Cây trọng đũa chào xuân

  • Thread starter bstudo
  • Ngày gửi
iE0qh4o.jpg

Mùa xuân đến. Mọi người dù khá giả hay còn khó khăn nhưng trong nhà bao giờ cũng có cây, hoa để trang trí làm cho không khí ngày tết được ấm áp. Những năm gần đây ngoài đào, quất, địa lan...thì trong nhà đã xuất hiện một chậu cây được trồng, tạo giáng rất sinh động và bắt mắt với cái tên cũng đầy sang trọng và gia chủ rất thích như " ngân lượng, kim ngân ". Những chùm quả tròn đỏ tươi dưới tán lá xanh như hứa hẹ cho gia chủ một năm an lành hưng vượng về tiền tài.
Tôi cứ ngắm mãi chậu cây và đặt câu hỏi tên thật của nó là gì?. Nhìn quen quen ở đâu đó trong các sách thuốc YHCT. Và đây rồi nó là cây Trọng đũa.
Một cây thuốc dấu thầm những tác dụng của nó trong rễ, trong lá. Và một gía trị khác nữa là nó vào nhà làm cho mùa xuân thi vị hơn với vai trò là cây cảnh.
Tôi cứ ước thầm bao giờ cánh đồng cúc hoa quê tôi ngoài giá trị lam thuốc chữa bênh nó sẽ được đôn thành các chậu hoa để chào xuân bởi sắc vàng và hương thơm của cúc hoa thì ngan ngát đầy quyến rũ...


Trọng đũa

Trọng đũa, Cơm nguội răng - Ardisia crenata Sims, thuộc họ Ðơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây bụi cao tới 2-3m, có thân thẳng, mang ở ngọn 4-10 nhánh mảnh. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn, nhọn ở hai đầu, dài 8-16cm, rộng 2-4cm, có mép gấp xuống dưới có khía tai bèo nhiều và rộng, với những tuyến đen. Hoa trắng hồng, hồng hoặc đỏ, xếp 4-11 cái thành ngù dạng tán ở ngọn các nhánh. Quả hình cầu, đường kính 4-7mm màu đỏ tía có mũi nhọn lồi ở đầu. Hạt đơn độc, có vết lõm ở gốc khá sâu.

Có hoa quả từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.



Bộ phận dùng: Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Ardisiae Crenatae. Rễ trọng đũa mềm, nạc, ngoài phớt hồng, cắt ra thì thấy có chấm đỏ như máu, nên ở Trung Quốc người ta gọi nó là Chu sa căn.

Nơi sống và thu hái: Cây gặp ở rừng thưa hoặc rừng cây gỗ có nhiều ánh sáng (tới độ cao 1000m), ở nước ta và nhiều nước nhiệt đới châu á. Có thể thu hái rễ cây quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong lá có caroten 4,6mg% và vitamin C 35,5mg%.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng trấn thống tiêu thũng, khư phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở nước ta cũng như ở Malaixia, người ta dùng ngọn và lá non, cho muối vò qua, rửa sạch, thái nhỏ, nấu canh ăn, ít khi dùng ăn sống như xà lách.

Ở Trung Quốc toàn cây dùng trị phong thấp đòn ngã, hầu họng sưng đau, đan độc, viêm hạch limphô, dao chém xuất huyết, tâm vị khí thống. Liều dùng 3-10g dược liệu khô sắc nước uống, hoặc dùng rễ tán bột uống, còn dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa bị thương, gẫy xương. Dùng ngoài lấy rễ hoặc lá tươi giã đắp.

Ở Malaixia, dịch của rễ dùng uống trị sốt rét và ỉa chảy; rễ nấu nước dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.
 


Last edited by a moderator:


Back
Top