Cây muồng đen - mô hình nông lâm kết hợp

Những năm gần đây, hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các các nhà vườn. Tuy nhiên hồ tiêu cũng có những rủi ro nhất định khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi đó chi phí đầu tư cho hồ tiêu luôn làm nhiều người muốn trồng nhưng “mơ không nổi”.

Từ những thực tế đó, các nhà khoa học, công tác khuyến nông không ngừng nghiên cứu và đưa ra mô hình trồng tiêu bằng trụ cây sống đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu tư thấp phù hợp với mọi người. Đối tượng cây trồng được chọn làm trụ tiêu cũng khá đa dạng cũng như tính 2 mặt của các loại cây “trụ sống” này.

Gòn có ưu điểm là ít tán (ít tốn công phát tán), dễ trồng, phát triển nhanh nhưng thân trơn dây tiêu khó bám vào thân gòn nên đòi hỏi cần phải buột dây tiêu vào thân gòn (rất tốn công); Keo gỗ thì khó sống khi bị tỉa ngọn; Xoan đỏ thì tán nhiều; … và người ta đã chọn nhiều đối tượng trong đó có cây muồng đen.

Muồng đen hay muồng xiêm (Senna siamea) là cây họ đậu (Fabaceae) cây thân gỗ, lá kép lông chim một lần chẵn; là cây chịu hạn tốt. Muồng đen được xếp vào gỗ nhóm 1 rất tốt. Lõi khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ.

large_gal_49472_51afeedea282c.jpg

Gỗ muồng (ảnh Internet)
Với những đặc điểm như vậy, muồng đen được dùng để là trụ tiêu; cây chắn gió cho café, hồ tiêu,... theo mô hình nông lâm kết hợp.

Cách gieo trồng và chăm sóc muồng đen.

Muồng đen là cây có khả năng tái sinh mạnh. Lợi dụng đặc điểm này người ta có thể tiến hành giâm thân cây muồng theo hình thức nhân giống vô tính.

Cách làm như sau: chọn những thân cây đang sinh trưởng tốt, không sâu bệnh rồi tiến hành khoanh bỏ một đoạn vỏ của cây để tạo sẹo (do sự tái sinh mạnh của cây nên khả năng tạo sẹo cũng rất lớn). Sau khi khoanh bỏ vỏ khoảng 1 tháng sẹo sẽ hình thành. Lúc này có thể tiến hành cắt cây đưa về vườn giâm hoặc trồng để làm trụ tiêu, trụ hàng rào. Chú ý tưới ẩm và che mát cho cây giai đoạn đầu để cây không bị mất quá nhiều nước dẫn đến chết thân. Có thể dùng chế phẩm keo liền sẹo để bôi lên các vết cắt nhằm giúp quá trình phát sẹo nhanh hơn và đồng thời làm liền vết cắt tránh bị các mầm bệnh xâm nhập cũng như mất nước từ trong thân.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiến hành nhân giống bằng hạt. Hạt muồng già và chín vào khoảng tháng 2- 4 âm lịch. Chọn những hạt khoẻ, mọng (căng chắt) để làm giống. Sau khi chọn được hạt giống tiến hành phơi nhẹ (không phơi ngoài trời nắng gắt) để hạt khô đều và phôi phát triển hoàng thiện tránh làm tổn thương phôi hạt.
Bước tiếp theo là phá trạng thái ngủ của hạt. Với tất cả các loại cây trồng; nhất là với những cây “hoang dã” thì trạng thái ngủ của hạt là biện pháp giúp bảo vệ và duy trì nòi giống. Cây muồng cũng không ngoại lệ. Hạt muồng có thể tồn tại ở trại thái ngủ tự nhiên 2-5 năm mà không hư hỏng.

Có thể phá trạng thái ngủ của hạt bằng các cách sau: dùng nhiệt độ (ngâm nước ấm 600C thời gian 2 giờ) hay dùng acid Nitrice liều 5%, acid sulfurice và các loại hoocmon kích thích.

