Canh tác cây quýt đạt hiệu quả cao

  • Thread starter ks.son
  • Ngày gửi
Kỹ thuật canh tác cây quýt đạt hiệu quả cao

CHĂM SÓC QUÝT VÀ CÂY CÓ MÚI

1- CHĂM SÓC CÂY KIẾN THIẾT CƠ BẢN:
Bón lót: bón cho mỗi hố trồng 15-20 kg phân chuồng hoai và 0,5-1kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2-0,5kg lân trước khi đặt cây. Bón PenacP của Đức với lượng 5-10g/gốc (1 gói 50 gam cho 5 đến 10 cây) nhằm kích rễ mới đâm ra, cây phát triển mạnh và chống thối rễ, nghẹ rễ bằng cách trộn với phân hữu cơ hoặc hòa ra nước để tưới.
* Bón thúc: bón 4-6 lần/năm bằng cách rải quanh gốc hoặc hòa ra nước để tưới với lượng 0,2-0,5kg lân lâm thao + 50-100g KCl và 5-10 g PenacP cho mỗi lần bón. [/FONT]
[FONT=&quot]* Phun dưỡng cây:[/FONT][FONT=&quot]Phun hoạt chất điều hòa sinh trưởng hữu cơ Protifert LMW của Italia định kỳ 10-15 ngày/lần hoặc phân bón lá Nextra của Italia định kỳ 10-15 ngày/lần nhằm giúp bộ rễ ăn sâu, lan rộng, cây phát cành mạnh, tán đều, cây khỏe, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh.[/FONT]

