"Chăm chăm” phát triển lúa, bỏ mặc giống rau, hoa: Việt Nam bỏ tiền tỷ để lượm bạc cắc?

Dù là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, riêng các mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đem lại kim ngạch tới trên 10 tỷ USD, song rất nhiều loại cây con giống chúng ta lại đang phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng chỉ riêng tiền nhập giống rau đã tiêu tốn hơn 500 triệu USD/năm, thì con số chi phí các giống khác cộng lại có thể lên tới vài tỷ USD mỗi năm.

Agriviet.Com-lua_giong_UJVF.jpg.jpg

Việt Nam đang bỏ qua tiền tỷ (phát triển giống rau, hoa) để “chăm chăm” vào lượm bạc cắc là phát triển giống lúa
Giống rau củ phải nhập 90%, lúa lai nhập 70%, các giống ngô, đậu, cà phê, cao su, hồ tiêu… cũng phải nhập rất nhiều. Đó là thực trạng của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, khi ngay khâu “nhất giống” đã không chủ động được.

Nhiều nhưng không mạnh

Có một con số thống kê đáng buồn, đó là dù mỗi năm nước ta sản xuất ra tới 45-47 triệu tấn lúa (trong đó xuất khẩu tới 7-8 triệu tấn gạo, tương đương 14-15 triệu tấn lúa), nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm nghiên cứu lúa nào của Nhà nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại.

Hầu như 63 tỉnh, thành của nước ta, tỉnh nào cũng có một trung tâm nghiên cứu giống lúa của Nhà nước, cùng hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và cá nhân nông dân trên khắp vùng miền cả nước tham gia sản xuất lúa giống.

Có một đội ngũ hùng hậu như thế, đáng lẽ gạo Việt Nam phải vang danh khắp thế giới. Thế nhưng qua 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn cứ mãi ì ạch ở phân khúc gạo cấp thấp, chất lượng kém, không có thương hiệu, giá trị hạt gạo làm ra thấp, nông dân vẫn nghèo khó.

Thực trạng trên được TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam phân tích: Trước hết do Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có.
“Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân” – TS Thành nói.

Chất lượng hạt gạo kém cũng một phần bởi chất lượng lúa giống kém chất lượng. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh ĐBSCL (chiếm hơn 90% diện tích sản xuất lúa của cả nước) có gần 1.500 CLB, tổ hợp tác, nông hộ sản xuất lúa giống, nhưng do công tác quản lý còn yếu kém, thậm chí “thả nổi” nên chất lượng giống các đơn vị này làm ra không ai kiểm soát. Hệ quả là hiện có hơn 80% giống lúa sản xuất hàng năm ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn xác nhận, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa.

Một vấn đề tồn tại trong nghiên cứu lúa giống nữa là nhiều trung tâm gọi là “nghiên cứu” cho oai, thực chất chỉ là nơi chọn tạo, sản xuất hạt giống F1, ngay đến khâu sản xuất giống xác nhận cũng chưa làm nổi, chứ đừng nói đến siêu nguyên chủng.

Sẽ không còn gạo xuất khẩu nếu không sản xuất lúa lai

Lúa thường đã “yếu thế” như thế, công tác sản xuất lúa lai còn yếu hơn. Hiện diện tích sản xuất lúa lai ở Việt Nam chiếm chưa tới 8% (gần 600.000ha) tổng diện tích sản xuất lúa cả nước và đang có xu hướng “teo tóp” dần trong vài năm gần đây.

Nguyên nhân chính là do chúng ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hạt giống lai nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc). Việc phụ thuộc như thế khiến chúng ta không chủ động, kiểm soát được cả về mặt chất lượng và giá cả. Bởi thông thường, phía Trung Quốc chỉ chuyển giao những giống lúa lai cho ta sau khi họ đã sản xuất đại trà được 2-3 năm.

Ông Đỗ Hải Điền- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết, như ở tỉnh này mặc dù có nhu cầu hơn 2.000 tấn giống lúa lai/năm, nhưng do chưa tự sản xuất đủ ngay tại địa phương, nên hàng năm, vẫn phải nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc trên 1.000 tấn.
Trong khi đó, theo Theo Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, bình quân mỗi năm nước ta nhập khẩu 13.000 - 15.000 tấn lúa lai, với giá trị trên 40 triệu USD. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về chất lượng, nhưng lúa lai lại cho năng suất cao và tính chống chịu tốt trong điều kiện bất thuận của môi trường, hay các yếu tố phi sinh học. Chính vì vậy, người dân vẫn thích lúa lai hơn, nên nhiều bộ giống lúa Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An, dù giá lúa giống của Trung Quốc đắt hơn nhiều lần trong nước, nhưng người dân vẫn chi tiền mua về trồng. Cụ thể, trong khi lúa nhị ưu có giá 86.000 đồng/kg, Khải Phong giá 94.000 đồng/kg, thì lúa Hương thơm (của Việt Nam) chỉ 12.000 đồng/kg. Lý do đơn giản là năng suất của lúa lai thường cao hơn nhiều so với lúa thuần, nhiều giống có tiềm năng năng suất từ 7,5-9 tấn/ha, trong khi lúa thuần cao nhất chỉ đạt khoảng 5,4 tấn/ha.

