cho em hỏi làm cách nào để thâm canh cấy mía đạt năng suất trên 100 tân/ 1ha với ạ

  • Thread starter ga_23
  • Ngày gửi
kính chào toàn thể diễn đàn
em năm nay đang dự đinh trồng 10 hecta mía nhưng cách đây nhiều năm em cũng đã trồng thì năng suất trung bình chỉ được 60-70 tấn/1 ha
vậy bác nào có kinh nghiệm áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến nào để tăng năng suất cây mía lên không ạ? vì em thấy nhiều vùng họ thâm canh lên tới 150 tấn có người còn thâm canh lên tới 200 tấn/1ha em nệ phục quá..nhưng với nhà em thì tăng năng suất lên 100tấn là thành công lắm rồi...
em cảm ơn!
 


kính chào toàn thể diễn đàn
em năm nay đang dự đinh trồng 10 hecta mía nhưng cách đây nhiều năm em cũng đã trồng thì năng suất trung bình chỉ được 60-70 tấn/1 ha
vậy bác nào có kinh nghiệm áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến nào để tăng năng suất cây mía lên không ạ? vì em thấy nhiều vùng họ thâm canh lên tới 150 tấn có người còn thâm canh lên tới 200 tấn/1ha em nệ phục quá..nhưng với nhà em thì tăng năng suất lên 100tấn là thành công lắm rồi...
em cảm ơn!

Chào bạn, xin chia sẻ với bạn mấy kinh nghiệm sau mà tôi có dịp tổng hợp. Bạn tham khảo, nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên lạc trực tiếp với những người trồng mía cho năng suất khủng này nhé.
1. Ông Trương Văn Hiền (Hậu Giang), chủ nhiệm CLB trồng mía 200 tấn: 0909 649 611
2. Ông Nguyễn Văn Sĩ (Hậu Giang): 01257 422 671
3. Ông Nguyễn Xuân Đại (hậu Giang): 01266 834 202

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} </style> <![endif]-->
NÔNG DÂN TRỒNG MÍA CHO NĂNG SUẤT “KHỦNG” NHẤT VIỆT NAM
Trong khi năng suất mía trung bình cả nước chỉ 60,5 tấn/ha (Cục trồng trọt) thì có những nông dân ở vùng quê Hậu Giang trồng mía cho năng suất từ 200 đến 280 tấn/ha. Được coi là những người trồng mía cho năng suất “khủng” nhất Việt Nam hiện nay. Nông dân Nguyễn Văn Sĩ (Thị trấn Cây Dương, H. Phụng Hiệp, Hậu Giang) là một trong những người trồng mía cho năng suất thuộc hàng “khủng” nhất Việt Nam, niên vụ 2010 – 2011, năng suất mía của ông đạt kỷ lục 280 tấn/ha.

Các vụ trước ông đều đạt trên 200 tấn/ha. Ông Sĩ cho biết, năng suất đạt 280 tấn/ha, mức giá bán 1.200 đồng/kg, ông thu về 336 triệu đồng. Ông tận dụng đất rẫy mía trồng xen đậu xanh, bắp tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, ông còn trồng mía hom cung cấp cho nông dân, mỗi năm thu hoạch hai đợt, mỗi đợt thu về 192 – 240 triệu đồng/ha. Tiền lời từ bán mía hôm cả năm từ 120 – 216 triệu đồng/ha. Thành công của ông Sĩ khiến nhiều nông dân không thể phủ nhận hiệu quả từ cây mía – cây vốn được xem là thu nhập thấp. Ông chia sẻ kỹ thuật thâm canh mía, đó là quy trình không quá khó, bắt đầu từ giống tốt (ông chọn giống K95-156; K2000; Saphanburi 7), chú ý bón phân. Chia làm 4 lần bón, lần một khi mía 15 ngày tuổi (100kg Ure/ha), lần hai mía 40 ngày tuổi (250kg NPK 25-25-5), lần ba lúc mía 3 tháng tuổi, bón phân như lần hai, lần bốn khi mía 4 – 5 tháng tuổi, cũng bón phân như lần ba.

