Câu hỏi liên quan đến trồng trọt và trả lời

  • Thread starter xuânlê
  • Ngày gửi
Hỏi đáp:
Những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực trồng trọt như: Bưởi ra lá non thì hay bị sâu, bạc lá, thỉnh thoảng hay bị sâu thân, dùng thuốc sán lợn thì có đỡ ít; Một vườn bưởi có hiện tượng bị con ruồi vàng châm, làm chảy nhựa rồi vàng và rụng quả; Trồng cam đường, trái bằng ngón chân rồi nhưng dưới đáy của quả có chấm vàng, sau khi chấm vàng khô thì bị quả bị nứt ra từ vết vàng đó, bị 3 ngày nay, lây lan rất nhanh … đã nhận được câu trả lời từ các chuyên gia.
Câu hỏi:


H-1.JPG


Ảnh minh họa

Anh Hoàng Khương Đính, 01294805226, Hoà Bình -Thường Tín - TP Hà Nội hỏi: Bưởi ra lá non thì hay bị sâu, bạc lá, thỉnh thoảng hay bị sâu thân, dùng thuốc sán lợn thì có đỡ ít. Hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

Thưa anh Đính! Theo TS Đinh Văn Đức thì bưởi của gia đình anh cùng 1 lúc bị 2 đối tượng gây hại đó là sâu vẽ bùa và sâu đục thân.

- Để khắc phục sâu vẽ bùa hại lá non cây bưởi, anh Đính cần chú ý cắt tỉa,tạo tán, bón phân, tưới nước tập trung vào trước các đợt lộc để kích thích cây ra lộc tập trung. Khi lộc non xuất hiện dài<1,5 cm sử dụng các thuốc trừ sâunhư: DECID 2,5 EC, SHERPA 10 EC, TREBON 10 ND, KARATE 2,5 EC, CONFIDOR 100SL...phun trừ khoảng 2 lần/đợt lộc, các đợt cách nhau khoảng 7 ngày.

- Đối với sâu đục thân vào khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, thường xuyên kiểm tra bắt sâu trưởng thành xuất hiện trên vườn (các con xén tóc) để diệt và khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện, sử dụng các thuốc trừ sâu nhưPADAN 95 SP, REGENT 800 WG, TANGO 800 WG, PATOX 95 SP,...để phun ướt thân cành, khoảng 7-10 ngày/lần để diệt sâu non trước khi đục vào thân cành. Nếu phát hiện các lỗ đục có mạt gỗ và phân sâu đùn ra dùng bơm kim tiêm bơm các dung dịch thuốc sâu nêu trên vào lỗ để diệt sâu.

Câu hỏi:

Anh Đỗ Doan Anh, 0977876746, Thường Tín - TP Hà Nội hỏi: Một vườn bưởi có hiện tượng bị con ruồi vàng châm, làm chảy nhựa rồi vàng và rụng quả. Hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Để khắc phục ruồi vàng hại bưởi có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Biện pháp tốt nhất và rẻ tiền là sử dụng các bao túi để bao quả từ khi quả to bằng quả chanh hay quả ổi.

- Biện pháp phun Protein thủy phân, ra các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mua ENTO-PRO150 SL (một chế phẩm dạng sinh học để phun lên cây để ruồi đến ăn và chết hoặc mua VIZUBON D, RUVACON 90 L, DACUSFLY 100 SL,…để làm bẫy treo trong vườn ở độ cao 1,2-1,5 m để thu hút ruồi vào bẫy để diệt.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Thiện Long, 01668479457, Phượng Sơn - Lục Ngạn - Bắc Giang. Anh Long hỏi: Trồng cam đường, trái bằng ngón chân rồi nhưng dưới đáycủa quả có chấm vàng, sau khi chấm vàng khô thì bị quả bị nứt ratừ vết vàng đó, bị 3 ngày nay, lây lan rất nhanh. Trồng 1 hecta bị bệnh 50%. Đã dùng thuốc ridomil, sico, nhưng không đỡ. Xin nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Với biểu hiện như mô tả, TS Đinh Văn Đức chẩn đoán quả cam đường bị côn trùng chích hút gây tổn thương ở đáy quả. Các tế bào ở vết thương bị chết nên gây vết nứt khi quả đang lớn. Biện phá khắc phục như sau:

Sử dụng các thuốc trừ sâu như ACTARA 25 WG, OSHIN 20 WP, TREBON 10 EC,CONFIDOR 100 SL,...để phun lên tán lá và quả của cây vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Có thể kết hợp với phun phân bón lá giàu các nguyên tố trung và vi lượng cho cây, đặc biệt là các nguyên tố Bo, Zn,...