Ông Ngô Văn Giáo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho rằng, phát triển lúa lai về lâu dài rất quan trọng, nhưng khổ nỗi hiện chúng ta lại đang thiếu hạt giống. “Philippines đã phải phát triển lúa lai để giảm nhập khẩu gạo. Ấn Độ cũng đang phát triển rất nhanh diện tích trồng lúa lai, chỉ trong vài năm đã phát triển lên đến 2,5 triệu ha, trở thành nước trồng lúa lai lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (15 triệu ha).

Nhờ vậy, 2 nước này không chỉ nuôi ăn dân số khổng lồ (1,2 và 1,4 tỷ người) mà Ấn Độ còn trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng vậy, theo tính toán đến năm 2030, với đà tăng dân số, sản lượng lúa gạo sản xuất được chỉ đủ cung ứng nhu cầu trong nước, sau đó sẽ thiếu nếu không phát triển lúa lai” –ông Giáo nhận định.

Bỏ tiền tỷ để lượm bạc cắc?

Là nước nổi tiếng về bề dày lịch sử ngàn năm trồng lúa nước, nhưng đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu giống lúa gạo nào “made in Vietnam” trên thị trường thế giới”. - TS Nguyễn Công Thành

Một điều rất ngược đời hiện nay là trong khi Việt Nam đang chăm chăm tập trung vào công tác phát triển lúa giống thì đây lại là lĩnh vực các nước trên thế giới “chê”, không thèm làm. Ông Ngô Văn Giáo giải thích lý do giống lúa đang bị cả thế giới “chê” vì lợi nhuận quá thấp so với các loại giống cây trồng khác.

Ông cho biết: “Hiệp hội Giống cây trồng Châu Á – Thái Bình Dương hàng năm đều tổ chức hội chợ giống quốc tế với khoảng 600 đơn vị trên khắp thế giới tham gia.

Trong đó, hết 500 đơn vị là doanh nghiệp sản xuất giống rau, hoa; 100 đơn vị còn lại sản xuất các loại giống cây trồng khác. Nhưng tuyệt đối không có đơn vị nào sản xuất giống lúa. Vì giống lúa dễ làm, bản thân nông dân cũng có thể tự để giống ở vụ trước lại cho vụ sau. Phải sản xuất ra một số lượng lớn nhưng giá trị lại quá thấp, thậm chí làm không khéo sẽ lỗ nên họ “chê” không thèm làm”.

Ông Giáo dẫn chứng Công ty Giống cây trồng Miền Nam, mà ông là cổ đông lớn, đang sản xuất một loại giống dưa hấu, giá thành chỉ khoảng 200.000 đồng/kg nhưng giá bán ra tới 1 triệu đồng/kg, tức 1 vốn 4 lời. Cứ mỗi xe tải 5 tấn giống dưa hấu bán ra, công ty kiếm được 5 tỷ đồng, trong khi với lúa giống để kiếm được 5 tỷ đó phải là mấy chục xe tải.

“Trong khi giống lúa phải bán theo bao 50kg thì giống rau, đặc biệt là giống hoa bán đếm từng hạt. Giá 1 kg lúa giống chưa bằng 1 gói hạt giống hoa 10g. Như thế đủ để thấy đây là ngành siêu lợi nhuận như thế nào. Vậy mà Việt Nam lại không tập trung vào đầu tư cái kiếm được tiền tỷ, chỉ lo chăm chăm vào lượm bạc cắc, tức lúa giống, thì thật là uổng” – ông Giáo lắc đầu tiếc rẻ.
Ngọc Minh
Nguồn: Danviet.vn
 
Sao không chịu mở cái đầu ra một tí hỡi các ông có thẩm quyền,tôi là nông dân chân đất mắt toét, mà tôi còn biết phải trồng cây gì cho có thu nhập cao,hợp với nhu cầu thị trường ở thời đại này chứ, sao các ông cứ để nông dân khổ hoài vậy?
Mấy nghìn năm trồng lúa rồi, mà đến bây giờ không có nổi một hạt gạo có thương hiệu nổi tiếng là sao?
Vào Big c mua tới 18 ngàn 1 kg gạo để ăn,nấu lên nó không có một tí mùi vị gì,hạt cơm thì rời rạc,tôi thấy thương và tội người nông dân nên cố nuốt,chứ không tôi quăng cái nồi cơm vào cái mặt các ông rồi hừm...
 
