Cây đàn hương quý hiếm, nên chọn loại giống nào.

Như chúng ta biết, cây đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Rất nhiều bạn viết thư cho tôi hỏi về việc nên trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

55e90f660eca5.jpg

Tác giả bên cây đàn hương trắng được bảo vệ bằng thép gai và bê tông tại Ấn Độ

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:
  1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% - 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng và chăm sóc tốt. Nếu phát triển trong rừng tự nhiên, thu hoạch được sau 30 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém, hoặc không có lõi khoảng 5%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dược liệu, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm đồ mỹ nghệ

+ Rác gỗ (giáp lõi) : nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm hương nhang

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm hương nhang

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá bán lẻ năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 200 - 400 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 150 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ (giáp lõi): Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg. Hạt lấy dầu: 15 USD? 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

2. Cây đàn hương đỏ


55e91033a9872.jpg


Tác giả đang kiểm tra cây đàn hương đỏ, cây rất to nhưng không có lõi.

a. Tên khoa học:
Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kémhoặc không có lõi khoảng 30%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá bán lẻ năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 85 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 15 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại cây đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

TS. Vũ Văn Thoại

Viện nghiên cứu cây đàn hương
 


Last edited by a moderator:
Chào các anh,
Thực ra cây đàn hương còn rất mới với Việt Nam chúng ta nên để nói về hiệu quả kinh tế ngay khi chúng ta chưa một lần khai thác thì cũng chỉ là dự kiến
Tất cả những gì tôi đưa ra cùng các bạn, cũng chỉ dựa trên những gì tôi tìm hiểu tại Ấn Độ và Úc. Còn ở Việt Nam chúng ta, chắc phải 10 năm nữa mới có con số chính xác về hiệu quả kinh tế của cây này
Hiện tại bên Viện chúng tôi, dự trên những số liệu khảo sát của các chuyên gia Ấn Độ và Úc, chúng tôi nhận thấy cây đàn hương có thể phát triển ở Việt Nam tốt nên chúng tôi đang trồng trên diện tích lớn. Còn với người khác, chúng tôi chỉ khuyên các bạn nên trồng ở một quy mô nhỏ (mấy chục cây) xen canh cùng các cây khác đang có sẵn để vừa tiện chăm sóc, vừa không rủi ro (các bạn trồng xen vào vườn cây cam, cây sưa, cây ổi....) thì có gì là rủi ro đâu ạ

Tất cả việc các bạn nói cây này, cây kia trồng giá trị thế này thế kia mình không bình luận gì cả vì có thể các bạn đã trồng nên đánh giá được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, nếu là mình, mình vẫn trồng teak, trồng sưa, trồng lát hoa hay trồng trắc... nhưng mình xen vào mỗi hecta ta trồng một số cây đàn hương, nếu có rủi ro thì các cây khác vẫn có nguồn thu như thường. Còn nếu thực sự cây đàn hương có giá trị như hiện giờ thì ta lại có thêm một nguồn thu cũng tương đối. Với các giống cây mới, tôi cũng khuyên các bạn nên thận trọng.
Em cũng rất thích cây đàn hương mà anh nói, anh có thể bán cho em ít cây giống về trồng được không? không biết nó có giá trị như thế nào nhưng thấy công dụng của nó em cũng muốn mình trồng được những cây như vậy để làm bộ sưu tầm cây rừng của em. Em ở Châu Đức tỉnh BRVT. Nếu được anh cho em biết kỹ thuật trồng luôn anh nhé, em cảm ơn.
 


cho e đăng kí 1 vé với a vũ thoại ơi e cần hạt ạ số đt zalo 0944 042 145
Cây đổ bê tông là cây đàn hương trắng đó Dân ơi. Cây đàn hương đỏ vỏ cây rất xù xì.Ở Ấn Độ cũng có 2 loại đàn hương đỏ em ạ. Trước đâu anh đi khảo sát cùng đoàn kiểm lâm bang Andha Pradesh, anh gặp đàn hương đỏ lá to mà. Tuy nhiên tỷ lệ chỉ khoảng 15%