[FONT=&quot]2- CHĂM SÓC CÂY KINH DOANH:[/FONT]
[FONT=&quot]* Chăm sóc sau thu hoạch:[/FONT][FONT=&quot] cắt tỉa các cành sâu bệnh, già cỗi. Bón cho mỗi cây 1-2 kg phân hữu cơ vi sinh và 1-2kg lân cùng 0,1-0,2 kg urea + 0,1kg KCL và 5-10g PenacP. Phun phân bón lá Protifert LMW của Italia hoặc phân bón lá Nextra của Italia định kỳ 10-15 ngày/lần sẽ giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch, cây khỏe, đề kháng tốt với sâu bệnh và sớm có hoa.[/FONT]
[FONT=&quot]* Xử lý ra hoa:[/FONT][FONT=&quot] khi đọt đã già, bón 0,5-1,5kg phân lân và 0,2-0,3kg Urea + 0,2g K<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> hoặc KCL. Phun phân NaturBor của Italia và phân bón lá NuTriBloom 6-30-30+TE định kỳ 10-15 ngày/lần nhằm thúc cây phân hóa mầm hoa và ra hoa. Xiết nước đến khi xào lá (hơi rủ xuống) thì tưới đẫm nước và phun NaturBor của Italia cùng với phân bón lá NuTriBloom 6-30-30+TE định kỳ 7-10 ngày/lần sẽ giúp cây đâm đọt mới mang theo hoa ở đầu chồi và nách lá, hoa sẽ nở tập trung, đậu nhiều trái.[/FONT]
[FONT=&quot]* Xử lý cam quýt ra hoa trái vụ:[/FONT][FONT=&quot] đối với các vùng đất thấp, trũng khi mùa mưa kết thúc, rút cạn nước mương (nếu có), ngưng tưới chờ cho đất mặt nứt chân chim thì xới đất và bón 0,2-0,3kg Ure và 1-1,5kg lân. Phun NaturBor và phân bón lá NuTriBloom 6-30-30+TE định kỳ 7-10 ngày/lần phun 2-3 lần. Khi đất đã khô, cây xào lá thì tưới nước đẫm hàng ngày. Sau bón phân khoảng 20-25 ngày thì cây đồng loạt ra mới đọt và ra hoa. Đối với những vùng đất cao, vào vụ chính có thể ngắt bỏ hoa và tăng cường bón đạm, tưới đều. Khi muốn cây ra hoa cần xiết nước, giảm bón đạm đồng thời phun NaturBor và phân bón lá NuTriBloom 6-30-30+TE định kỳ 7-10 ngày/lần. Khi cây xào lá thì tưới đẫm nước hàng ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt.[/FONT]
[FONT=&quot]* Xử lý bưởi ra hoa trái vụ bằng cách lặt lá:[/FONT][FONT=&quot] phun NaturBor và phân bón lá Protifert LMW định kỳ 7-10 ngày/lần. Muốn thu hoạch vào tết Trung Thu cần xiết nước từ tháng 1–2 dương lịch. Muốn thu hoạch vào dịp Tết, thì xiết nước vào tháng 5–6 dương lịch (nếu bưởi có hoa vào đầu mùa mưa thì ngắt bỏ). Khi lá chuyển già thì tiến hành lặt hết lá ở các cành nhện (cành nhỏ ở trong tán đã trưởng thành), các cành ngoài tán vẫn để lá. Ngưng tưới khoảng 20-25 ngày tới khi cây xào lá thì tiến hành tưới lại 3 ngày liên tục, mỗi ngày tưới từ 2–3 lần. Đến ngày thứ 4 trở đi mỗi ngày tưới 1 lần. Khi tưới lại cũng là lúc phun NaturBor vàphân bón lá Protifert LMW định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích ra hoa sớm và đồng loạt. Khoảng 10–15 ngày sau khi tưới và phun phân bón qua lá thì cây sẽ nhú đọt non mang hoa và ra hoa đồng loạt. [/FONT]
[FONT=&quot]* Dưỡng trái và chống rụng trái non:[/FONT][FONT=&quot] sau đậu trái 10-15 ngày, bón 1-1,5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg lân + 0,2-0,3kg Urea + 0,1-0,2kg K<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> (hoặc KCL)/cây. Phun NaturBor NaturCal qua lá định kỳ 10-15 ngày/lần sẽ giảm rụng trái non, thúc trái lớn nhanh, đều trái.[/FONT]
[FONT=&quot]* Dưỡng trái :[/FONT][FONT=&quot]khi trái lớn cỡ ngón tay bón 0,2-3kg Urea + 0,2-0,3kg K<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>/cây. Phun dưỡng trái NaturCal và phân bón lá NuTriMax 10-5-45+TE định kỳ 10-15 ngày/lần. Tiếp tục bón định kỳ 1-1,5 tháng/lần với lượng như trên và phun dưỡng trái NaturCal cùng với phân bón lá NuTriMax 10-5-45+TE định kỳ 10-15 ngày/lần. Giai đoạn này cần tỉa bỏ bớt các chồi vượt mọc từ thân chính trong tán nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với trái, gây rụng trái, khô múi.[/FONT]
[FONT=&quot]* Xử lý vườn cây bị vàng trái rụng trái do mưa nhiều, đọng nước:[/FONT][FONT=&quot] tình trạng vàng trái, rụng trái thường xảy ra vào cuối mùa mưa do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một phần do bị mưa nhiều, đất đọng nước hoặc quá ẩm lâu ngày bộ rễ bị hư tổn, nhiều loại nấm bệnh phát sinh và tấn công. Đồng thời giai đoạn này cũng là lúc cây đã mang nhiều trái, rễ lại không hút được dinh dưỡng nên trái bị suy và vàng, rụng dần. Mặt khác do hầu hết các vườn đều khai thác năng suất cao nhiều năm, trái nhiều nhưng bộ rễ hạn chế do đất bị lẫn đá nên khả năng cung cấp dinh dưỡng thông qua rễ bị hạn chế, cây thiếu dinh dưỡng, bộ rễ lại bị tổn thương nên càng làm tình trạng rụng trái nhiều. [/FONT]