Chuyện lúa gạo là chuyện của lương thực...
có cả những viện lúa gạo của tổ chức “lương thực thế giới” ( thuộc liên hiệp quốc) chuyên ngiên cứu lai tạo ra các giống lúa cao sản rồi phổ biến hột giống và cách trồng cho.... không khắp thế giới

Chuyện cây hoa lại khác...vì nó không nằm trong danh mục cây lương thực
Do đó không 1 tổ chức quốc tế nào ngiên cứu cho không đâu
Mà chỉ có tư nhân ngiên cứu...lai tạo ra giống mới đẹp để bán

Bác có biết cây Vạn thọ Pháp..mà hằng năm mỗi khi tết đến mỗi gia đình đều có 1 cặp..
Hạt giống cây này mỗi năm phải nhập từ nước Pháp, mỗi kí lo giá...vài tỉ
Nếu lấy hạt từ cây vạn thọ đã chưng tết xong đem trồng , bông của nó chỉ nở “chúm chím’ sẽ không có người mua...vì nó không nở tét bét

Do đó mỗi năm mỗi phải mua hạt giống của pháp

chính phủ bất kì nước nào, luôn chủ trương phát triển ngiên cứu về cây lương thực
Không có chuyện bỏ ngân sách để ngiên cứu về hoa đâu nhe
Chuyện cây hoa là chuyện của..tư nhân

Chuyện cây lương thực và vũ khí là chuyện của...chính phủ
 
Bác có biết cây Vạn thọ Pháp..mà hằng năm mỗi khi tết đến mỗi gia đình đều có 1 cặp..
Hạt giống cây này mỗi năm phải nhập từ nước Pháp, mỗi kí lo giá...vài tỉ
Nếu lấy hạt từ cây vạn thọ đã chưng tết xong đem trồng , bông của nó chỉ nở “chúm chím’ sẽ không có người mua...vì nó không nở tét bét

Do đó mỗi năm mỗi phải mua hạt giống của pháp
Có thật vậy không, bác Mục Tử?

Nước Mỹ cũng phải mua củ cây bông Tulip của Đan Mạch.
Củ cây Tulip của Mỹ thì lên bông chỉ nhỏ bằng 2/3 thôi.
 
Có thật vậy không, bác Mục Tử?

Nước Mỹ cũng phải mua củ cây bông Tulip của Đan Mạch.
Củ cây Tulip của Mỹ thì lên bông chỉ nhỏ bằng 2/3 thôi.

Đúng thật là vậy đó bác
còn chuyện cây lan nữa...
các nhà vườn VN luôn lệ thuộc lan giống mới từ Thái lan và Đài Loan
cũng đau đớn không kém
 
Nói không phải nhằm vào bác Mục.
Nhưng tất cả đều là ngụy biện cho sự ngu dốt của mình.
Cây lúa chỉ là giọt nước nhỏ thôi.
 
Nhìn lại cảm thấy các bác chẳng yêu đảng tí nào. Nói ra là nỗi diên lên không ah! Sao mà giống em quá vậy không biết nữa.
 
Dù là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, riêng các mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đem lại kim ngạch tới trên 10 tỷ USD, song rất nhiều loại cây con giống chúng ta lại đang phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng chỉ riêng tiền nhập giống rau đã tiêu tốn hơn 500 triệu USD/năm, thì con số chi phí các giống khác cộng lại có thể lên tới vài tỷ USD mỗi năm.

Dù là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, riêng các mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đem lại kim ngạch tới trên 10 tỷ USD, song rất nhiều loại cây con giống chúng ta lại đang phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng chỉ riêng tiền nhập giống rau đã tiêu tốn hơn 500 triệu USD/năm, thì con số chi phí các giống khác cộng lại có thể lên tới vài tỷ USD mỗi năm.