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Minh Tuấn, 0969144669, Xã Tân Thành - Đồng Xoài - Bình Phước hỏi: Cây quýt đường bị vàng lá ở gần dưới gốc, ngoài ra cây vẫn bình thường, dùng Ridomil... nhưng không đỡ, bị 40% cây. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo TS Đinh Văn Đức: Cây quýt bị vàng lá gốc là do chế độ dinh dưỡng cùng với khí hậu khắc nghiệt (nắng nóng, mưa nắng nóng xen kẽ,…) gây ra và có thể do bộ rễ bị tổn thương do tuyến trùng và nấm gây thối rễ. Biện pháp khắc phục như sau:

- Lên liếp cao, thoát nước tốt khi mưa.

- Tăng cường bón phân hữu cơ, tro trấu, mùn.. để giúp đất tơi xốp.

- Bón thêm vôi để nâng cao độ pH của đất. Tăng cường thêm phân lân, kali để làm tăng sức đề kháng của rễ đối với bệnh và kích thích cây ra thêm rễ mới hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh hơn.

- Nếu vùng đất có tuyến trùng nên kết hợp rải TERVIGO 020 SC hoặc REGENT0,3G + RIDOMIL-GOLD 68 WP. Kiểm tra vườn quýt thường xuyên, nếu phát hiện triệu chứng vàng lá, pha dung dịch thuốc THIRAM 85WP, hoặc BENOMYL 50WP, DEROSAL60WP, RIDOMIL 72WP, NUSTAR… với liều lượng 30-50g/10 lít nước tưới cho một gốc,tưới 2 lần/năm.

Câu hỏi:

Anh Dương Văn Thành, 01686472921,Lâm Hà - Lâm Đồng hỏi: Chanh dây bị vàng lá, lan dần lên ngọn, từ từbị rụng hết lá, bị 2 tuần nay. Trồng 2 sào thì bị bệnh hơn 10 gốc, xịt tenta nhưng không hết bệnh. Hỏi nguyên nhân bệnh và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo mô tả của anh Thành, TS Đinh Văn Đức chẩn đoán các cây chanh dây bị nhiễm bệnh thối gốc rễ, bệnh do nấm gây ra. Biện pháp khắc phục như sau:

- Khi trồng anh cần chú ý đào hố bón vôi bột khoảng 0,5 kg/hố và sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA để bóncho cây.

- Khi thấy bệnh xuất hiện, nhổ bỏ mang ra ngoài tiêu hủy các cây bị bệnh nặng không còn khả năng cứu chữa, sử dụng các thuốc như ALIETTE 80 WP,RIDOMIL-GOLD 68 WP, MEXYL 72 WP, tưới gốc cho các cây và phun lên tán lá cây.

Câu hỏi:

Anh Phạm Văn Trường, 0936992396,Dũng Tiến - Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng. Anh Trường hỏi: Dưa hấu bị vàng lá, cháy lá khi dính nước lân, nước đạm, dùng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả. Hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cũng tư vấn cho câu hỏi này như sau: Nếu pha nồng độ phân bón cao và để dính lên lá cây gây cháy lá thì không khắc phục bằng sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, mà phải chú ý pha phân bón đúng liều lượng, nồng độ để tưới gốc. Khi không may phân bón dính lên lá cần sử dụng nước lã sạch tưới rửa trên thân lá cây kịp thời.

Câu hỏi:

Anh Đăng Văn Nguyên, 0936331768, Yên Giang - Yên Hưng - Quảng Ninh hỏi: Có20 cây nhãn, do kỹ thuật trồng không thuộc nên năng suất không hiệu quả, cây nhãn không cho quả đều, đọc qua mạng thấy Miền Nam trồng nhãn cho ra được quả trái vụ. Hỏi làm cách nào để cho ra cây nhãn trái vụ tại Miền Bắc?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cũng có câu trả lời cho câu hỏi này như sau: Đối với các giống nhãn trồng ở miền Bắc rất khó để kích thích cây ra quả trái vụ. Nếu muốn thử, anh Nguyên có thể áp dụng thử trên 1-2 cây như sau:

- Sau khi thu hoạch cần chăm sóc bón phân kích thích cây nhãn ra 2-3 đợt lộc.