Cũng tại Thị trấn Cây Dương (H. Phụng Hiệp, Hậu Giang), ông Nguyễn Xuân Đại trồng mía cho năng suất cao, trung bình đạt 230 tấn/ha, giá bán 1.200 đồng/kg, thu về 276 triệu đồng/ha. Ông Đại còn dành 1.000 m2 làm hom giống cho thu nhập đườc 30 triệu đồng. Giống mía mà ông Đại chọn trồng là Saphanburi 7, chu kỳ cây mía ông bón phân ba lần. Lần đầu khi cây mía 5 – 7 ngày tuổi (bón 200kg Ure/ha), lần hai khi mía 3 tháng tuổi (bón 100kg NPK 25-25-5 + 50kg Super lân + 50kg DAP/ha), lần 3 lúc cây mía 4,5 tháng tuổi (bón 120kg NPK 25-25-5 + 50kg Kali/ha). Tại Hậu Giang gần đây xuất hiện nhiều câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha, có CLB quy định nông dân đạt năng suất này mới được vào CLB. Ông Trương Văn Hiền , chủ nhiệm CLB 200 tấn ở xã Hiệp Hưng (H. Phụng Hiệp, Hậu Giang) cho biết, CLB được thành lập năm 2005 nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng mía, tiếp thu kỹ thuật mới nên năng suất mía của bà con tham gia luôn đạt mức cao. Năm 2009 CLB triển khai cho 64 thành viên trồng giống mía Suphanburi 17 thì có 32 thành viên đạt năng suất trên 200 tấn/ha, trừ chi phí còn lời 70 – 100 triệu đồng/ha. Vụ mía năm 2010, trong CLB có thành viên trồng mía đạt năng suất 250 – 280 tấn/ha.

Bản thân ông Hiền trong niên vụ 2010 đạt năng suất 235 tấn/ha. Ông phối hợp với ĐH Cần Thơ thử nghiệm các biện pháp canh tác mía hiệu quả cao. Ông Hiền có 1,2 ha, trồng mía thương phẩm (0,8ha), trồng mía hom (0,4ha), thu nhập hàng năm sau khi trừ hết chi phí còn 200 triệu đồng. Ông cho biết quy trình thâm canh mía đạt năng suất cao như sau: chọn giống tốt, trồng 4 – 5 ngày tuổi phun thuốc trừ cỏ. 10 – 15 ngày tuổi bón phân lần 1 (100 – 150kg Ure + 500 kg Super lân/ha). Khi mía 35 – 40 ngày tuổi, làm cỏ, vô chân, kết hợp bón phân lần 2 (200 – 300kg Ure + 100kg Kali/ha). Mía 2 – 3 tháng tuổi bón phân lần 3 (400kg NPK 20 – 20 – 15/ha). Khi mía sang 6 – 7 tháng tuổi bón phân lần 4 (200kg Ure + 200kg Kali/ha).

Thanh Duy BT
0919 777 300
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bác!

vâng đọc bài của bác thì thấy khủng quá hi.vì vùng em ai giỏi thì cũng đạt cao nhất là 100tấn/1ha thôi..qua bài viết của bác thì đúng là bón phân rất cần và quan trọng cho cây mía..
có năm em chia ra 3 lô thí nghiệm, đó là 4 hàng không bón đạm, 4 hàng bón ít đạm,và 4 hàng bón nhiều đạm (đạm URE)
thì kết quả thu được là không phân biệt được tác dụng của đạm vì 3 lô này đều phát triển và năng suất như nhau.
đây là vấn đề em đang đau đầu nghiên cứu vì không biết do chất đất của mình,rồi độ PH, hay cách bón của mình sai thế nào mà lại như thế nữa
mong các bác giúp em, liệu bón phân như thế nào? tùy từng loại đất thế nào để bón cho cây mía mà nó hấp thu được để phát triển tăng năng xuất...
 
bác ga_23 có thể mang mẫu đất đi phân tích, rồi mang bảng phân tích đến các trung tâm cây giống hoặc trạm khuyến nông, có lẻ họ sẽ góp ý tốt hơn, chứ thử nghiệm thủ công như thế cũng hơi tốn thời gian và lãng phí tiền vì chưa nắm được vấn đề cần xử lý.
 