Agriviet.Com-lua_giong_UJVF.jpg.jpg

Việt Nam đang bỏ qua tiền tỷ (phát triển giống rau, hoa) để “chăm chăm” vào lượm bạc cắc là phát triển giống lúa
Giống rau củ phải nhập 90%, lúa lai nhập 70%, các giống ngô, đậu, cà phê, cao su, hồ tiêu… cũng phải nhập rất nhiều. Đó là thực trạng của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, khi ngay khâu “nhất giống” đã không chủ động được.

Nhiều nhưng không mạnh

Có một con số thống kê đáng buồn, đó là dù mỗi năm nước ta sản xuất ra tới 45-47 triệu tấn lúa (trong đó xuất khẩu tới 7-8 triệu tấn gạo, tương đương 14-15 triệu tấn lúa), nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm nghiên cứu lúa nào của Nhà nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại.

Hầu như 63 tỉnh, thành của nước ta, tỉnh nào cũng có một trung tâm nghiên cứu giống lúa của Nhà nước, cùng hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và cá nhân nông dân trên khắp vùng miền cả nước tham gia sản xuất lúa giống.

Có một đội ngũ hùng hậu như thế, đáng lẽ gạo Việt Nam phải vang danh khắp thế giới. Thế nhưng qua 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn cứ mãi ì ạch ở phân khúc gạo cấp thấp, chất lượng kém, không có thương hiệu, giá trị hạt gạo làm ra thấp, nông dân vẫn nghèo khó.

Thực trạng trên được TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam phân tích: Trước hết do Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có.
“Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân” – TS Thành nói.

Chất lượng hạt gạo kém cũng một phần bởi chất lượng lúa giống kém chất lượng. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh ĐBSCL (chiếm hơn 90% diện tích sản xuất lúa của cả nước) có gần 1.500 CLB, tổ hợp tác, nông hộ sản xuất lúa giống, nhưng do công tác quản lý còn yếu kém, thậm chí “thả nổi” nên chất lượng giống các đơn vị này làm ra không ai kiểm soát. Hệ quả là hiện có hơn 80% giống lúa sản xuất hàng năm ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn xác nhận, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa.

Một vấn đề tồn tại trong nghiên cứu lúa giống nữa là nhiều trung tâm gọi là “nghiên cứu” cho oai, thực chất chỉ là nơi chọn tạo, sản xuất hạt giống F1, ngay đến khâu sản xuất giống xác nhận cũng chưa làm nổi, chứ đừng nói đến siêu nguyên chủng.

Sẽ không còn gạo xuất khẩu nếu không sản xuất lúa lai

Lúa thường đã “yếu thế” như thế, công tác sản xuất lúa lai còn yếu hơn. Hiện diện tích sản xuất lúa lai ở Việt Nam chiếm chưa tới 8% (gần 600.000ha) tổng diện tích sản xuất lúa cả nước và đang có xu hướng “teo tóp” dần trong vài năm gần đây.

Nguyên nhân chính là do chúng ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hạt giống lai nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc). Việc phụ thuộc như thế khiến chúng ta không chủ động, kiểm soát được cả về mặt chất lượng và giá cả. Bởi thông thường, phía Trung Quốc chỉ chuyển giao những giống lúa lai cho ta sau khi họ đã sản xuất đại trà được 2-3 năm.

Ông Đỗ Hải Điền- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết, như ở tỉnh này mặc dù có nhu cầu hơn 2.000 tấn giống lúa lai/năm, nhưng do chưa tự sản xuất đủ ngay tại địa phương, nên hàng năm, vẫn phải nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc trên 1.000 tấn.
Trong khi đó, theo Theo Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, bình quân mỗi năm nước ta nhập khẩu 13.000 - 15.000 tấn lúa lai, với giá trị trên 40 triệu USD. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về chất lượng, nhưng lúa lai lại cho năng suất cao và tính chống chịu tốt trong điều kiện bất thuận của môi trường, hay các yếu tố phi sinh học. Chính vì vậy, người dân vẫn thích lúa lai hơn, nên nhiều bộ giống lúa Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An, dù giá lúa giống của Trung Quốc đắt hơn nhiều lần trong nước, nhưng người dân vẫn chi tiền mua về trồng. Cụ thể, trong khi lúa nhị ưu có giá 86.000 đồng/kg, Khải Phong giá 94.000 đồng/kg, thì lúa Hương thơm (của Việt Nam) chỉ 12.000 đồng/kg. Lý do đơn giản là năng suất của lúa lai thường cao hơn nhiều so với lúa thuần, nhiều giống có tiềm năng năng suất từ 7,5-9 tấn/ha, trong khi lúa thuần cao nhất chỉ đạt khoảng 5,4 tấn/ha.