Những thông tin mình đưa ra về giá gỗ đàn hương hoàn toàn chính xác và thậm chí còn cao hơn thế nữa. Ở Ấn Độ chỉ có các công ty của Nhà nước được chỉ định mới được bán gỗ đàn hương hợp pháp. Mình đã đến Cauvery Handicrafts là cửa hàng nổi tiếng của Ấn Độ được phép bán đồ đàn hương tại Bangalore. Họ bán rất nhiều đồ thủ công và các sản phẩm đàn hương. Ở đó 1 cái vòng đep tay 1,8 cm, khoảng 13 hạt gỗ đàn hương cũng khoảng 3 triệu. Giá cái vòng đó ở Hongkong khoảng 32 triệu. Mình có đầy đủ bằng chứng nếu các bạn muốn tham khảo để rõ hơn, các bạn email cho mình: vuthoai@gmail.com. Mình sẽ gửi chi tiết để các bạn tham khảo.

Còn về gỗ đàn hương chắc đến giờ cao hơn 350 USD rồi Dân ạ. Mình đính kèm theo đây hình ảnh chụp thư của ông Manzoor Ali Khan, giám đốc của Kerala Trade Development Center (KTDC), gửi báo giá cho mình. Địa chỉ email của ông đó là: khan8589010202@gmail.com. Các bạn có thể kiểm tra thông tin. KTDC là một đơn vị Nhà nước của Ấn Độ được phép thu mua, sản xuất và bán các sản phẩm gỗ đàn hương. Nhưng để đưa được các sản phẩm đàn hương về Việt Nam hay ra nước khác là việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm tại Ấn Độ. Đi tù như chơi. Kể cả hạt giống các bạn nói là mua từ Ấn Độ về cũng không phải là hạt giống đủ tiêu chuẩn để tạo giống mà. Khi nào có điều kiện mình sẽ đăng một bài về hạt giống để các bạn tham khảo. Giá hạt giống đạt chuẩn để nhân giống cho cây sau này phát triển lõi gỗ tốt và ít bị bệnh, tại Ấn Độ đắt gấp 8 lần hạt giống thường. Mà đưa về quá 2 kg mà hải quan bắt được là ngồi bóc lịch 6 tháng.

21167220845_5170b0ff43_o.jpg



21175064301_9066277948_o.jpg
cho e hỏi a còn hạt đàn hương k anh chia lại cho e vài hạt trồng ạ số dt 0944 042 145
 
anh vũ thoại còn hạt giống hay cây Đàn hương nhỏ không để cho em một ít. E tìm hiểu thấy trên mạng rao bán nhiều nhưng không biết có thật giống không nữa. E có ông anh trồng gỗ Cẩm lai đến năm nây đã được 5 năm nhưng vừa rồi mới biết đó là Muồng ràng ràng.
 
anh vũ thoại còn hạt giống hay cây Đàn hương nhỏ không để cho em một ít. E tìm hiểu thấy trên mạng rao bán nhiều nhưng không biết có thật giống không nữa. E có ông anh trồng gỗ Cẩm lai đến năm nây đã được 5 năm nhưng vừa rồi mới biết đó là Muồng ràng ràng.
a có cần hạt gỏ đỏ, gụ lau, và căm xe không e có bán ạ giá mềm cho a e trồng rừng ạ. điện thoại 0944 042 145 zalo.thank ạ
 
nếu anh Dư có hạt trắc đỏ, cẩm lai thì để cho tôi một ít. Nhà thì không có nhiều đất nhưng lại thích trồng nhiều loại cây, mỗi thứ một ít để sưu tầm.
 
