Thảo luận Cho em hỏi ashitaba là cây gì

  • Thread starter TranSonJP
  • Ngày gửi
Như tiêu đề dạo gần đây công ty em đang nghiên cứu để trồng loại cây tên tiếng nhật là ashitaba tiếng anh là angelica keiskei tuy nhiên em ko biết tiếng Việt của loại thực vật này là gì.
Bác nào có thể cho em xin ít thông tin về cách trồng cũng như tác dụng của loại cây này không ạ.
Hình ảnh của cây em xin đính kèm phía dưới rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bác

56a1e215e1bf7.jpg


56a1e218a621f.jpg


56a1e21ad7c42.jpg
 


Cây này vốn mọc ở Nhật, chưa nổi tiếng lắm,
nên chưa mang vào Việt Nam trồng, chưa có
tên Việt Nam. Ashitaba nghĩa là "Lá Ngày Mai."
Tôi đặt tên cho nó là Cần Nhật có nghĩa là Rau
Cần Nhật, cũng như ở Việt Nam đã có Cần Ta,
Cần Tây vậy.

Trên Internet thiếu gì tin tức về cây này?
Nói chung, nó dễ trồng, nhưng là cây xứ rét,
chỉ thích hợp miền núi phía bắc như Bắc Kạn,
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,
nhiệt độ ở quanh 20 độ thôi. Nó cao tầm
đầu gối đến ngang ngực. Người ta xào nấu
làm món ăn, ăn sống, xay lấy nước, vân vân.
Nó hơi đắng, nên sau khi xào, mới cho nó
vào, hay rắc lên trên đĩa xào, để khỏi làm
đắng cả đĩa.

Nghe nói rất có lợi cho sức khỏe, phòng chống
ung thư, viêm gan, tiểu đường, cao huyết áp,
là những bệnh hay xảy ra với người có tuổi
và người ăn uống rượu thịt không chừng mực.
Tuy thế, nó có trở thành vị thuốc như cà gai
của ta đang mù quáng đua nhau trồng hay không,
thì còn tùy thuộc vào công ty của bạn.

Hạt giống nó bán giá 4 đôla rưỡi 30 hạt trên
eBay, hay 10 đôla 100 hạt ở Amazon.

Đây là tài liệu trồng cấy Cần Nhật Ashitaba
http://www.ashitabaplant.com/2016/01/how-to-grow-harvest-ashitaba.html

1- Mua hạt giống trên Internet. Hạt này thường
dính đôi như hai mảnh vỏ sò. Cứ để kệ kẹp đôi
vậy mà gieo. Sau khi nảy mầm lên 2 cây, mới đánh
lẻ ra trồng.

2- Ngâm hạt một đêm. Gạn ráo nước. Đậy một mảnh
giấy bản dày xốp lên trên, rồi để trong tủ lạnh
30 ngày. Nhớ là tủ lạnh chứ không phải tủ đông
đá nhé. Nhiệt độ chỉ thấp vài độ chứ không đông
đá ở 0 độ đâu. Giữ ẩm luôn luôn, không để tủ lạnh
hút khô giấy bản che đậy bên trên. Tôi thì căn
miếng nilon bịt kín cho hơi nước khỏi bay ra.

3- Mang ra gieo trên đất vườn ươm, nhưng tốt nhất
là khay ươm. Khay này là mùn lá và vỏ cây xay mịn,
ủ mục ra. Phủ một lớp mùn mỏng lên trên hạt. Chừng
2 tuần thì hạt mới nứt nanh, và mọc lên rất chậm.
Nhớ tưới nước luôn cho ẩm nhưng không nhiều làm ướt
sũng. Nhiệt độ trên 20 độ.

4- Cây mọc rồi, thì tưới bón đều, cần có nắng. Nếu
ở miền núi phía bắc, thì có núi chắn, nên một ngày
có 6-8 giờ nắng là tốt rồi, nhưng miền nam quanh
Sài Gòn, thì sáng hay chiều, phải che nắng đi, khỏi
quá nhiều giờ có nắng. Ban trưa ở quanh Sài Gòn,
cũng phải giăng lưới cho khỏi nắng quá gắt.

5- Nên đợi là già mới cắt, vì có nhiều nhựa có chất
thuốc. Cắt vào sáng sớm. Sáng mai, từ chỗ cắt ấy,
đã mọc lên mầm lá mới. Vì thế, nó có tên Lá Ngài Mai.

6- Cây đẻ nhánh, thì đánh tách cây con ra khỏi cây
mẹ mà trồng. Khoảng cách cây là 60cm.

7- Cây mẹ năm thứ 2 mới trổ bông, kết hạt, và chết.
Đánh cây con ra, thì nó cũng mọc 2 năm mới trổ bông
mà chết. Nếu không đánh riêng ra khỏi cây mẹ, thì
khi cây mẹ trổ bông, nó cũng trổ bông theo, và chết,
rút ngắn thời gian mọc tốt, cho nhiều lá để cắt hái.

Tôi thấy các tin tức này đã thừa đủ để bạn trồng nó.
 
Last edited:
Em xin cám ơn bác anhmytran về thông tin rất bổ ích của bác
Thực ra em đang làm việc tại nhật và đang định xúc tiến dự án trồng cây này tại Đà Lạt rồi nhập khẩu lại về Nhật
Xin hỏi ý kiến bác thêm chút nữa là nếu cây này trồng ngoài trời và tại khu vực có độ cao 800 đến 1000 mét mực nước biển thì có thuận lợi không ạ.
Một lần nữa em xin cám ơn bác nhiều
 
Back
Top