Ông Ngô Văn Giáo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho rằng, phát triển lúa lai về lâu dài rất quan trọng, nhưng khổ nỗi hiện chúng ta lại đang thiếu hạt giống. “Philippines đã phải phát triển lúa lai để giảm nhập khẩu gạo. Ấn Độ cũng đang phát triển rất nhanh diện tích trồng lúa lai, chỉ trong vài năm đã phát triển lên đến 2,5 triệu ha, trở thành nước trồng lúa lai lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (15 triệu ha).

Nhờ vậy, 2 nước này không chỉ nuôi ăn dân số khổng lồ (1,2 và 1,4 tỷ người) mà Ấn Độ còn trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng vậy, theo tính toán đến năm 2030, với đà tăng dân số, sản lượng lúa gạo sản xuất được chỉ đủ cung ứng nhu cầu trong nước, sau đó sẽ thiếu nếu không phát triển lúa lai” –ông Giáo nhận định.

Bỏ tiền tỷ để lượm bạc cắc?

Là nước nổi tiếng về bề dày lịch sử ngàn năm trồng lúa nước, nhưng đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu giống lúa gạo nào “made in Vietnam” trên thị trường thế giới”. - TS Nguyễn Công Thành

Một điều rất ngược đời hiện nay là trong khi Việt Nam đang chăm chăm tập trung vào công tác phát triển lúa giống thì đây lại là lĩnh vực các nước trên thế giới “chê”, không thèm làm. Ông Ngô Văn Giáo giải thích lý do giống lúa đang bị cả thế giới “chê” vì lợi nhuận quá thấp so với các loại giống cây trồng khác.

Ông cho biết: “Hiệp hội Giống cây trồng Châu Á – Thái Bình Dương hàng năm đều tổ chức hội chợ giống quốc tế với khoảng 600 đơn vị trên khắp thế giới tham gia.
ng cây trồng khác. Nhưng tuyệt đối không có đơn vị nào sản xuất giống lúa. Vì giống lúa dễ làm, bản thân nông dân cũng có thể tự để giống ở vụ trước lại cho vụ sau. Phải sản xuất ra một số lượng lớn nhưng giá trị lại quá thấp, thậm chí làm không khéo sẽ lỗ nên họ “chê” không thèm làm”.

Ông Giáo dẫn chứng Công ty Giống cây trồng Miền Nam, mà ông là cổ đông lớn, đang sản xuất một loại giống dưa hấu, giá thành chỉ khoảng 200.000 đồng/kg nhưng giá bán ra tới 1 triệu đồng/kg, tức 1 vốn 4 lời. Cứ mỗi xe tải 5 tấn giống dưa hấu bán ra, công ty kiếm được 5 tỷ đồng, trong khi với lúa giống để kiếm được 5 tỷ đó phải là mấy chục xe tải.

“Trong khi giống lúa phải bán theo bao 50kg thì giống rau, đặc biệt là giống hoa bán đếm từng hạt. Giá 1 kg lúa giống chưa bằng 1 gói hạt giống hoa 10g. Như thế đủ để thấy đây là ngành siêu lợi nhuận như thế nào. Vậy mà Việt Nam lại không tập trung vào đầu tư cái kiếm được tiền tỷ, chỉ lo chăm chăm vào lượm bạc cắc, tức lúa giống, thì thật là uổng” – ông Giáo lắc đầu tiếc rẻ.
Ngọc Minh
Nguồn: Danviet.vn

Agriviet.Com-lua_giong_UJVF.jpg.jpg

Việt Nam đang bỏ qua tiền tỷ (phát triển giống rau, hoa) để “chăm chăm” vào lượm bạc cắc là phát triển giống lúa
Giống rau củ phải nhập 90%, lúa lai nhập 70%, các giống ngô, đậu, cà phê, cao su, hồ tiêu… cũng phải nhập rất nhiều. Đó là thực trạng của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, khi ngay khâu “nhất giống” đã không chủ động được.

Nhiều nhưng không mạnh

Có một con số thống kê đáng buồn, đó là dù mỗi năm nước ta sản xuất ra tới 45-47 triệu tấn lúa (trong đó xuất khẩu tới 7-8 triệu tấn gạo, tương đương 14-15 triệu tấn lúa), nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm nghiên cứu lúa nào của Nhà nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại.

Hầu như 63 tỉnh, thành của nước ta, tỉnh nào cũng có một trung tâm nghiên cứu giống lúa của Nhà nước, cùng hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và cá nhân nông dân trên khắp vùng miền cả nước tham gia sản xuất lúa giống.