- Khi đợt lộc 3 lá lụa chuyển sang màu xanh (khoảng 35-40 ngày sau khi nhú đọt non)tiến hành tưới KClO3 với liều lượng 24-32 g/m đường kính tán cây, tưới đều xung quanh tán cây cách gốc 50 cm, sau đó dùng thùng tưới thêm nước cho hóa chất ngấm sâu vào đất.

- Tiến hành khoanh cành sau khi tưới KClO3 1-2 ngày, vết khoanh rộng 3 – 5 mm. Ngưng tưới nước từ 10 – 15 ngày, sau đó tưới lại, 3 ngày/lần. Sau khi tưới KClO3 30 –35 ngày cây sẽ nhú bông đều, lúc này giảm lượng nước tưới cho cây (1 tuần tưới1 – 2 lần). Khi phát hoa dài khoảng 5 – 10 cm, tiến hành bón phân gốc NPK(20-20-15) lượng 300g/1cây để nuôi hoa.

Câu hỏi:

Anh Lê Bá Sĩ, 01694344196, Ea Knốp -Ea Kar - Đắk Lắk hỏi: 200 cây mít, quả to rồi lại bị thối, có con bọ màu đen, bổ chỗ thối quả ra thì có nhiều bọ màu trắng nhảy ra rấtnhiều. Bị bệnh hơn 1 tháng nay, hầu hết cứ ra trái là bị như vậy hết. Chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo mô tả của anh Sĩ, TS Đinh Văn Đức cho rằng quả mít thối là do nấm gây ra, các côn trùng gây vết thương trên quả, sau đó nấm bệnh xâm nhập gây thối. Khi quả mít thối các con côn trùng cánh cứng màu đen xâm nhập gây hại và đẻ trứng, từ trứng nở ra các con sâu non màu trắng. Biện pháp hiệu quả cao nhất là bao quả sau khi quả hình thành. Hoặc có thể sử dụng các thuốc trừ sâu để phun tiêu diệt hoặc xua đuổi các côn trùng gây vết thương trên quả để tránh nấm xâm nhiễm gây thối.

Câu hỏi:

Anh Đoàn Vân Xá, 0988057303, Long Điền - Đông Hải - Bạc Liêu hỏi: Thanh long ruột trắng ra bông nhưng không đậu quả. Hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cũng tư vẫn cho câu hỏi này như sau: Để khắc phục cây thanh long ra hoa không đậu quả cần là như sau:

- Trước hết cần chúý điều chỉnh để cây thanh long ra hoa khi thời tiết thuận lợi (không mưa kéo dài, trời nắng ráo,…), tưới nước đầy đủ cho cây từ khi cây bắt đầu ra hoa.

- Bón thêm phân có nhiều BO, K, Mg, Ca,.. trước khi nhú mầm hoa.

- Khi cây ra hoa được 50% thì phun FLOWER 95 tăng đậu quả, 1 tuần phun 1 lần đến khi hoa đậu hết hoặc dùng ABIO – 3; 4.

- Tỉa cành, tạo tánvườn cây thông thoáng.

- Phun TOBA FRUIThoặc SIÊU BO, CANXI-XQ, KALI-BO,... chống rụng trái non, phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì từng sản phẩm.

Câu hỏi:

Anh Phan Minh Đức, 01694175153, Quảng Long - Quảng Trạch - Quảng Bình hỏi: Cây mướp đắng bị côn trùng nhỏ bằng đầu tăm, giống con châu chấu, bay được và có màu xanh phá hại, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không diệt được. Hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

Theo TS Đinh Văn Đức, để trừ loài rầy xanh gây hại cây mướp đắng, anh Đức có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: JAVITINE 18 EC, 36 EC, 100 WP; MONSTER 40 EC, 75WP, ACTARA 25 WG, OSHIN 20 WP, ….để phun trừ theo nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì thuốc.