vâng đọc bài của bác thì thấy khủng quá hi.vì vùng em ai giỏi thì cũng đạt cao nhất là 100tấn/1ha thôi..qua bài viết của bác thì đúng là bón phân rất cần và quan trọng cho cây mía..
có năm em chia ra 3 lô thí nghiệm, đó là 4 hàng không bón đạm, 4 hàng bón ít đạm,và 4 hàng bón nhiều đạm (đạm URE)
thì kết quả thu được là không phân biệt được tác dụng của đạm vì 3 lô này đều phát triển và năng suất như nhau.
đây là vấn đề em đang đau đầu nghiên cứu vì không biết do chất đất của mình,rồi độ PH, hay cách bón của mình sai thế nào mà lại như thế nữa
mong các bác giúp em, liệu bón phân như thế nào? tùy từng loại đất thế nào để bón cho cây mía mà nó hấp thu được để phát triển tăng năng xuất...

Bạn tham khảo kinh nghiệm của các vua mía miền Tây rồi so cách chăm sóc của bạn hiện nay thế nào. Chứ đất Nghệ An, tôi từng đến xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa. Ở đây có mấy rẫy mía quá tốt, cỏ trồng của hai nhà máy sữa VInamilk và TH rất tốt, cỏ mà nhìn như mía luôn. Vùng này khí hậu và đất đai khá thuận lợi.

Bạn có thể liên lạc với mấy nông dân trồng mía miền Tây thử đi, họ nhiệt tình lắm. Nếu không thì thử liên hệ với Trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường, liên lạc ThS. Thủy, phó giám đốc 0919 101 783 nhờ tư vấn thêm.

