Cây gõ mật

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Tên địa phương: Gõ mật.
Tên khoa học: Sindora cochinchinensis H.Baill.
(Sindora siamensis  Teysm ex Miq)
Họ thực vật: Caesa lpiniaceae.

Mô Tả cây:</font /></b />Cây gỗ lớn, thường xanh, thân cột cao 30 – 35m, chiều cao dưới cành 15 – 20m, đường kính 0,8 – 1m. Tán xoè hình ô, cành lá rườm rà. Vỏ ngoài màu nâu sẫm có điểm đốm xám, đốm đen, nứt ngang và dọc, sau bong thành mảnh.
Lá kép lông chim chẵn từ  6 – 8 lá, có dạng hình trái xoan hoặc bầu dục.
Hoa to, màu đỏ nhạt. Quả gần tròn, có mũi nhọn,  dẹt, có gai thẳng. Quả chỉ có 01 hạt. Hoa nở khoảng tháng 1 đến tháng 3, chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 8.
Phân bổ và sinh thái:
Là loài cây ưa sáng, thuộc loài cây dễ tính, mọc được những nơi đất nghèo dinh dưỡng, đất đá không ngập nước. Cây sinh trưởng thuộc loại trung bình.
Mọc nhiều ở các tỉnh Gia Lai. KonTum, Đắc Lắc, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai. Riêng ở vùng núi của tỉnh An Giang, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui, xã Châu Lăng huyện Tri Tôn.
Đặc điểm gỗ và công dụng.
Gỗ màu hồng có vân nâu, chónh thẫm lại. Giác màu nhạt hơn, vòng năm khó nhận ra trên mặt cắt. Gỗ rất cứng, nặng, ròn, nhưng rất bền, kể cả khi để ở ngoài trời nắng hay ẩm, không bị mối mọt. Gỗ mịn, dễ cưa, dễ chế biến, sử dụng lâu thì lên nước bóng rất đẹp.
Gỗ được ưa chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc dân dụng, làm đồ trạm trổ. Gổ mau khô, không co.
Tỷ trọng từ 0,9 – 1,1.
Tình trạng:
Là loại gỗ được xếp vào nhóm I, nhưng bị khai thác kiệt. Hiện nay, trong tự nhiên cây gõ mật có đường kính lớn không có, chủ yếu là những cây tái sinh sau nương rẫy, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui.
Từ những năm 1977, Lâm trường Bảy núi thuộc Ty Lâm nghiệp tỉnh An Giang (tên gọi trước đây) đã gieo ươm để gây trồng loài cây gỗ có giá trị kinh tế nầy, nhưng không thành công. Hiện tại có 01 cây, do hộ dân cư ngụ tại phường Châu Phú A (đường vành đai) thị xã Châu Đốc, tự xin cây của Lâm trường về trồng đã đạt đường kính trên 0,3m, cao trên 10m, có thể nói đây là cây gõ mật được gây trồng lớn nhất trong tỉnh.
Giải pháp bảo vệ:
Cần phổ biến rộng trong cộng đồng dân cư về hình ảnh, công dụng của loài cây gỗ quý hiếm này để cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn gen quý hiếm cho thế hệ mai sau.
Kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn cần xử lý nghiêm tình trạng lên rừng chặt cây làm củi, tiến tới chấm dứt hẳn tệ nạn này, để bảo vệ nguồn gen quý hiếm đang tái sinh và phát triển mạnh trên núi Nam Qui.
 
<i>Nguồn:</i>
<i>* Cây gỗ rừng Việt Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp 1981, tr 76</i>
<i>* Cây gỗ trong kinh doanh, Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Nông    nghiệp-1990, tr 9.</i>
</td /></tr /><i>Bành Thanh Hùng , Chi cục Kiểm lâm An Giang</i></b>
</td /></tr /></tbody /></table />
 


Last edited:


Back
Top