Cây Hông: Xin thông tin về các trường hợp thất bại khi trồng

  • Thread starter A hung xa dieu
  • Ngày gửi
Xin thông tin những trường hợp thất bại của cây Hông
Xin chào các bạn, Tôi có dự định trồng cây Hông (Paulownia) với quy mô thử nghiệm 5 ha, tại vùng đất Tuy phong, Bình Thuận. điều kiện thổ nhưỡng đất xám bạc màu trên phù sa cổ, độ dốc khoảng 10-30%. Có mặt sông lớn nên thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu trong mùa nắng gắt.
Nghiên cứu thông tin trên internet, thấy ca ngợi nhiều lắm, nên chủ đích là tôi muốn tìm được những người đã thực sự trồng cây này với thời gian trên 6 năm, và đã thất bại do không hiệu quả. nhằm rút kinh nghiệm và có một cái nhìn đúng và cẩn trọng trong việc phát triển loại cây trồng này.
Tôi đã gặp 2 trường hợp chủ vườn trồng Hông, Một người là Việt kiều Úc, nhập giống cây này về trồng ở Bình dương từ năm 2002. Thời gian đầu lớn rất nhanh, thời gian sau 3 năm thì lớn rất chậm, và sau đó không lớn nữa. năm thứ 10 rồi mà đường kính thân chỉ 25cm. Lý do cơ bản: công nghệ trồng lúc bấy giờ là cắt khoanh gỗ, mang về trồng, 8 tiếng phải bơm phân tưới nước, như chăm con mọn.
Trường hợp thứ hai là tại Daklap, Daknong. Ông chủ vườn trồng khoảng gần 2 ha. Năm 2004 (đến nay là 7 năm tuổi), giống lấy từ chương trình trồng thử nghiệm của Bô Nông nghiệp phối hợp với Úc (ươm từ hạt có xuất xứ Úc). Lúc tôi đến thì chủ vườn đang cưa, đoạn dưới làm nọc trồng tiêu, đoạn trên bán xô cho mấy trại cưa họ làm ván đóng thùng với giá rẻ mạt 150,000/m3 gỗ tròn. Đường kính các cây ở đây đa số là 20cm- 30cm. cá biệt có một số cây có đường kính 50cm. nhưng ít và không đồng đều. Lý do cơ bản ở đây theo Ông chủ vườn nói là do trồng không có kỹ thuật, chỉ trồng ban đầu và không chắm sóc. Vì trồng trong vườn café nên hưởng nhờ nước tưới cây café mà thôi. Sau này cây bị con ve ve đục vào thân gỗ, xem xét thì thấy khoảng 1,5m-2m là có một lỗ ăn từ ngoài vào trong sâu khoảng 8-12cm. Kể như vườn cây Hông bị mất giá trị và phải đốn bỏ làm nọc tiêu.
Cả hai vườn này khi trước rất nhiều người đến thăm và chụp hình ảnh, vì trong khoảng thời gian dưới 3 năm, cây lớn rất nhanh.
Trên đây là 2 trường hợp tôi đã đến tận nơi tham quan học kinh nghiệm, hiện nay còn đang tìm thêm thông tin để tìm hiểu nguyên nhân thất bại để rút kinh nghiệm và đồng thời thành tài liệu cho mọi người nếu muốn bắt đầu tìm hiểu để trồng loại cây này. Nếu bạn nào biết thông tin cụ thể, cho tôi xin thông tin để đến và tìm hiểu thêm nhé. Hoặc các chuyên gia về cây Hông có thể lý giải thêm về lý do thất bại của hai trường hợp điển hình nêu trên, và hiện nay đã có cách khắc phục hay chưa?
Xin cám ơn.
 


Cám ơn vì những thông tin bạn đưa lên. Đây có lẽ là thông tin trái chiều đầu tiên trong vấn đề cây hông.
Rất mong các công ty đã và đang bán giống cây này lên tiếng.
Hi vọng cây hông ko đi vào vết xe đổ của cây jatropa!
 