Thanh Duy BT
 
Ngày xưa tôi trồng mía thuê, tức là làm công, chứ không làm chủ ruộng,
nên tôi chỉ biết vài kỹ thuật nhỏ lẻ. Xin chia sẻ với bạn như sau:
1- Khoảng cách trồng để có đủ ánh nắng cho mía: cách hàng 2 mét,
cây cách cây 10 centimet. Nói đúng ra, thì là trồng hơi dày, lá mía khi
lớn thì đan nhau, nhưng lúc chưa đủ lớn (mấy tháng) thì vẫn thưa,
tận dụng được ánh nắng hơn cấy vừa khi mía đủ lớn. Trồng dày thì
sản lượng cao hơn, nhưng tỷ lệ đường hơi kém hơn. Tính ra lượng đường
thu hoạch thì trồng dày vẫn được nhiều đường hơn.
Phải bóc lá mía già héo cho nắng lọt vào các lá thấp và thân mía.
2- Bón phân tuỳ theo tuổi: càng nhỏ thì số lần mau, số lượng ít, vi bón
sát gốc, rễ chưa mọc dài. Càng lớn thì bón thưa, số lượng nhiều, vì rải
phân rộng hơn. Tôi thấy bón 5-6 lần chứ không chỉ 4 lần đâu.
3- Luôn luôn phải ẩm đất. Nếu đất mặt khô, chỉ 1 cm đã phải ẩm rồi.
4- Mỗi năm trồng một lần.
5- Làm cỏ bằng tay luôn luôn, nhất là khi mới mọc mầm, không để cỏ
mọc che mầm. Có thể gieo đậu 2 hàng 2 bên rãnh hom ngay lúc đặt
hom, cách rãnh 25-30 centimet. Khi mía lớn lên che đậu, thì ta đã thu
hoạch đậu rồi. Đậu đen, đậu xanh, đậu nành đều được. Đậu giúp ta
đỡ công làm cỏ. Không phun thuốc diệt cỏ, ảnh hường sức khoẻ mía.
6- Có sâu gì, phun thuốc sâu đó. Không có sâu thì không phun phòng.
*
Kỹ thuật mỗi năm trồng một lần, và bóc lá mía luôn luôn của tôi thì
nhiều người phản đối, cho rằng tốn công. Họ không biết rằng số công
trồng mía hàng năm thì ít hơn so với mấy năm trồng một lần, vì luống
mía thấp hơn. Họ cũng không biết rằng bóc lá mía luôn luôn thì tốn
công, nhưng thu hoạch thì nhàn hơn. Bù lại, mỗi năm trồng một lần
thì rế mía mọc mạnh hơn, mới hơn, hút phân nước nhiều hơn, cây cao
và to hơn, lá to hơn, và khi thu hoạch cũng được thêm đoạn gốc 20 cm.
*
Tôi trồng mía ở Hưng Yên, năng suất rất thấp, nhưng tiền thu hoạch
vẫn cao hơn cấy lúa nhiều. Năng suất thấp vì 3 yếu tố: không biết cách
đặt hom, thiếu phân đạm hoá học, và thiếu nước (phải tát hay gánh nước).
*
Cách đặt hom như sau:
1- Cày bằng cày chìa vôi một đường thẳng, sâu hơn 10 cm so với mặt bằng.
2- Lấy xẻng xúc đất ra thành rãnh sâu 10 cm.
3- Hom phải ngâm nước chừng 1 tuần lễ, cho thối mủn nơi lá dính vào hom.
4- Mang Hom ra luống, bóc bẹ, chặt làm 3, mỗi khúc có chừng 2 mắt.
Đừng chặt vào mắt, mà chỉ chặt vào giữa lóng thôi. Phải chém trên không.
Không được chặt hom trên thớt, vì chặt trên thớt sẽ giập hom.
5- Đặt hom lên đáy rãnh, chú ý 2 mắt 2 bên, chứ không mắt trên mắt dưới.
Lấp đất vừa che hom khỏi bị nắng khô. Nếu có bùn ướt lẫn là mục thì tốt nhất.
Đặt hom sát nhau, hay đặt so le gối nhau để khỏi có khoảng cách, thì mới
không khỏi bị thưa. Sau khi mía mọc lên, còn tỷ lệ chết khô, sâu ăn, và ta
còn tỉa những mầm quá sát nhau nữa. Nên làm một vườn ươm, mỗi chiều
1 mét cho 1 hécta, đặt hom sát nhau, vùi bùn rãnh bùn ao lên. Khi ruộng
có nơi bị chết mầm, thì lấy mầm hom ở đây cấy dặm cho cùng tuổi. Phải giữ
ruộng thật ẩm, có thể hơi ướt suốt thời gian hom mọc mầm ra rễ.
6- Nên vun gốc cho mía, xúc đât nơi xa, giữa 2 rãnh mà vun vào. Có thể vun
2 lần, đắp cao chừng 1 gang tay, giúp gốc vững và đứng thẳng. Miền Bắc hay
có gió bão, khiến mía bị đổ trốc gốc hay bị nghiêng, năng suất thụt xuông,
vì ánh nắng chỗ bị che, chỗ bị hở, và các cây mía nghiêng sẽ cong, thì nhạt và
có lỗ hổng giữa lõi. Khi thu hoạch, cầm thân nhổ lên, bật theo cả hom nữa, vì
không để mấy năm mới trồng lại. Năm sau cày đúng vào vệt rãnh mía đã nhổ
lên, trâu cày cũng nhẹ nhàng.
Nên chọn giống cao hơn 2 mét, thân tày cổ tay, lóng dài trên 10 cm.
Không hiểu sao bài viết trên nói 1 năm 2 vụ mía?
*
 
Last edited:
Bạn tham khảo kinh nghiệm của các vua mía miền Tây rồi so cách chăm sóc của bạn hiện nay thế nào. Chứ đất Nghệ An, tôi từng đến xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa. Ở đây có mấy rẫy mía quá tốt, cỏ trồng của hai nhà máy sữa VInamilk và TH rất tốt, cỏ mà nhìn như mía luôn. Vùng này khí hậu và đất đai khá thuận lợi.

Bạn có thể liên lạc với mấy nông dân trồng mía miền Tây thử đi, họ nhiệt tình lắm. Nếu không thì thử liên hệ với Trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường, liên lạc ThS. Thủy, phó giám đốc 0919 101 783 nhờ tư vấn thêm.