Có một đội ngũ hùng hậu như thế, đáng lẽ gạo Việt Nam phải vang danh khắp thế giới. Thế nhưng qua 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn cứ mãi ì ạch ở phân khúc gạo cấp thấp, chất lượng kém, không có thương hiệu, giá trị hạt gạo làm ra thấp, nông dân vẫn nghèo khó.

Thực trạng trên được TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam phân tích: Trước hết do Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có.
“Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân” – TS Thành nói.

Chất lượng hạt gạo kém cũng một phần bởi chất lượng lúa giống kém chất lượng. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh ĐBSCL (chiếm hơn 90% diện tích sản xuất lúa của cả nước) có gần 1.500 CLB, tổ hợp tác, nông hộ sản xuất lúa giống, nhưng do công tác quản lý còn yếu kém, thậm chí “thả nổi” nên chất lượng giống các đơn vị này làm ra không ai kiểm soát. Hệ quả là hiện có hơn 80% giống lúa sản xuất hàng năm ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn xác nhận, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa.

Một vấn đề tồn tại trong nghiên cứu lúa giống nữa là nhiều trung tâm gọi là “nghiên cứu” cho oai, thực chất chỉ là nơi chọn tạo, sản xuất hạt giống F1, ngay đến khâu sản xuất giống xác nhận cũng chưa làm nổi, chứ đừng nói đến siêu nguyên chủng.

Sẽ không còn gạo xuất khẩu nếu không sản xuất lúa lai

Lúa thường đã “yếu thế” như thế, công tác sản xuất lúa lai còn yếu hơn. Hiện diện tích sản xuất lúa lai ở Việt Nam chiếm chưa tới 8% (gần 600.000ha) tổng diện tích sản xuất lúa cả nước và đang có xu hướng “teo tóp” dần trong vài năm gần đây.

Nguyên nhân chính là do chúng ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hạt giống lai nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc). Việc phụ thuộc như thế khiến chúng ta không chủ động, kiểm soát được cả về mặt chất lượng và giá cả. Bởi thông thường, phía Trung Quốc chỉ chuyển giao những giống lúa lai cho ta sau khi họ đã sản xuất đại trà được 2-3 năm.

Ông Đỗ Hải Điền- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết, như ở tỉnh này mặc dù có nhu cầu hơn 2.000 tấn giống lúa lai/năm, nhưng do chưa tự sản xuất đủ ngay tại địa phương, nên hàng năm, vẫn phải nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc trên 1.000 tấn.
Trong khi đó, theo Theo Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, bình quân mỗi năm nước ta nhập khẩu 13.000 - 15.000 tấn lúa lai, với giá trị trên 40 triệu USD. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định về chất lượng, nhưng lúa lai lại cho năng suất cao và tính chống chịu tốt trong điều kiện bất thuận của môi trường, hay các yếu tố phi sinh học. Chính vì vậy, người dân vẫn thích lúa lai hơn, nên nhiều bộ giống lúa Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An, dù giá lúa giống của Trung Quốc đắt hơn nhiều lần trong nước, nhưng người dân vẫn chi tiền mua về trồng. Cụ thể, trong khi lúa nhị ưu có giá 86.000 đồng/kg, Khải Phong giá 94.000 đồng/kg, thì lúa Hương thơm (của Việt Nam) chỉ 12.000 đồng/kg. Lý do đơn giản là năng suất của lúa lai thường cao hơn nhiều so với lúa thuần, nhiều giống có tiềm năng năng suất từ 7,5-9 tấn/ha, trong khi lúa thuần cao nhất chỉ đạt khoảng 5,4 tấn/ha.

Ông Ngô Văn Giáo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho rằng, phát triển lúa lai về lâu dài rất quan trọng, nhưng khổ nỗi hiện chúng ta lại đang thiếu hạt giống. “Philippines đã phải phát triển lúa lai để giảm nhập khẩu gạo. Ấn Độ cũng đang phát triển rất nhanh diện tích trồng lúa lai, chỉ trong vài năm đã phát triển lên đến 2,5 triệu ha, trở thành nước trồng lúa lai lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (15 triệu ha).

Nhờ vậy, 2 nước này không chỉ nuôi ăn dân số khổng lồ (1,2 và 1,4 tỷ người) mà Ấn Độ còn trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng vậy, theo tính toán đến năm 2030, với đà tăng dân số, sản lượng lúa gạo sản xuất được chỉ đủ cung ứng nhu cầu trong nước, sau đó sẽ thiếu nếu không phát triển lúa lai” –ông Giáo nhận định.

