệnh

- Táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm đục quả phá hại, phun phòng trừ bằng Wofatox 0,1- 0,15% hoặc Bi58 0,1%.

- Phun Bayleton 0,1%, Boocđô 1% để phòng và chống bệnh phấn trắng, sương mai.
 
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ triệt để bệnh thối quả cho táo. Muốn hạn chế bệnh phát triển, cần lưu ý thời kỳ táo có quả nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá vô hiệu và quả sâu, héo nhăn nheo để cho tán cây thoáng gió và hứng nhiều ánh sáng.
 

Bệnh hại táo hiện có 2 loại:

- Bệnh phấn trắng ở lá: thường phát triển trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao (trên 85%) và nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Tác hại của bệnh này không lớn, vì mùa sinh bệnh là mùa táo ở thời kỳ nuôi quả, cành lá già ít nhiễm bệnh. Phòng trừ bệnh phấn trắng trên lá chủ yếu bằng cách cắt tỉa những cành lá bị bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là với cây giống nên ghép muộn sau tháng 9 và với cây trồng ở vườn không nên đốn cành quá sớm, vì cành lá non nảy lên gặp điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) dễ bị nhiễm bệnh).

- Bệnh thối quả: bệnh thường phát sinh khi quả già sắp chín. Quả bị bệnh thối rất nhanh (trong 1 tuần có thể thối hết quả trên cây).
 
Đốn Táo

Căn cứ đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao.Có 2 cách đốn như sau:

- Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng quả cao và ổn định.

- Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.
 
Thu họach
Từ khi ra hoa đến khi thu họach khỏang 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.
 
- Tưới nước : cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
 
- Sau khi thu họach vụ trước cần đốn cành tạo tán và làm cho cây trẻ lại để vụ sau ra hoa kết quả nhiều hơn. Thời gian đốn tốt nhất là trung tuần tháng 3. Đối với cây mới trồng từ 1 – 4 năm năm chỉ nên đốn nhẹ, tức là cắt tòan cành cấp 2, cấp 3 là những cành mang trái, kết hợp cắt bớt độ dài của cành cấp 1 (cành chính). Đối với những cây đã được 4 – 5 năm tuổi thì đốn đau để cho cây giao tán vào thời kỳ ra hoa.
 
Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.
 
- Nên trồng xen một số lọai cây rau màu, đậu khi đốn tái sinh cây táo để tăng thu nhập và hạn chế bớt cỏ dại.
 
Phòng trừ sâu
Ruồi đục trái
Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất.
Biện pháp phòng trị: nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon.
 
Rệp sáp
Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng.
Biện pháp phòng trị: sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến.Chuẩn bị đến mùa trồng táo rồi đấy các Bác
 
Last edited by a moderator:
Bạn có giống Táo Thái không vây? có phù hợp với khí hậu miền Bắc không?
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top