Câu hỏi:

Anh Dương Văn Thành, 01686472921,Lâm Hà - Lâm Đồng hỏi: Trồng 2 sào đậu đỏ loại hạt to, hiện nay bị bệnh vàng và rụng lá, bị bệnh 1/3, bị từ trên ngọn đổ xuống, ngày càng rụng hết trụi cây. Bị bệnh 1 tuần nay, mới dùng 1 số loại thuốc nhưng không hết bệnh. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo mô tả của anh Thành, chúng tôi cho rằng các cây đậu đỏ bị nhiễm bệnh thối gốc rễ,bệnh do nấm gây ra. Biện pháp khắc phục như sau: Khi trồng đậu cần chú ý bón vôi bột để nâng độ pH đất lên mức 6,5-7,5. Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơhoai mục ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA để bón cho cây. Khi thấy bệnh xuất hiện, nhổ bỏ mang ra ngoài tiêu hủy các cây bị chết, sử dụng các thuốc như ROVRAL 50 WP, TOPXIN M 50 WP, CARBENZIM 50 WP, phun cho cây, chú ý phun đậm vào gốc cây.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Phúc, 0976068345,Pơng Drang - Krông Búk - Đắk Lắk hỏi: Lá cây tiêu bị chấm đen sau lan rộng racả lá rồi rụng lá, chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Với biểu hiện của tiêu như mô tả, TS Đinh Văn Đức chẩn đoán cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh thán thư, bệnh do nấm gây ra. Biện pháp khắc phục như sau:

- Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện, hái, nhặt tập trung các lá bị nhiễm bệnh lại và mang ra ngoài khu trồng để tiêu hủy.

- Sử dụng các thuốc trừ nấm như BAVISTIN 50 FL (SC), CARBENVIL 50 SC, APPENCARBSUPER 50 FL, REVUS-OPTI 440 SC,...để phun trừ khoảng 2 lần cách nhau khoảng 7 ngày.

Câu hỏi:

Anh Lê Bá Sĩ, 01694344196, Ea Knốp - Ea Kar - Đắk Lắk hỏi: Tiêu bị rũlá, rụng đốt, rễ bị đen lõi bên trong. Mới bị 3 ngày nay, chết mất4 gốc. Chưa dùng thuốc gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắcphục?

Trả lời:

Với biểu hiện của cây hồ tiêu như mô tả, TS Đinh Văn Đức chẩn đoán cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, bệnh do nấm gây ra. Biện pháp phòng trị bệnh như sau:

- Hàng năm cần chú ý thoát nước nhanh cho vườn trồng và gốc cây hồ tiêu khi mưa.

- Đầu, giữa mùa mưavà đầu mùa khô tiếp theo, sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA để bón cho cây. Khi thấy cây có biểu hiện héo nhẹ lában ngày, sử dụng các thuốc trừ nấm như ALIETTE 80 WP, RIDOMIL-GOLD 68 WP,ALEXIN 500 SC, MANCOLAXYL 72 WP, AGRI-FOS 400,....để phun lên tán lá và phun hoặc tưới gốc cho cây khoảng 2 - 3 lần, các lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.

Câu hỏi:

Nguyễn Phú Quốc, 0937822426, EaKar - Đắk Lắk hỏi: Ủ nấm tricoderma ủ với rơm, cỏ, ... trộn với phân vi sinh hữu cơ của Đầu Trâu có vôi dưới 5% như vậy có được không?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Ủ phân như anh Quốc mô tả là được. Tuy nhiên, để ủ phân gồmcác rác thải nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ, lá cây khô, thân cây ngô,…với nấm đốikháng TRICHODERMA, anh Quốc nên sử dụng thêm một số phân gia súc như phân heo,trâu bò,…để làm phân men thì tốt hơn. Ngoài ra cho thêm phân hữu cơ vi sinh và một ít vôi bột để giúp phân ủ nhanh hoai mục hơn là rất tốt
 


Mời bạn tham khảo sản phẩm thuốc trừ sâu (thuoc tru sau) CONFIDOR 100SL của Bayer Cropscience Việt Nam với một số ưu điểm trừ sâu ưu việt:

- Thuốc trừ sâu CONFIDOR 100SL – thuốc trừ sâu đặc trị các loại côn trùng chích hút.

- Ít ảnh hưởng đến thiên địch và cây trồng, chỉ trừ sâu, bệnh

- Hiệu lực trừ sâu kéo dài.

- Lưu dẫn nhanh, mạnh nên ít bị rửa trôi do mưa.

- Khi phun thuoc tru sau Confidor 100SL, cây trồng phát triển xanh tốt.

- Rất tiện lợi, có thể phun, tưới hoặc quét vào thân cây (cam, quýt).

Nguồn: http://www.cropscience.bayer.com.vn/Our-Products/Insecticides/CONFIDOR-100SL.aspx
 
chỉ ko đúng.
sâu vẽ bùa chỉ sử dụng thuốc sinh học có hoạt chất: emamectin hoặc aramectin thì mới hiệu quả. thuốc hóa học thì vứt đi. ks này có vẻ cập nhật thông tin kém.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top