Thanh Duy BT
cảm ơn bác thanh duy
không biết bác quê ở đâu mà từng đến quê em rồi nhi? em cũng ở gần nhà máy sữa TH đấy, xã Đông Hiếu cách nhà em khoảng 20 cây số.
hồi em còn bé thì bố mẹ em từng trồng 20 hecta mía,năm ấy thu được hơn 1000tấn mía tuy nhiên tính trung bình ra thì năng suất đạt trung bình cũng chỉ khoảng 60tấn/1ha..giá thị trường lúc ấy rất thấp. 1 tấn trừ cước vận chuyện nữa thì còn có 1trăm 70 ngìn( giá 1kg mía lúc đó là khoảng 200 đồng vn).
tính ra thì cây mía khó mà làm giàu được chỉ đủ ăn thôi.nên sau này cũng chuyển sang cây trồng khác..
bây giờ thì giá mía là tương đối ổn, khoảng 1000 đồng/1kg..nếu thâm canh tốt thì em cũng mong là năng suất đạt 80tấn/1ha là thành công lắm rồi.
không biết là do vùng đất thế nào?trước kia lên mua giống mía ở vùng 32 quỳ hợp thì thấy cây mía to cao như cây tre:lol:..đo được cao 4 mét.thân thì như cây tre,hỏi ra là giống rok 10 hay rok 16 gì đấy,em chặt mấy cây về nhà thử mọi người đến xem như xem hội:lol:..sau này mới biết không phải do giống mà do đất ở đó tốt,hình như ngày xưa là trại nuôi bò cũ..
nói chung để tìm ra một cách bón phân hiểu qua cho từng vùng đất là cũng một vấn đề khó,chắc cần nhiều nhà chuyên môn giỏi hướng dẫn cho từng loại đất để bón phân thi may mới thành công.chứ bón phân không hợp lý có khi làm hư đất^_^
em làm việc cái đã..cảm ơn bác đã chia sẻ cùng em hi..em năm, nay vừa ra trường nên cũng muốn làm được điều gì đó có ích hi
 

Chào bạn "ga-23",
Bạn cố gắng sẽ thành công thôi, đất rất quan trọng nhưng kỹ thuật chăm sóc + giống quan trọng không kém (bạn thấy Israel đấy, đất sa mạc mà là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới, nói vậy để thấy kỹ thuật rất là qtrong). Nhà máy sữa TH tại quê bạn đang áp dụng công nghệ và có chuyên gia Israel.

Tôi người miền Tây, đến quê bạn trong chuyến công tác và có dịp tham quan trại bò sữa hiện đại nhất VN. Quê bạn rất đẹp, làng sen quê Bác thanh bình...Hy vọng sẽ có dịp trở lại!

Vừa ra trường, khát vọng và sức trẻ sẽ giúp bạn có nhiều thành công! Cố gắng bạn nhé!

Thanh Duy
 
Ở Hưng Yên, mía tốt nhất cao 3 mét, thân to bằng cổ chân.
Mía khá tốt, tức là không nhiều, thì cao hơn 2 mét, thân bằng cổ tay.
Mía bình thường thì chỉ cao 2 mét thôi, thân nhỏ hơn cổ tay.
Dù cao to thân mập như thế nào, thì khoảng cách là quyết định.
Trồng dày thì không thể cao và to được. Dân Hưng Yên thường
trồng cách hàng khoảng 1 mét rưỡi, không đủ 2 mét, nên mía
không thể to bụ, cũng không thể mọc cao, vì sẽ gãy.
*
Ngoài ra, còn có thói trồng mía 2 năm mới trồng lại. Như vậy năm
thứ 2 thì để nhiều mầm mía quá, dày xít vào nhau, cớm nắng nên
mọc đua nhau vươn lên, rất gày guộc và ít đường.
*
Tôi có thấy mía bụ, cao 3 mét rồi, nhưng to hơn và cao hơn thì chưa
từng thấy. Ắt hẳn là giống nó vậy, nhưng phải trồng thưa mới đủ nắng
mà to lá to thân, và như thế mới mọc cao mà không bị gãy. Tôi chắc
chắn rằng mía trồng thưa thì năng suất thấp. Đó là vì khi Mía còn non,
lá nhỏ, lại trồng thưa thì phí ánh nắng nuôi cỏ dại. Có bạn nói, cỏ mọc
tốt như Mía là đúng. Thời tôi nhận lời làm cỏ mía mà chưa đi làm ngay,
thì chủ mía đến nhà giục rối rít, sợ tôi mấy ngày mới làm, thì cỏ đè lấn
mía không mọc được. Thấy chủ thuê mình mà cứ như bắt đền thì tôi
cũng bực, nhưng thong thả nghĩ lại thì cũng tội nghiệp cho họ. Nếu không
có người làm cỏ cho mía kịp thời, thì năng suất sẽ kém. Bóc lá mía nữa.
Cũng phải kịp thời, không để ruộng mía rậm rạp. Chủ mía hay thuê các
bà già bóc lá mía, vì rẻ công hơn công làm cỏ mía.
*
 