Sau khi phá trạng thái ngủ của hạt, ta tiến hành kích thích quá trình nảy mầm của hạt bằng các chế phẩm như Antonic (2,4D) liều 2ml/l hay GA3 liều 2-5ppm,… rồi ủ hạt trong thời gian 48 – 72 giờ hạt sẽ bắt đầu nứt nanh.
Khi hạt nứt nanh ta tiến hành cấy hạt vào bầu đất đã chuẩn bị sẳn. Bầu lớn hay bé tuỳ vào lịch trồng cây mà ta đã xây dựng từ trước. Cấy mỗi hạt vào 1 bầu rồi tưới nước và duy trì độ ẩm khoảng 68%. Sau 5 ngày cây sẽ nảy mầm như hình sau:
IMG_0114.JPG


IMG_0116.JPG


Và đây là hình ảnh về hạt giống
IMG_0122.JPG

Chăm sóc cây trong bầu đất, đặt trong vườn ươm khoảng 2-5 tháng thì có thể đem ra trồng được.

Để trồng làm trụ tiêu bằng cây ươm từ hạt có thể tiến hành trồng cây muồng trước 1-5 năm trước khi bắt đầu trồng tiêu vào.

Để trồng muồng làm cây chắn gió ta có thể trồng 1 hoặc 2 hàng tuỳ vào mức độ và yêu cầu từng vùng. Nếu trồng 2 hàng thì cây cách cây 2m; 2 hàng so le nhau sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi trồng 10-15 năm có thể tiến hành khai thác gỗ như một sản phẩm phụ mang lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ.

Đây hứa hẹn là một mô hình nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả kính tế cũng như lợi ích môi trường trong tương lai không xa.

Chú ý:

Muồng là cây họ đậu nên trồng cây muồng không làm xấu đất, không xói mòn nhưng cây muồng dễ bị sâu tất công. Cần có quan sát kịp thời và biện pháp trừ hiệu quả để đạt năng kết quả tốt. Có thể dùng hạt long não (loại đặt trong tủ quần áo) để treo lên trên ngọn cây. Mùi hương long não góp phần hạn chế bướm vào đẻ trứng. Mỗi năm nên thay hạt long não 1 lần sau khi kết thúc mùa mưa.
THIÊN LÝ
 


Last edited:
gỗ bọ cạp (không phải là bọ cạp nước) đẹp và cứng lắm đó bác. cây này lá nhìn cũng như muồng nhưng nhỏ hơn.tây nguyên đang mùa hoa của nó.
bác có cái hình nào của cây bọ cạp cho e xem với, e trên Lâm Đồng mà không biết cây này.
 
bác có cái hình nào của cây bọ cạp cho e xem với, e trên Lâm Đồng mà không biết cây này.
cây này cách đây 10 năm chỗ mình không ai dùng. từ hồi có phong trào chơi lộc bình và người ở nơi khác đến mua gỗ này mới có giá như vậy. gỗ khá cứng nặng, vân đen..nhà vợ mình cũng có mấy tấm gỗ này. còn cây thì nhiều lắm khi nàod rảnh mình chụp ảnh gởi cho bạn coi.chắc giờ cây đang có trái
 
Có mấy loại Muồng theo sự phân loại của thợ Mộc.
Muồng thì phân loại theo Lâm Nghiệp là loại 3 loại 4
chứ không được là loại 1. Vậy thì nó không phải loại
gỗ quý. Chỉ là loại gỗ tốt thôi.

Tôi đã xẻ và đóng đồ bằng gỗ Muồng rồi. Nó khá cứng,
và thớ khá xoắn. Nhất là gỗ Muồng Gân. Tuy thế, mình
nhận xét theo con mắt thợ Mộc, chứ không phải nhà trồng
rừng, nên có thể một giống Muồng mà chất gỗ khác nhau
bị mình phân chia làm nhiều loại gỗ Muồng. Chất gỗ khác
nhau tùy theo chất đất, mưa nắng, và năm tháng. Đất xấu,
nắng hạn, có tuyết, và trăm năm thì gỗ tốt. Đất tốt, mưa
gió thuận hòa, chỉ hai chục năm, thì gỗ xấu. Thợ mộc cứ
thấy gỗ tốt, thì gọi là Muồng Gân, thấy gỗ xấu thì gọi là
Muồng Trơn, có thể chúng cùng một giống mà thôi.