Thực sự thì Cây Hông vẫn là một loại cây hiệu quả ở nhiều nước, tuy nhiên ở nước ta cần có những thực nghiệm cụ thể, và có hướng nghiên cứu để cây Hông phát triển tốt, đồng thời có cách phòng và trị bệnh cho cây.
Hiện nay đa phần các công ty kinh doanh giống cũng chỉ đang ở mức 1-3 năm, mà thời gian này thì Paulownia phát triển nhanh lắm, ai nhìn cũng mê. nhưng bài toán để lấy gỗ với đường kính cây tối thiểu 50cm, thì chưa thấy rõ, cũng có cây đạt đường kính 50-60cm, tuy nhiên chỉ là cá biệt, chiếm tỉ lệ nhỏ trong rừng trồng.
Theo tìm hiểu riêng của tôi (có thể chưa đầy đủ, hoặc là tôi tìm chưa ra), thì các công trình thực nghiệm bắt đầu trong thời gian 2002-2006 chưa thấy người nào chủ trì thực nghiệm mà đến giờ vẫn phát triển loại cây này, hoặc là họ đã chuyển qua loại cây trồng mới, hoặc là số điện thoại của họ không liên lạc được nữa. Do vậy nếu bạn nào có thông tin cụ thể về những người đã chủ trì, hoặc tham gia trồng thực nghiệm giai đoạn 2002-2006 thì cho tôi biết, tôi sẽ liên lạc và tìm hiểu thêm, nhằm rút kinh nghiệm cho các dự án Paulownia sau này của tôi và của tất cả mọi người đã và đang quan tâm đến nó.
Thanks
 
Tinh thần là hiện nay chờ hoài mà không thấy bác nào cho thông tin, lẫn các bác bán giống cũng lặn mất tăm.
Vừa rồi tôi có liên lạc công ty giấy Viễn đông, họ được chuyển giao công nghệ từ trường ĐH Cần thơ, dự án của họ vài trăm ha trên Lâm đồng. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở việc khai thác làm nguyên liệu giấy trong chu kỳ 3 năm. nếu chỉ làm giấy thì mua giống cây với giá 13,000/ cây thì đắt quá. chắc phải tự ươm từ hạt mới có ăn.
Hoặc là sau 3 năm khai thác, nhưng để lại những cây nổi trội về độ lớn (chắc chỉ khoảng 5% trên tổng số) để làm gỗ sau này các bác nhỉ?
 
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
*
Ai có gạo có tiền, muốn trông cây Hông rất dễ, rất thành công,
mặc dàu sau đó lỗ vốn chỏng gọng. Trồng cấy thành công không
có nghĩa là có lời nhiều, và kinh doanh có lời không cần phải
trồng cấy thành công. Tuy vậy, kinh doanh có lời mới thực sự
là thành công, và có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống. Cũng vì
lẽ đó, người có gạo có tiền không mấy khi mạo hiểm làm những
nghiên cứu có vẻ viển vông xa vời thực tế. Chỉ có ngưòi không
gạo không tiền mới mộng tưởng cao xa thôi.
*
 
Thêm thông tin về thị trường gỗ Hông
Qua lân la với các cánh buôn gỗ và thợ mộc, cái quan niệm về gỗ của chúng ta khác, và cách sử dụng cũng khác. Ở nước ta, gỗ chủ yếu sử dụng trong đồ nội thất và trong xây dựng. Do vậy thị trường chuộng gỗ chắc và nặng tay. VD: một bộ bàn ghế khiêng lên thấy nặng tay, đánh giá gỗ đó là gỗ tốt, lâu năm. Còn gỗ nhẹ như gỗ Hông ít được sử dụng. mà nước ta chưa có thị trường cho gỗ Hông làm ốp tàu thuyền, ván trượt.
Còn về cây Hông làm nguyên liệu giấy, nghe nói hiện nay Việt nam chưa có thiết bị băm gỗ cây Hông, vì sớ nó dai. nên thiết bị rất đắt tiền. vả lại Việt nam không có sản xuất tiền đô... heheheheh. cho nên thị trường cho cây Hông phải từ từ nghiên cứu
 
