Cây vải thiều

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Vải thiều là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, quả vải được sử dụng để ăn tươi, chế biến đồ hộp, làm long vải.

Các giống vải thiều ở Miền Bắc nước taVải Thanh hà: năng suất khá, quả tròn, hạt bé, thịt quả ngọt đậm nhưng dai, vải chín sớm, khả năng ra hoa tương đối đều, ít có biểu hiện cách năm.

Vải Phú hộ: quả to, vỏ dầy khi chín có màu đỏ, thịt quả ngọt đậm và giòn, chín muộn hơn vải Thanh hà
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
<ul>Nhân giống: chủ yếu bằng phương pháp chiết cành, thời vụ tháng 4, 5 và tháng 8, 10. </ul>Mật độ khoảng cách: Cây các cành8m, hàng cách hàng 8 – 10m

Thời vụ: trồng vào mùa xuân tháng 2,3 và đầu tháng 4, vụ thu: tháng 8,9,10

Đào hố: sâu 60 – 80cm, rộng 80-100cm, bón 20-30kg phân chuồng, 0,5 – 1 kg lân trộn đều với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố

Bón phân – chăm sóc: trồng xung tủ gốc, nếu đất dốc, trồng theo đường đồng múc, tưới nước sau trồng, bón phân theo tuổi cây và sản lượng cây.
<li>Khi cây còn nhỏ (1 – 3 tuổi) bón bổ sung 20 – 30 kg phân chuồng, 0,5 – 1 kg lân, 0,5kg kali. </li><li>Khi cây đã cho thu hoạch cao: cần tăng cường lượng phân bón: 30 – 40kg phân chuồng, 2 – 5kg đạm, 2kg lân, 2kg kali. </li><li>Bón làm 2 lần: Lần 1: sau thu hoạch (tháng 6, 7), lần2: sau lộc thu (tháng 9, 10).<ul /></li><ul>Khi vải chín có màu sắc đặc trưng thì tiến hành thu hái, khi hái thì bẻ cành mang quả, không nên hái lá giữ lại các mầm ngủ phía gốc các chùm quả để chuận bị cho vụ sau.

Muốn giữ quả tươi lâu chọn quả to đều loại bỏ quả xấu cho vào kho lạnh giữ nhiệt độ 2–3°C hoặc tráng Farafin lên vỏ quả và bảo quản bằng kho lạnh.</ul>(sưu tầm)

 


Last edited:


Back
Top