CÂY CẦN ĂN UỐNG NHIỀU ÍT?

Trong suy nghĩ các khá nhiều người thì nếu ta cho cây trồng ăn nhiều, uống nhiều thì tất nhiên cây trồng mau lớn, sung sức, cho năng suất cao.

Có thật vậy không?

Trong thực tế, không phải ta bón cho cây trồng nhiều phân, mỗi lần tưới cho cây trồng thật nhiều nước thì cây trồng sẽ nhanh lớn, khỏe mạnh, cho năng suất cao... mà là ngược lại, có khi cây trồng bị ngộ độc phân bón hoặc bị ngập úng mà chết.

Những người đi bộ đội thời xưa đều nếm trãi qua tình trạng “no dồn đói góp": Đó là vào các ngày lể, tết, ngày 22/12 vv; các doanh trại quân đội làm bò, heo đãi cán bộ, chiến sĩ ăn cành hông; đó gọi là “no đồn”... sau đó là những ngày ăn uống theo tiêu chuẩn mà ăn xong có khi tưởng chừng chưa ăn; chiến sĩ hay gọi vui tình trạng này là “đói góp"

Với cách cho cây trồng ăn uống theo kiểu “no dồn đói góp” như trên, cộng với tâm lý cho rằng “tiền nào của ấy” - ta bón càng nhiều phân, tốn tiền nhiều thì cây cũng tốt, tỷ lệ thuận với số tiền mà ta đã đầu tư mua phân bón.

Thực tế, hiện nay bà con nông dân đang sử dụng phân bón rất lãng phí, dư thừa rất nhiều so với khả năng hấp thụ của cây trồng.

Cách bón phân phổ biến là nắm từng nắm phân hóa học ném vào gốc cây, cào đất lấp lại; hoặc đổ phân hữu cơ vào gốc cây, theo tán lá rồi cào đất, rơm rạ tủ lại.

Cách làm này có 2 nhược điểm:
- Một là: Cây chỉ hấp thụ một phần chất dinh dưỡng từ phân bón cho cây theo định kỳ như nêu trên; vì khả năng “ăn” phân của cây không phụ thuộc lượng phân bón nhiều hay ít, mà chỉ hấp thụ được hàm lượng cố định theo thời gian. Phần lớn lượng phân bay lên trời (bốc hơi), hoặc thấm xuống đất theo trọng lực.
- Hai là: Bón phân bằng tay theo định kỳ thì sau một thời gian hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón giảm dần -sẽ đến lúc cây trồng bị “đói” do không còn dinh dưỡng từ phân để “ăn” nữa, vì như đã nói, theo thời gian, lượng dinh dưỡng sẽ “bay lên trời” hoặc “chui xuống đất”; kết quả là tốn phí nhiều mà hiệu quả mang lại không cao.
Cách đây 10 năm tôi tự chế ra bộ châm phân rất đơn giản:
- Một thùng đựng dung dịch phân (gồm phân hóa học hoặc dung dịch phân hữu cơ).
- Một ống có gắn van từ đáy thùng nối vào“đầu hút” của máy bơm.
- Một ống có gắn van khác từ “đầu ra” của máy bơm nối vào thùng đựng dung dịch.
Khi máy bơm làm việc, lực hút của máy bơm sẽ hút dung dịch từ thùng đựng dung dịch vào guồng bơm và hòa theo dòng nước, đến các cây trồng theo nước tưới.
- Khi đó, mực chất lỏng trong thùng đựng dung dịch sẽ bị hút, tụt xuống-thì ống thứ hai gắn ở “đầu đẩy” máy bơm sẽ phun nước vào thùng dung dịch để bù lượng nước đã hao hụt.

Ta chỉnh 2 van sao cho lượng nước“vào” và“ra” cân bằng nhau là được.