Còn lý lẽ nói cây Muồng trồng bằng cách giâm cành tốt hơn
cách ươm hạt thì tôi không mấy tin tưởng. Đương nhiên khoa
học kỹ thuật ngày nay có thể lấy một mẩu lá mà nuôi lên
một cây gỗ cứng cao to hàng mấy chục mét, nhưng ở trình độ
kỹ thuật dân thường, thì giâm cành không phải là cách trồng
rừng lấy gỗ.
 
Go muong la Nhom go loai I do may bac. Phần lõi cây làm hàng rào là số 1: không bị mối, mọt ăn, không bị anh hưởng bởi mưa gió....Giá thành lại rẽ: khoảng 15 triệu/m3. Trồng khoảng 30 năm thi có thể lõi được 30-40cm. Hiện tại giá thành của gỗ này còn rẽ là do cây này còn nhiều, lại dễ trồng, cây phát triển tốt dưới điều kiện thời tiết khắc nhiệt. Còn nếu các bác muốn trồng tiêu thì em khuyên các bác hãy tìm cây Long mức để trồng cây này phát triển nhanh, tiêu lại bám tốt, trồng cây Long mức khoảng 2-3 năm là có thể cho tiêu vào trồng được,
 
Những năm gần đây, hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các các nhà vườn. Tuy nhiên hồ tiêu cũng có những rủi ro nhất định khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi đó chi phí đầu tư cho hồ tiêu luôn làm nhiều người muốn trồng nhưng “mơ không nổi”.

Từ những thực tế đó, các nhà khoa học, công tác khuyến nông không ngừng nghiên cứu và đưa ra mô hình trồng tiêu bằng trụ cây sống đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu tư thấp phù hợp với mọi người. Đối tượng cây trồng được chọn làm trụ tiêu cũng khá đa dạng cũng như tính 2 mặt của các loại cây “trụ sống” này.

Gòn có ưu điểm là ít tán (ít tốn công phát tán), dễ trồng, phát triển nhanh nhưng thân trơn dây tiêu khó bám vào thân gòn nên đòi hỏi cần phải buột dây tiêu vào thân gòn (rất tốn công); Keo gỗ thì khó sống khi bị tỉa ngọn; Xoan đỏ thì tán nhiều; … và người ta đã chọn nhiều đối tượng trong đó có cây muồng đen.

Muồng đen hay muồng xiêm (Senna siamea) là cây họ đậu (Fabaceae) cây thân gỗ, lá kép lông chim một lần chẵn; là cây chịu hạn tốt. Muồng đen được xếp vào gỗ nhóm 1 rất tốt. Lõi khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ.

Xem file đính kèm 430
Gỗ muồng (ảnh Internet)
Với những đặc điểm như vậy, muồng đen được dùng để là trụ tiêu; cây chắn gió cho café, hồ tiêu,... theo mô hình nông lâm kết hợp.

Cách gieo trồng và chăm sóc muồng đen.

Muồng đen là cây có khả năng tái sinh mạnh. Lợi dụng đặc điểm này người ta có thể tiến hành giâm thân cây muồng theo hình thức nhân giống vô tính.

Cách làm như sau: chọn những thân cây đang sinh trưởng tốt, không sâu bệnh rồi tiến hành khoanh bỏ một đoạn vỏ của cây để tạo sẹo (do sự tái sinh mạnh của cây nên khả năng tạo sẹo cũng rất lớn). Sau khi khoanh bỏ vỏ khoảng 1 tháng sẹo sẽ hình thành. Lúc này có thể tiến hành cắt cây đưa về vườn giâm hoặc trồng để làm trụ tiêu, trụ hàng rào. Chú ý tưới ẩm và che mát cho cây giai đoạn đầu để cây không bị mất quá nhiều nước dẫn đến chết thân. Có thể dùng chế phẩm keo liền sẹo để bôi lên các vết cắt nhằm giúp quá trình phát sẹo nhanh hơn và đồng thời làm liền vết cắt tránh bị các mầm bệnh xâm nhập cũng như mất nước từ trong thân.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiến hành nhân giống bằng hạt. Hạt muồng già và chín vào khoảng tháng 2- 4 âm lịch. Chọn những hạt khoẻ, mọng (căng chắt) để làm giống. Sau khi chọn được hạt giống tiến hành phơi nhẹ (không phơi ngoài trời nắng gắt) để hạt khô đều và phôi phát triển hoàng thiện tránh làm tổn thương phôi hạt.
Bước tiếp theo là phá trạng thái ngủ của hạt. Với tất cả các loại cây trồng; nhất là với những cây “hoang dã” thì trạng thái ngủ của hạt là biện pháp giúp bảo vệ và duy trì nòi giống. Cây muồng cũng không ngoại lệ. Hạt muồng có thể tồn tại ở trại thái ngủ tự nhiên 2-5 năm mà không hư hỏng.