Bạn nói không đúng rồi.
*
Thứ nhất, không phải nặng là gỗ tốt. Bằng chứng
hoành phi, câu đôi làm bằng Hoàng Tâm, là gỗ rất
nhẹ. Hoàng Tâm có nghĩa là Ruột Vàng, gồm Mỡ, Dổi,
De, Mít, trong đó Mít nặng nhất. Các cụ nhà giàu
cũng rất thích được chôn trong cỗ áo Hoàng Tâm.
Sau Hoàng Tâm, thì gỗ Xoan cũng khá nhẹ. Trong các
gỗ họ Dẻ, Sồi, thì Sồi Bộp nhẹ nhất, màu trắng,
được xếp loại 5, trong khi đó chỉ có vài loại Dẻ
khác cũng được xếp loại 5, còn lại mấy chục loại
Dẻ thường thì loại 6 và loại 7. Bạn không ở trong
nghề thợ mộc, lại không học hỏi các cụ già nhà quê
nên không biết điều này.
*
Điều thứ hai, gỗ Hông vốn là gỗ bản địa ở vùng núi
Việt Bắc, nhưng bà con không xài, vì nó bị mối mọt
ăn dữ lắm. Hầu hết các loại gỗ được miền Xuôi ưa
chuộng là những gỗ bà con miền núi chọn xài trước,
chứ không phải chính phủ hay người miền xuôi dạy
bà con miền núi gỗ nào tốt gỗ nào xấu.
*
Điều thứ 3, tiền đôla của Mỹ làm bằng vài quần áo
cũ xé ra, nên thực chất của nó là làm bằng bông.
Thành phần của bông hơn 90% là Cenlulo, trong khi
gỗ tốt thì chỉ được 70-80% cenlulo thôi.
*
 

Thực tế thì hiện nay ở Việt nam, nhu cầu gỗ cho các việc thông dụng như: xây nhà, làm vật dụng nội ngoại thất. VD gỗ xẻ làm kết cấu chịu lực như cột, xà gồ là loại gỗ nặng, có tỷ trọng lớn, khả năng chịu nén, uốn cao. và kết cấu bao che như làm cửa đi, cửa sổ cũng phải là loại gỗ nặng, khi đóng cửa vào nghe âm thanh trầm đục cảm thấy chắc chắn và bền. Căm xe thì rất được ưa chuộng, kế đến là xoan đào…. Gỗ làm vật dụng nội thất cũng vậy, cái bàn cái ghế phải nặng tay mới chuộng.

Thị trường theo yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu người tiêu dùng. Gỗ có tỷ trọng lớn được ưa chuộng hơn loại gỗ có tỷ trọng nhỏ. Đó là nói về nhu cầu sử dụng cơ bản và thông dụng của gỗ với số lượng lớn.
Còn nhu cầu gỗ để làm hoành phi, câu đối, điêu khắc gỗ hay phù điêu gỗ là các công việc thiêng về tính Mỹ thuật chạm trổ, lại yêu cầu gỗ mềm để dễ thao tác, và cũng phải có tính chất chống được mối mọt. Tuy nhiên cái làm nên giá trị cao của nó thì không phải do nặng hay nhẹ, mà do các đặc tính khác như: gỗ có hương thơm dễ chịu, hoặc là có đặc tính chống côn trùng, sát trùng không khí, hoặc là có vân đẹp, màu sắc đẹp… và một đặc tính quan trọng nữa là tính chất Phong thủy của loại gỗ đó. VD như gỗ sưa.
Nghe Bác anhmytran nói tiền đô Mỹ làm từ quần áo cũ, nghe lạ quá. Nên có tìm hiểu thông tin thêm thì thấy rằng: Tiền USD làm từ chất liệu đặc biệt mà hiện nay là bí mật quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên thành phần chính của nó vẫn là giấy và có pha cotton. (tài liệu wikipedia.org và baomoi.com).