Bỏ tiền tỷ để lượm bạc cắc?

Là nước nổi tiếng về bề dày lịch sử ngàn năm trồng lúa nước, nhưng đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu giống lúa gạo nào “made in Vietnam” trên thị trường thế giới”. - TS Nguyễn Công Thành

Một điều rất ngược đời hiện nay là trong khi Việt Nam đang chăm chăm tập trung vào công tác phát triển lúa giống thì đây lại là lĩnh vực các nước trên thế giới “chê”, không thèm làm. Ông Ngô Văn Giáo giải thích lý do giống lúa đang bị cả thế giới “chê” vì lợi nhuận quá thấp so với các loại giống cây trồng khác.

Ông cho biết: “Hiệp hội Giống cây trồng Châu Á – Thái Bình Dương hàng năm đều tổ chức hội chợ giống quốc tế với khoảng 600 đơn vị trên khắp thế giới tham gia.

Trong đó, hết 500 đơn vị là doanh nghiệp sản xuất giống rau, hoa; 100 đơn vị còn lại sản xuất các loại giống cây trồng khác. Nhưng tuyệt đối không có đơn vị nào sản xuất giống lúa. Vì giống lúa dễ làm, bản thân nông dân cũng có thể tự để giống ở vụ trước lại cho vụ sau. Phải sản xuất ra một số lượng lớn nhưng giá trị lại quá thấp, thậm chí làm không khéo sẽ lỗ nên họ “chê” không thèm làm”.

Ông Giáo dẫn chứng Công ty Giống cây trồng Miền Nam, mà ông là cổ đông lớn, đang sản xuất một loại giống dưa hấu, giá thành chỉ khoảng 200.000 đồng/kg nhưng giá bán ra tới 1 triệu đồng/kg, tức 1 vốn 4 lời. Cứ mỗi xe tải 5 tấn giống dưa hấu bán ra, công ty kiếm được 5 tỷ đồng, trong khi với lúa giống để kiếm được 5 tỷ đó phải là mấy chục xe tải.

“Trong khi giống lúa phải bán theo bao 50kg thì giống rau, đặc biệt là giống hoa bán đếm từng hạt. Giá 1 kg lúa giống chưa bằng 1 gói hạt giống hoa 10g. Như thế đủ để thấy đây là ngành siêu lợi nhuận như thế nào. Vậy mà Việt Nam lại không tập trung vào đầu tư cái kiếm được tiền tỷ, chỉ lo chăm chăm vào lượm bạc cắc, tức lúa giống, thì thật là uổng” – ông Giáo lắc đầu tiếc rẻ.
Ngọc Minh
Nguồn: Danviet.vn

Cùng với sự phát triển của CNTT ngày nay thì trồng cây gì, nuôi con gì, kỹ thuật ra làm sao thì ít nhiều Nông dân cũng biết. Có một điều đáng buồn là Nhà nước không biết mà thôi. Lướt nhanh qua những tờ báo xem tin thị trường thì toàn là vàng, dầu, chứng khoán, ... hay những thứ nông dân không có chỗ chen chân. Nhà tôi chăn nuôi gà theo hướng ATSH nên phân chuồng là mênh mông, nhưng không thể tận dụng nguồn phân ấy cho ra những sản phẩm sạch được. Đó là bởi vì không biết bán cho ai. 20 năm qua cùng với sự phát triển của ngành Nông nghiệp tôi nghĩ rằng không phải là những nhà chức năng không hiểu được điều này mà là không tìm ra được lối thoát, không tạo ra được sự phát triển đồng đều trên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Thực hư nguyên nhân 20 năm không phát triển được NN là do đâu? Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi (nongdan) thì lời đầu tiên tôi muốn nói đến đó là hai chữ Trung Quốc. Cái bóng trung quốc đã đè bẹp VN trong mấy mươi năm. Hàng hóa XK thì có 80 hay 90% là qua TQ. Nói đơn giản, có Nông dân nào dám nghĩ rằng, SX những loại rau sạch ATSH để bán cho TQ hay không? nếu có chăng chỉ là những người muốn phá sản. TQ luôn làm ăn theo lối chụp giật, chợ búa, lừa bịp và dần dần đã ngấm vào những thói quen của những nhà SX XNK nước mình. Hãy điểm lại những mặt hàng chủ lực mà xem: Tôm chít rau câu vẫn đầy ra đó. Có ai nghĩ rằng loại tôm chít này XK qua Mỹ, Nhật được không? Cùng với diễn đàn Nông dân tôi biết rằng trước mắt là bao cái khó nhưng vẫn mong Chính phủ mình từng bước từng bước ổn định kinh tế vĩ mô và sớm hòa nhập với các nước phát triển. Từ đó đánh vào thói quen của lực lượng nông dân SX hùng mạnh nước nhà, hình thành một nền kinh tế nông nghiệp chất lượng, ATSH. Trước khi muốn thay đổi cuộc sống của Nông dân, thì điều trước tiên là phải thay đổi được quan niệm của Nông dân. Sẽ có ai đó bảo rằng quan niệm của nông dân muốn thay đổi thì tự mà thay đổi, nhưng xin hãy nhớ, chỉ có thu nhập thay đổi thì từng bước quan niệm mới có thể thay đổi được mà thôi.!
 