Có thể phá trạng thái ngủ của hạt bằng các cách sau: dùng nhiệt độ (ngâm nước ấm 600C thời gian 2 giờ) hay dùng acid Nitrice liều 5%, acid sulfurice và các loại hoocmon kích thích.

Sau khi phá trạng thái ngủ của hạt, ta tiến hành kích thích quá trình nảy mầm của hạt bằng các chế phẩm như Antonic (2,4D) liều 2ml/l hay GA3 liều 2-5ppm,… rồi ủ hạt trong thời gian 48 – 72 giờ hạt sẽ bắt đầu nứt nanh.
Khi hạt nứt nanh ta tiến hành cấy hạt vào bầu đất đã chuẩn bị sẳn. Bầu lớn hay bé tuỳ vào lịch trồng cây mà ta đã xây dựng từ trước. Cấy mỗi hạt vào 1 bầu rồi tưới nước và duy trì độ ẩm khoảng 68%. Sau 5 ngày cây sẽ nảy mầm như hình sau:
Xem file đính kèm 449

Xem file đính kèm 450

Và đây là hình ảnh về hạt giống
Xem file đính kèm 451
Chăm sóc cây trong bầu đất, đặt trong vườn ươm khoảng 2-5 tháng thì có thể đem ra trồng được.

Để trồng làm trụ tiêu bằng cây ươm từ hạt có thể tiến hành trồng cây muồng trước 1-5 năm trước khi bắt đầu trồng tiêu vào.

Để trồng muồng làm cây chắn gió ta có thể trồng 1 hoặc 2 hàng tuỳ vào mức độ và yêu cầu từng vùng. Nếu trồng 2 hàng thì cây cách cây 2m; 2 hàng so le nhau sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi trồng 10-15 năm có thể tiến hành khai thác gỗ như một sản phẩm phụ mang lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ.

Đây hứa hẹn là một mô hình nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả kính tế cũng như lợi ích môi trường trong tương lai không xa.

Chú ý:

Muồng là cây họ đậu nên trồng cây muồng không làm xấu đất, không xói mòn nhưng cây muồng dễ bị sâu tất công. Cần có quan sát kịp thời và biện pháp trừ hiệu quả để đạt năng kết quả tốt. Có thể dùng hạt long não (loại đặt trong tủ quần áo) để treo lên trên ngọn cây. Mùi hương long não góp phần hạn chế bướm vào đẻ trứng. Mỗi năm nên thay hạt long não 1 lần sau khi kết thúc mùa mưa.
THIÊN LÝ
 
hình ảnh gỗ muồng đen. miếng này em thấy trong rẫy ba vợ nên lượm về chụp lại. không biết cây bao nhiê năm tuổi, em chỉ biết ba vợ làm rẫy này được khoảng 15 năm. đk khoảng trên 30cm, dác màu vàng khoảng 3cm, gỗ em ước chừng tỷ trọng khoảng 0.7( gỗ nặng trung bình). lõi gỗ màu đen, vân nhỏ nhìn như cánh gà, gỗ không bị nứt mặc dù bị phơi ngoài trời khá lâu. khả năng gỗ chịu nước, mưa thì em không rõ do nhà không dùng nên k rõ. do ở nhà ngoại nên không có đủ phương tiện máy móc cũng như sơn PU nên chưa đánh giá được màu gỗ khi phun. em cho rằng cây muồng đen cho gỗ tốt nếu trồng trên 20 năm, >30 năm thù tốt nhất. đi ngoài đường em cũng thấy nhiều khúc muồng đen to >20cm nhưng lõi nhỏ <10cm thôi.
Agriviet.Com-IMG_20150411_153716.jpg

Agriviet.Com-IMG_20150411_153733.jpg
 



Back
Top