Chính phủ và các tổ chức chuyên môn ngành lâm nghiệp luôn tìm tòi các loại cây cho gỗ có phẩm chất tốt trên thế giới, để nghiên cứu xem có nên trồng tại Việt nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và thực nghiệm nhất thiết phải kéo dài theo suốt thời gian sinh trưởng của cây để có kết luận chính xác.
VD: Cây Hông (Paulownia). Bộ Nông nghiệp đã phối hợp với các quốc gia đã trồng phổ biến như Australia và Nhật để nghiên cứu và trồng thực nghiệm. quá trình trồng thực nghiệm kéo dài trong khoảng 7 năm, phân ra nhiều giai đoạn. Trong 2 năm đầu, cây phát triển rất tốt, các cơ quan báo chí nhảy vào khen ngợi, tuyên truyền. Các cơ sở ươm giống quảng cáo tràn ngập internet. Vậy là mọi người đổ vào trồng Hông. Sau khi hoàn tất quá trình thực nghiệm 7 năm, lúc này Bộ Nông nghiệp mới có kết luận và khuyến cáo không nên phát triển mạnh loại cây này vào giai đoạn này, cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về giống lẫn khắc chế sâu bệnh. Nhưng các khuyến cáo này bị che lấp bởi hàng loạt thông tin cũ về siêu lợi nhuận của nó. Rõ ràng, gỗ cây Hông có phẩm chất tốt cho một số ứng dụng. Tuy nhiên các ứng dụng đó đã phổ biến ở nước ta hay chưa? Hay nói cách khác, các ứng dụng đó có tạo được một thị trường hàng hóa chưa. Và thứ 2: việc trồng Hông ở Việt nam có thuận lợi hay không (mức tăng tưởng, kháng sâu bệnh...).
Nếu việc nghiên cứu và thực nghiệm ở cấp quốc gia cho kết quả tốt. và nhà nước khuyến khích trồng, thì lúc này quả thật cây Hông sẽ trở lại vị thế cây vua trong ngành lâm nghiệp. Tôi vẫn tin về lâu dài, chúng ta sẽ tiếp tục trở lại với cây Hông.
 
"Tiền làm bằng Giấy pha Coton" thì không ra tiếng Việt.
Phải nói Giấy để làm tiền là Giấy tốt, làm bằng Bông.
Còn cụ thể từ Bông ở đâu ra, pha chế thế nào, thì là
kỹ thuật riêng tư của nhà sản xuất. Trong lịch sử được
ghi chép, chỉ có chính phủ Phát Xít Đức đã làm giả
đồng Bảng của Anh, mà cũng chỉ làm mấy lần, mỗi lần có
số lượng nhất định. Tiền giả đó làm như thật, không ai
có thể phân biệt, và lúc đó, trên thế giới xài tiền của
Anh và tiền giả của Đức, không ai biết chuyện tiền giả.
*
Ngoài tiền giả thứ thiệt đó ra, các tiền giả khác, chỉ
cần người mù sờ vào, sẽ biết ngay là tiền giả, vì chất
giấy không đủ tốt như giấy đồng tiền thật.
*
Kiến thức trên, tôi thu lượm được từ lâu, không cần coi
lại wiki. Nếu wiki khác, thì nó viết kém.
*
 
Cho baby sọc dưa chút:
Em có ông bạn già sống bên Mỹ - Seattle. Hắn làm nghề in ấn hay vật tư tin ấn gì đó. Nói là tiền Mỹ được làm bằng bột gỗ của loại cây đặc biệt. Khi trồng nó cho lá màu vàng rực rỡ. Nhìn thoáng qua là thấy sự hiện diện của cây đó. Và nước Mỹ cấm trồng cây đó trên diện rộng, chỉ cấp phép cho 1 cá nhân hay tổ chức trồng vài cây làm kiểng chơi thôi (trừ khu dự trữ cho chính phủ trồng lấy bột giấy làm tiền).
Nghe nói vậy, đúng sai thì ko có điều kiện để kiểm tra.
 