E có 1 ít đất muốn trồng mà nghe các bác nói e sợ rồi ạh.hjjj
 
Như chúng ta biết, cây đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Rất nhiều bạn viết thư cho tôi hỏi về việc nên trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

55e90f660eca5.jpg

Tác giả bên cây đàn hương trắng được bảo vệ bằng thép gai và bê tông tại Ấn Độ

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:
  1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% - 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

2. Cây đàn hương đỏ


55e91033a9872.jpg


Tác giả đang kiểm tra cây đàn hương đỏ, cây rất to nhưng không có lõi.

a. Tên khoa học:
Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% - 40%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại cây đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

TS. Vũ Văn Thoại

Viện nghiên cứu cây đàn hương
Em chào anh!
Em tên Tuấn Anh, quê ở Hưng Yên ạ. Thời gian vừa qua em cũng đọc nhiều bài viết cuả anh về cây Đàn Hương. Em cũng rất muốn trồng, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, và em cũng băn không biết cây có thích hợp ở ngoài bắc không. Vậy em nhờ anh có thể tư vấn giúp em chi tiết được không ạ.
Địa chỉ mail của em : danganh163@yahoo.com.vn
Hoặc anh có thể cho em xin số đt để em đt trực tiếp nói chuyện với anh được không ạ, nếu anh không thấy phiền ạ.
Em cảm ơn anh nhiều!...
 
Em chào anh!
Em tên Tuấn Anh, quê ở Hưng Yên ạ. Thời gian vừa qua em cũng đọc nhiều bài viết cuả anh về cây Đàn Hương. Em cũng rất muốn trồng, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, và em cũng băn không biết cây có thích hợp ở ngoài bắc không. Vậy em nhờ anh có thể tư vấn giúp em chi tiết được không ạ.
Địa chỉ mail của em : danganh163@yahoo.com.vn
Hoặc anh có thể cho em xin số đt để em đt trực tiếp nói chuyện với anh được không ạ, nếu anh không thấy phiền ạ.
Em cảm ơn anh nhiều!...
 
Mình cũng cần thông tin về cây đàn hương này, nhờ anh Thoại gửi giúp tài liệu về kỹ thuật trồng và báo giá + địa chỉ cung cấp hạt giống và cây going nhé. Địa chỉ email của mình: dungchichau@gmail.com
Cám ơn anh nhiều.
 
Mình cũng cần thông tin về cây đàn hương này, nhờ anh Thoại gửi giúp tài liệu về kỹ thuật trồng và báo giá + địa chỉ cung cấp hạt giống và cây going nhé. Địa chỉ email của mình: dungchichau@gmail.com
Cám ơn anh nhiều.
Em cũng liên hệ bác ấy nhiều nhưng giờ toàn chiến dự án khủng nên chẳng còn giống cho khách nhỏ lẻ
 
Dear các anh,
Em có xem về giá trị của cây đàn hương quê em ở Quảng BÌnh không biết có trồng được loại cây này không? Em có nhu cầu mua khoảng 100 cây trông thử nghiệm. Các anh có thể tư vấn được không ạ.
Trân trọng
 
Anh Thoại cho em hỏi mua cây giống ở đâu vậy anh?
»
mình thấy bên vườn đang sắp xuất 1 đợt giống đây b
Nhà vườn nào cho mình số điện thoại lên hệ bạn nhé, cây bạn lên đẹp quá bạn mua giống ở đó a?
 
Xin cho hỏi Ts Thoại và các kỹ sư mình chọn cây Me thái làm cây ký chủ lâu dài cho Đàn hương có được k và cách bố Đàn hương xung quanh cây ký chủ lâu dài sao cho phù hợp đảm bảo để tạo lõi cho đàn hương nhiều. Nhớ các chuyên gia tư vấn! Email của tôi:
huukhoidoan@gmail.com
»
Tên của tôi là Đoàn Hữu Khởi khi tham gia ý kiến lại có tên gionghoangdan. Hiện nay đàn hương tại Việt nam chữa có đầu ra. Từ đó, những người trồng ĐH không khỏi băng khoăng. Sau này biết có hành lang pháp lý, có quy định của NN, có cơ sở thu mua ĐH hay không, để cây ĐH có đầu ra trong tương lai.
 
Last edited by a moderator:
Theo nhiều cơ sở - thì hầu hết giống cây nào cũng có giá trị. Nhưng quan trọng là giúp bà con tìm được đầu ra.
Trồng được - Nhưng bán ở đâu? Tất cả những con số thống kê chỉ dựa trên những vườn tiêu biểu.
giong dan huong cũng không ngoại lệ.
 


Back
Top