tôi cũng nhiều lần có những câu hỏi tương tư nhưng o có lời giải đáp một đất nước trên một nửa dân số làm nn mà LẠI PHẢI NHẬP GIỐNG LÚA CỦA TRUNG QUỐC. O BIẾT CÁC KỸ SƯ VÀ CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG ĂN LƯƠNG NN RỒI LÀM GÌ.CHƯA NÓI ĐẾN CÁC GIỐNG CÂY HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO KHÁC TOÀN NHẬP KHẨU. NHỮNG AI LÀ ĐBQH ĐƯỢC ĐỌC BÀI NÀY NÊN CÓ TIẾNG NÓI Ở NGHỊ TRƯỜNG ĐỂ LÀM CHO NHÀ NÔNG DẦN BỚT KHỔ/ MÀ O THÌ CŨNG CÓ LỜI GIẢI THÍCH CHO LỌT TAI NHỮNG KẺ CHẬM HIÊU CHÓT LÀM NÔNG DÂN.
 
các bác đại biểu quốc hội với cán bộ cấp cao này nọ họ già hết rồi, không thì cũng mắt mờ chân chậm ,tai thì cũng kém lắm,đeo trợ thính mà cũng có nghe thấy tiếng bà con gào thét đâu,
còn cán bộ từ xã, huyện, tỉnh thì họ bận lắm, họ lo giữ ghế, tranh giành, vơ vét để còn có tiền mua quan mà lên bộ lên cục chứ, các bác đấy ở gần dân thật đấy,nhưng các bác ấy bận thế bà con mình cũng phải HIỂU và CẢM THÔNG SÂU SẮC cho các bác ấy mà.
Đấy các bác ạ, quan xã quan huyện ở gần mà còn bận vậy thì chúng ta là càng phải HIỂU và CẢM THÔNG SÂU SẮC với các bác quan tỉnh, cục rồi BỘ hay TW, các bác ấy ngoài những việc như thường dân chúng ta, thì còn bao việc nhà quan, quan xã quan huyện đã thế thì các bác ấy còn sẽ bận cỡ nào, rồi còn hội thảo nọ, hội thảo kia, phải bay lượn như chim, này tỉnh nọ mai tỉnh kia, rồi nước nọ nước kia,xong lại còn họp quốc hội này nọ. không cần nói thì với từng ấy chắc bà con cũng hiểu các bác ấy mệt mỏi và vất vả lắm lắm. Thỉnh thoảng các bác ấy có rảnh được chút thời gian đi thị sát dân chúng thì bà con cũng phải để cho các bác ấy nghỉ ngơi , giảm stress với cấp dưới của mình chút như nghe báo cáo thành tích kiểu biến tấu rồi hòa nhạc phối khí ấy, xong rồi cũng phải để các bác ấy có đôi phút hàn huyên tâm sự với cấp dưới của mình bên những bàn tiệc đạm bạc kiểu linh đình với vài thú chơi xa xỉ kiểu tao nhã, bình dị tí chứ, có như thế tình quân dân mới thắm thiết nồng hậu, TW mới hiểu được địa phương, cấp trên mới chia sẻ được với cấp dưới chứ ạ.
Vậy Đấy, thế nên bà con nông dân chúng ta càng phải luôn luôn HIỂU và CẢM THÔNG SÂU SẮC với các bác ấy có phải không ạ.
 
Khong co nuoc nao nhieu Tien si nhu Việt Nam . Nhung cong trinh nghien cuu khoa hoc co gia tri thua xa Thai lan, Phillippines.
Nuoc ngoai TS, ThS da so lam viec o cac truong Dai hoc va Vien nghien cuu. Nuoc minh TS, ThS chu yeu lam cong tac quan ly, nam giu nhung chuc vu quan trong trong bo may quan ly nha nuoc. Te
 
Back
Top