Chà! Có bà con nào biết mấy chuyện bên lề về việc tiền giả kể nghe chắc khoái lắm! Bởi các hãng in tiền, ngoài in tiền thật, họ còn có một bộ-phận không có liên-quan gì đến chuyện in tiền thật, mà lại có nhiệm-vụ ngược lại : làm ra tiền giả!
Hãng họ phải cố làm giả những tiền do họ vừa được mướn in, từ : giấy, mực, hình nổi, hình chìm và cả lằn kim-tuyến nằm giữa cái miếng giấy tiền thật mỏng nữa! Nếu họ làm giả được, thì kẻ gian cũng làm giả được.

Nói đến lằn kim-tuyến, tui móc bóp ra tìm sợi kim-tuyến như trước đây tui vẫn thường làm, nhưng không còn thấy, bởi tiền tui đang dùng được chế bằng Polymer!
 
Chưa thấy ai bán được gỗ cây hông

Nói về tốc độ phát triển thì cây hông có nhanh, nhưng nó lại không thể chịu được môi trường khác nghiệt.
 
Ở Nhật, từ ngày xưa cây gỗ hông đã được dùng để làm tủ đựng vải và quần áo do tính chất của gỗ hông là ít bị mối mọt, ít co rút. Tủ gồm nhiều ngăn kéo rất dài, đặc biệt chỉ dùng mộng, không dùng đinh (kể cả đinh tre). Hiện tại người ta vẫn thích dùng loại tủ này. Vì gỗ rừng không đủ đáp ứng nhu cầu nên ở một vài nơi người ta cũng đang hô hào trồng cây gỗ hông.
Tin lấy trên TV :)
 
Nhưng cũng công nhận chất lượng gỗ tốt, tôi đi thực tế ở Daknong, có xin về một khoanh gỗ đường kính khoảng 45cm. Gỗ nhẹ, dai, hì hụi lấy quẹt đốt thử, thấy nám đi thôi, chứ khó cháy. So với gỗ loại khác kê vào lửa một chút là bén rồi.
 
các bác nói chuyên tây ta e cóc hiểu j hết hihi. ai dùng làm j mặc kệ riêng e đang trồng cây hông làm trụ tiêu sống. e thấy cây ptrien nhanh và tiêu bám tốt. sau này nếu giá cao thi e bán băng ko e làm củi hihi(nge nói khó cháy lắm) e thường xuyên tưới nên cây 3 năm đã đạt 25cm. mà thưa các bác giá cây giống bây giờ chỉ 4000/cây thôi ah. tại viện eakmat tây nguyên.
đôi điều góp ý có j ko phải các tiền bối bỏ qua cho e
 
3 năm đạt 25 cm, nếu đúng bạn đo ở độ cao 1m thì người ta quảng cáo cây này LỚN NHANH đâu có sai.
 
cây này lớn rất nhanh bạn ah. 6 tháng mùa mưa chăm sóc tốt cây đã cao 3m rồi đó( cỡ cây đu đủ) nhưng phải chống và tỉa cành vì khi con nhỏ thân cây rỗng mà gặp gió mạnh là đi luôn.
 
Viện Eakmat Tây nguyên chỗ bạn mua giống ở đâu vậy? tra trên mạng không thấy Viện, chỉ thấy công ty Eakmat. Không biết phải không. Mình cũng muốn trồng làm đường băng chống cháy cho dự án. Mấy công ty giống rao giá chát quá. Bạn cho xin địa chỉ hoặc số điện thoại Viện EAKMAT Tây nguyên giúp nhé. Thanks
 
vien eakmat tây nguyên ở tp banmethuat đó bạn ah. thưc ra bây giờ người ta gọi là
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên(The Western Highlands Agro-Forestry Scientific and Technical Institute - WASI )
tron.gif
Địa chỉ: Xã Hoà Thắng - tp Buôn Ma Thuột -Tỉnh DakLak
tron.gif
Điện thoại: (050)862022
tron.gif
Fax: (84-50)862097
tron.gif
Email: viennlnt@dng.vnn.vn
bạn liên hệ thử nhé vì mình cũng mới mua 4000 cây hồi tháng 3 năm nay giá chỉ 4000/cây thôi.
 


Back
Top