Nếu bạn có điều kiện thì hãy lấy đất đi phân tích ở các trường đại học nông nghiệp rồi nhờ họ tư vấn giống mía phù hợp.
Nói chung, để trồng đạt năng xuất cao thì vẫn phải căn cứ theo nguyên tắc cũ:
Nhất nước - nhì phân - tam cần - tứ giống.
Thường thì 1 giống cây sẽ phù hợp với 1 loại đất và thời tiết nào đó. Đôi khi chính người tạo ra giống cây đó còn chẵng để ý đến điều này mà tư vấn cho người trồng.
Bón phân là điều bắt buộc nhưng tập quán trồng trọt ở vn vẫn thường "cố tình quên". Đặc biệt là những người trồng cây công nghiệp. Bón phân ở đây chia làm 2 loại: Trước và trong khi trồng.
Thanh long trồng ở phan thiết 1 năm cao lắm 3 vụ nhưng tại miền tây thì 1 năm 4 - 5 vụ. Vấn đề đất trồng nhiều dinh dưỡng thì khỏi nói nhưng quan trọng là miền tây nước nôi luôn đầy đủ.
Tôi có quen 1 người trồng lúa luôn đạt năng xuất cao (từ 8 - 9 tấn/ha trở lên). Điều mình học được ở ông ấy là chuyên cần. Ngày nào ông cũng ra ruộng nhìn ngắm, sờ nắn, đo đạc để nắm bắt trước nhu cầu của cây lúa ông trồng (bệnh hại, phân bón, nước).
Ta nghe ở đâu đó trồng cây gì đạt năng xuất cao thì cũng đừng dại mà bê nguyên công thức đó về làm trên mảnh đất của mình. Mỗi loại cây, mỗi loại đất, mỗi loại nước, mỗi loại thời tiết đều có ảnh hưởng rất sâu sắc đến năng xuất. Tùy tình hình mà thêm bớt cho phù hợp.
Chúc bạn sớm làm được điều bạn mong muốn.
Thân ái!
 
Em ở Đông Nam Bộ nên cũng không rành về đất đai ở Nghệ An. Tuy nhiên, cũng xin phép "múa rìu qua mắt thợ", góp với bác một vài ý, hy vọng giúp ích cho bác phần nào trong việc đạt năng suất 100 tấn/ha.

Muốn đạt năng suất 100 tấn/ha, những việc sau đây là không thể thiếu (theo kinh nghiệm của em):

1. Nước tưới-giữ ẩm:
- Nếu chỉ thuần nhờ vào nước trời (nước mưa), năng suất mía rất khó đạt được 100 tấn/ha, kể cả là ở miền Tây Nam bộ đi nữa. Tuy nhiên, chi phí tưới nước không phải là nhỏ nên bác cần hết sức quan tâm xem có nên tưới hay không. Nếu tưới được thì quá tốt.
- Nếu không tưới được thì phải tìm mọi cách để giữ ẩm, chống hạn cho mía trong mùa khô. Ở trong Nam hay có thói quen đốt lá sau thu hoạch nên khi nắng tới, mía bị hạn dữ dội, sinh trưởng rất kém hay có thể nói gần như không sinh trưởng. Tác hại của việc đốt lá đặc biệt nặng nếu như khí hậu tại vùng đó có một mùa đông lạnh. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là: sau khi thu hoạch, không đốt lá mà để lá ngay trên mặt ruộng để giữ ẩm cho đất đồng thời làm lớp thảm che phủ cỏ dại, hạn chế cỏ dại cạnh tranh với mía trong giai đoạn đầu. Mô hình này đang được áp dụng rất thành công tại Tây Ninh- nơi đã từng là thủ đô của mía đường Việt Nam.

