Chăm sóc cây tiêu trong mùa mưa

  • Thread starter phanbonviettranhde.com
  • Ngày gửi
Để hạn chế và có biện pháp kịp thời trong phòng trừ sâu bệnh hại và chăm sóc hợp lý trong mùa mưa, hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây tiêu trong mùa mưa, như sau:

1.Chăm sóc.

Để đảm bảo cho tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại cần phải có biện pháp chăm sóc hợp lý, cụ thể như sau:

a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản.

– Sau trồng 12-14 tháng, dây tiêu phát triển bám vào trụ cao khoảng 1,5- 1,6 m, cắt ngang dây tiêu, vị trí cắt cách gốc 25-50cm;
– Từ các đốt dưới vết cắt phát sinh các dây thân chính, giữ lại các dây khỏe, phân bố đều xung quanh trụ làm bộ khung chính.

b. Giai đoạn kinh doanh.

– Trên cây trụ sống: Khi trụ sống đã lớn, giao tán cần tỉa bớt cành lá để dây tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗi năm rong tỉa 2-3 lần vào mùa mưa;
– Sau khi thu hoạch, đến đầu mùa mưa cần tỉa những cành tược, cành lươn, cành mọc ngoài khung thân, các cành ác yếu ớt, các cành tăm nhánh, cành nhánh gốc (từ mặt đất lên 25- 35cm);
– Việc tỉa cành, tạo tán nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm hoa vụ sau.

b. Phương pháp bón.

– Đào rãnh theo mép tán, sâu 7-10 cm rải phân vào và lấp đất lại;

– Khi bón phân cần tránh làm tổn thương bộ rễ để ngăn ngừa nấm bệnh xâm hại.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

Bệnh chết nhanh

Tiêu là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, loại bệnh gây hại nguy hiểm nhất là thối gốc, chết dây hay còn gọi là chết nhanh.

Sở dĩ gọi như vậy là từ khi thấy cây tiêu dây bị héo xuống lá rồi chuyển vàng, rụng ào ạt để lại dây, cành trơ trọi chỉ diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày), sau đó cây chết trong vòng vài tuần lễ. Quan sát cây bệnh được nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ. Một khi xuất hiện bệnh sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu, do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 – 2 tháng trước.

Bệnh chết nhanh do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm, gọi là Phytophthora parasitica var. piperana, nấm bệnh này chủ yếu phát sinh, phát triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa. Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu hết các bộ phận của cây, như: lá, rễ, thân, nhánh… đặc biệt là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất. Vào mùa mưa, mầm bệnh có trong đất được nước bắn tung lên các lá phía dưới thấp làm lá bệnh rụng xuống và tiếp tục chu kỳ lây lan bệnh nhờ nước.

Kinh nghiệm cho thấy, bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3-4 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5-7% cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm tấn công gây hại. Để phòng trừ bệnh chết nhanh nên xén tỉa cành sát mặt đất khoảng 20 – 30cm, có thể quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phần thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh. Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu phải được xử lý bằng nhiệt độ để trừ tuyến trùng, mầm bệnh. Nên dùng giống tiêu sẻ Vĩnh Linh ít nhiễm bệnh chết nhanh.

Ngoài ra, trong chăm sóc, nông dân hạn chế gây vết thương cho rễ, thân, thoát nước tốt trong mùa mưa. Cụ thể, trong vườn tiêu nên đào mương thoát nước. Cần bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, chú ý bổ sung vôi và phân hữu cơ hoai mục. Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rễ, cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến hành xử lý mầm bệnh và chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới trồng lại.

* Bệnh chết chậm

Bệnh này làm cây tiêu sinh trưởng chậm, èo uột, rụng đốt, thối rễ và gốc, phần mạch dẫn nhựa thân dây có màu nâu đen. Từ khi cây bệnh đến khi cây chết kéo dài vài ba tháng đến một năm. Bệnh “chết chậm” do một loại nấm sống trong đất gọi là Fusarium oxysporum gây ra, bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn tiêu bị ngập úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm… Việc phòng trị bệnh chết chậm cũng tương tự như bệnh chết nhanh.

* Bệnh rụng lóng, chết dây (tiêu cùi)

Bệnh này thường xuất hiện trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối và rụng, sau đó lan dần vào lóng làm lóng rụng dần từ trên xuống. Trường hợp bệnh do nấm gây ra, ta thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh và nếu bệnh do vi khuẩn, quan sát ta thấy rễ bị thối nhũng, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị. Khi phát hiện cây bệnh xử lý bằng thuốc hóa học như: Saizole 5SC, Copforce Blue 51WP.

* Bệnh tuyến trùng

Cây tiêu bị bệnh tuyến trùng thường cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy rễ cong queo, phát triển kém. Nguyên nhân là do tuyến trùng chích hút làm rễ bị nghẽn mạch, phù to tạo nên các nốt u sần giảm khả năng hấp thu nước, dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém. Các loại tuyến trùng phổ biến trên tiêu là Meloidogyne, Pratylenchus, Xiphinema… Để hạn chế tuyến trùng gây hại nên đào mương thoát nước, tăng cường bón vôi, bón phân hữu cơ hoai mục và rải thuốc hạt trừ tuyến trùng.

Trên đây là những chia sẽ hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây tiêu trong mùa mưa.
 




Back
Top