[FONT=&quot]Để phòng chống tình trạng này, vào đầu mùa mưa cần tiến hành nạo vét rãnh cho thông thoáng để thoát nước tốt và chăm sóc, bón phân đầy đủ theo qui trình trên để cây khỏe, bộ rễ ăn sâu và lan rộng sẽ chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi. Khi rễ bị hư tổn, cây suy yếu, trái bị vàng dần và rụng nhiều cần xới đất nhẹ bằng cào răng ngắn rồi rải hoặc phun PenacP từ 1-2 lần nhằm giải độc cho đất, kích cây đâm rễ mới, phục hồi rễ bị tổn thương đồng thời NaturBor, Protifert LMW hay NaturCal cùng phân bón lá NutriMax định kỳ 10-15 ngày/lần để chống rụng trái, dưỡng trái và giúp cây phát triển tốt. Khi bộ rễ đã hồi phục, rễ mới đâm ra, bón 5-10 gam PenacP và 0,3-0,5kg urea/cây. Phun tiếp NaturCal NutriMax định kỳ 7-10 ngày/lần. Tiếp tục chu kỳ chăm sóc như quy trình trên sẽ có được năng suất và chất lượng cao.[/FONT]
[FONT=&quot]3- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:[/FONT]
[FONT=&quot]* Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella):[/FONT][FONT=&quot] phun thuốc một trong các thuốc: Bisad 0.5ME; Condifor; Abamectin; Phosphomidon; Dimethoate và Dimilin.[/FONT]
[FONT=&quot]* Sâu ăn lá (Papilio ssp.) sâu non của bướm phượng:[/FONT][FONT=&quot] phun một trong các thuốc Bisad; Bassa; hay Fastac.[/FONT]
[FONT=&quot]* Sâu đục thân, cành:[/FONT][FONT=&quot] cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Monito, Bi 58), rải basudin, dựng móc sắt bắt sâu. [/FONT]
[FONT=&quot]* Nhện đỏ, nhện trắng:[/FONT][FONT=&quot] sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Phosalone, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND và Dầu khoáng DC-Tron Plus hoặc Zineb 0,2% [/FONT]Nissorun 5EC[FONT=&quot] để phòng trị.[/FONT]
[FONT=&quot]* Rệp sáp (Planococcus sp):[/FONT][FONT=&quot] Phun thuốc trừ rệp khi thấy mật số rệp cao. Sử dụng dầu khoáng D.C Tron Plus, Supracide 40ND, Bi-58, Map Judo 25 Wp, phun 2-3 lần/đợt.[/FONT]
[FONT=&quot]* Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama):[/FONT][FONT=&quot] Trồng cây sạch bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh, phun thuốc Basside 50EC, Actara 25WG, Bassan, Mipcide 20EC.[/FONT]
[FONT=&quot]* Ruồi đục quả (Bactrocera sp):[/FONT][FONT=&quot] Thu hái những quả bị ruồi đục xử lý để diệt. Phun bả mồi để diệt trưởng thành (100ml protein thủy phân trộn với 3 ml thuốc trừ sâu Gegent 5SC) pha với 1 lít nước đem phun.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh Thán thư (Collecttotrichum ssp):[/FONT][FONT=&quot] Phun ngừa vào đầu mùa mưa và trước ra hoa bằng Bordeaux hay Mancozeb, Benomyl, Maneb, Daconil, Antracol, Ziflo.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh ghẻ do nấm (Elsinoe fawcettii):[/FONT][FONT=&quot] Phòng khi cây ra lá non, đọt non, hoa vừa rụng cánh, sau đậu quả bằng một trong các loại thuốc: Manzate 200, Score 250ND, Carbenzim 500FL, Benomyl, Thio-M 500SC.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh thối gốc chảy nhựa (Phytopthora spp), Bệnh loét (Xanthomonas citri):[/FONT][FONT=&quot] Tránh để úng nước, Phòng trừ bệnh bằng các thuốc: Kasuran 50 WP, New Kasuran 16,6 WP, Kasumin 2L, Starner 20 WP, Aliette, Agrifos 400. Tưới gốc bằng Ridomil, tiêm Agri-fos 400 vào thân + quét lên vết bệnh + tưới gốc. Dùng nấm đối kháng Actinomycetes có trong phân hữu cơ vi sinh Thần Nông Minh Châu bằng cách bón loại phân này hoặc dùng nấm Trichoderma spp.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh đốm rong do tảo (Cephaleuros virescenns Kunze):[/FONT][FONT=&quot] dùng thuốc Bordeaux, COC 85, Kocide.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh héo xanh:[/FONT][FONT=&quot] Rải thuốc Nokap,h Regent 0.3G xung quanh gốc sau khi đã xới xáo. Bón PenacP của Đức để phuc hồi bộ rễ. Sử dụng phân hữu cơ Thần Nông Minh Châu để cung cấp Actinomycetes đối kháng cho đất.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh vàng lá thối rễ do nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng):[/FONT][FONT=&quot] Phòng trừ bằng cách xới nhẹ và tưới hoạt chất PenacP kết hợp với thuốc Ridomyl Gold hoặc Acrobat cùng với Regent. [/FONT]
[FONT=&quot]* Bệnh vết dầu loang do nấm (Mycosphaerella citri):[/FONT][FONT=&quot] Phòng trừ bằng Benomyl, Mancozeb, Carbendazim.[/FONT]


[FONT=&quot]KINH NGHIỆM NÔNG GIA[/FONT]
[FONT=&quot]Để trái bóng sáng đẹp, cuống chắc:[/FONT][FONT=&quot] Phun 2-3 lần NutriMax Protifer LMW, trước thu hoạch[/FONT]
[FONT=&quot]Để đánh rong, tẩy vết nám, chống nhăn, thối và nứt trái:[/FONT][FONT=&quot] Phun NaturCal NutriMax 2-3 lần[/FONT]
[FONT=&quot]Để chống rụng trái, vàng loang trên trái, khô múi:[/FONT][FONT=&quot] Phun NaturBor, Nextra 2-3 lần[/FONT]
 


Last edited by a moderator:


Back
Top