2. Giống mía:
- Không biết ngoài Nghệ An ra sao, nhưng trong Nam, các giống mà em đã nghe bác đề cập ở trên như ROC 10 (ko phải ROK nhé), ROC 16, R579... đều đã bị thải loại từ lâu vì nhiều sâu bệnh hoặc chữ đường thấp. Hiện nay, các giống mía trồng phổ biến ở trong Nam (và cũng là ở Thái Lan) là những giống mới như LK92-11, K95-84, K95-156, K94-2-483 vì đây là những giống có tiềm năng năng suất, chữ đường rất cao. Cá biệt, có một vài giống tiềm năng chữ đường (CCS) có thể lên tới 15-16%.
- Muốn tăng năng suất nhưng lại bỏ qua giống mía là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều người trồng mía mắc phải.

3. Phân bón:
- Không phải muốn bón gì và bón như thế nào cũng được. Không phải thấy ở miền Tây, người ta bón phân như thế đạt được 150 tấn/ha mà mình bắt chước y xì là được. Phải phân tích đất để xem hàm lượng dinh dưỡng trong đất ra sao từ đó mới xác định được cách bón và loại phân bón thế nào cho hợp lý.
- Không biết chính sách của các Nhà máy đường ngoài ấy như thế nào, chứ ở công ty em (đường Biên Hòa), nếu nông dân có yêu cầu, Nhà máy sẽ lấy mẫu đất để phân tích đất, từ đó xây dựng công thức phân luôn cho nông dân. Mọi chi phí phân tích (chi phí lấy mẫu, chi phí phân tích đất và xây dựng công thức phân) đều miễn phí 100% cho nông dân. Bác thử đề nghị với Nhà máy đường xem họ có hỗ trợ được bác không.

4. Bóc lá-chặt mía sát gốc:
- Sau khi thu hoạch xong, nếu phần gốc còn lại trên ruộng mía cao khoảng 6-7cm, bình quân mỗi ha mía bác đã phí mất 4-5 tấn. Do đó, chặt sát gốc là một điều nhất thiết phải làm để không lãng phí mía (đây cũng là 1 cách để tăng lợi nhuận và cũng là "tăng" năng suất cho ruộng mía).
- Khi mía cao từ 1-1,5m (không tính chiều cao của đọt lá), lột hết các lá già (là vàng toàn bộ, lá khô) đem phủ dưới rãnh mía để vừa diệt cỏ, vừa giữ ẩm cho mía, vừa cung cấp phân hữu cơ, vừa hạn chế sâu hại, vừa chống cháy lại vừa tạo điều kiện cho việc chặt sát gốc.
- Lưu ý: không được lấy lá mía phủ vào gốc mía vì sẽ cản trở khâu thu hoạch mía sát gốc sau này; sau khi bóc lá đợt 1, cứ mỗi tháng lại bóc lá 1 lần. Không bóc lá vào những giai đoạn nắng gắt, gió Lào hoặc rét đậm. Không bóc lá đối với mía để giống.

Còn các nội dung khác như làm cỏ, bón phân kịp thời, phòng trừ sâu bệnh là những chuyện bắt buộc phải làm thường xuyên và kịp thời nên em không nhắc tới. Hy vọng sẽ giúp được bác chút nào chăng?