Phương pháp “bón phân liên tục theo nước” mà tôi đề nghị dưới đây bao gồm :
- Lúc nào tưới nước cũng là lúc ta bón phân theo phương thức “bón phân theo nước”. Nói cách khác: Lúc nào cho cây trồng “uống nước” cũng là lúc kết hợp “cho ăn”.
- Lượng phân hóa học hòa theo dòng nước tưới cho cây có định lượng =1/5 so với phương pháp bón phân bằng cách rải phân vô gốc và bón phân NPK, Gatit vv bình thường chứ không cần dùng loại phân tan đắt tiền. Thường mỗi đầu tuần ta đổ vô thùng dung dịch chẳng hạn là 2kg, các ngày khác trước khi khởi động máy bơm để tưới ta dùng cây khuấy đảo lớp phân dưới đấy thùng... sau thời gian nhất định, ta súc rửa thùng, xả cặn đấy ra ngoài.
- Đối với phân bón là phân hữu cơ: Ta nên dùng “phân nở”; có nơi gọi là phân gà Nhật Bản, phân gà Bỉ vv ngâm trong hồ trải bạt cho tan ra, gạn chắt lấy "nước cốt” đổ vô thùng dung dịch để tưới bón theo nước.

Phân gà Nhật Bản hoặc phân nở gồm phân gà và nội tạng động vật (ở nước ngoài người ta không ăn nội tạng động vật nên dùng làm phân bón) ủ kỷ, xử lý vi sinh. Cách thử "phân gà Nhật Bản" là thật hay giả: Đổ 0,5kg phân ra đất, tưới nước thường xuyên; nếu trong mẫu phân có dòi thì đúng là phân thật, nhập khẩu.

Nên có 2 thùng đựng dung dịch phân bón; 1 thùng dùng bón phân hóa học; một thùng dùng bón phân hữu cơ. Không nên dùng chung.
*
Khi bón dung dịch phân hữu cơ hòa tan theo nước, nhất thiết phải rải rơm, lá mục trong gốc cây để tạo “vi môi trường” cho các vi sinh vật hoạt động, bắn phá các hạt dinh dưỡng từ nước phân hữu cơ ra thành phần đơn giản nhất mà rể cây hút vào được.
+ Bón phân hóa học và phân hữu cơ theo nước ta sẽ không tốn nhiều công đi bón phân bằng tay như cách truyền thống; sẽ giúp ta tiết giảm tối đa công bón, bỏ phân. Ngoài ra, khi bón phân theo nước, điều kiện bắt buộc là ta phải tủ vật chất khô trong gốc nhằm chống bốc hơi dung dịch phân bón và tạo “vi môi trường” cho sự phân hủy của phân bón. Khi ta tủ gốc bằng rơm, lá vv nhất là vùng chiếu tán lá xuống đất (là nơi chóp rể non sinh ra và hoạt động mạnh) thì sẽ khỏi mất công làm cỏ trong gốc.

Để có rơm, có khô tủ gốc, cách tốt nhất là trồng từ 1 đến 2 hàng cỏ vetiver giữa 2 hàng cây, cắt cỏ định kỳ lấy thân lá tấp vô gốc.
*
Cũng với hệ thống tưới như trên, nhưng thiết kế thêm ống nhánh, ống thứ cấp riêng và đưa béc tưới đa năng lên tán lá, ta có thể phun thuốc BVTV theo nước

+Link xem chi tiết cách làm bộ châm phân :

+Link xem chi tiết cách phun thuốc BVTV theo nước:
*
Làm nông mà không mất công bón phân (vì đã bón phân theo nước); không mất công làm cỏ (Vì đã dùng gia thế có vetiver phủ dày quanh gốc chống cỏ); và không mất công phun thuốc BVTV (vì đã có cách phun thuốc BVTV theo nước)
*
Không phải tốn công làm gì hết, vậy thì ông bà chủ vườn làm gì đây hơ?
À...phải đếm tiền bán sản phẩm ... vì tuy có máy đếm tiền nhưng không có ông bà chủ vườn bỏ tiền vô máy đếm là không được à nha!

VĐT 2021-04-22
 




Back
Top