 
Bạn có thể giải thích
Không bóc lá ở cây mía để giống được không?
*
Các lý do khác tôi không rõ, nhưng tôi trồng mía
thì cây nào cũng để giống cả, có nghĩa là không
có cây mía chuyên để giống. Như thế có cái tiện
cùng chăm sóc và thu hoạch như nhau. Đương nhiên,
khi thu hoạch thì ngọn mía còn đang tươi xanh,
làm sao bóc được lá khi lá chưa héo khô? Đoạn
ngọn còn có lá đó được chặt ra để giống. Nếu không
để giống, thì mới róc lá (phải róc bằng dao, chứ
không thể bóc bằng tay được), và chặt cụt ngọn,
coi khúc ngọn đó cũng là mía thu hoạch làm đường.
Trừ khúc ngọn chỉ hơn 1 gang tay đó ra, thì tôi
luôn luôn bóc lá mía. Khi thu hoạch, trừ khúc ngọn
chặt riêng làm giống, cả cây mía đã bóc lá nhẵn từ lâu.
*
Theo bạn, mía để giống thì khác mía thường ở chỗ
nào: trồng cấy, chăm sóc, và thu hoạch?
*
 
À, về vấn đề bóc lá mía giống cũng như về vấn đề phân biệt mía giống-mía nguyên liệu, em xin trả lời bác anhmytran được rõ như sau:

Phân biệt mía giống và mía nguyên liệu:
Đúng là trước đây, ở Việt Nam không chia ra mía nguyên liệu và mía giống. Thường, để chuẩn bị giống cho vụ sau, ngưới ta thường chặt khúc ngọn còn non để làm giống, phần còn lại vẫn chăm sóc để thu hoạch mía nguyên liệu (trong Nam gọi là việc chặt khúc ngọn để làm giống như trên là bay ngọn). Cách làm này tuy đơn giản, lại tiện cho việc chăm sóc ở quy mô nhỏ nhưng lại có rất nhiều bất lợi. Em xin trình bày một số bất lợi của việc bay ngọn này như sau:
- Nếu bay ngọn sớm quá sẽ làm phần mía nguyên liệu còn lại đâm chồi thân ở gần vị trí bay ngọn. Điều này làm chữ đường mía giảm nghiêm trọng (các Nhà máy đường đặc biệt ghét điều này). Đồng thời, việc bay ngọn sớm sẽ tạo vết thương ở phần mía nguyên liệu, tạo cơ hội cho sâu bệnh hại xâm nhập.
- Nếu bay ngọn trễ, tuy hạn chế được sâu bệnh hại và việc nảy chồi thân nhưng lại hại cho ngọn giống vì mía quá già, các mắt mầm bị chai. Khi trồng bằng ngọn này, mía nảy mầm chậm và yếu hơn bình thường. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu trồng mía vụ Đông-Xuân.
- Thêm vào đó, việc bay ngọn mía chỉ có thể thực hiện ở quy mô 1-2 hecta. Còn ở quy mô công nghiệp, chỉ cần bác trồng mới 50ha (ở công ty em, mỗi năm trồng mới hơn 200ha) thì việc đi chặt từng ngọn mía để trồng cho 50ha này là điều không tưởng. Nên nhớ, mỗi hecta trồng mới cần đến hơn 40.000 hom mía (50 hecta = 2 triệu hom mía. :wacko:)

Do đó, việc bay ngọn mía để trồng đã bị các nhà máy đường ở Việt Nam (và trên thế giới) xóa sổ từ lâu. Hiện tại, mía trồng tại việt Nam được chia làm 2 loại:

a. Mía giống:

- Là những ruộng mía chỉ trồng đến 6-7 tháng tuổi là chặt. Lúc này, toàn bộ cây mía từ gốc đến ngọn đều có thể đem trồng nên rất tiết kiệm công thu hoạch giống, đặc biệt là khi trồng ở quy mô công nghiệp. 1 hecta mía giống có thể đem trồng được 5-7 hecta mía nguyên liệu. Việc thu hoạch nguyên cây như vậy còn đặc biệt thích hợp với việc trồng mía bằng máy (hiện nay, máy trồng mía đang trở nên phổ biến từ Bắc vào Nam nước ta. Nếu bác nào cần, em có thể cung cấp một số thông tin về máy trồng mía để các bác tham khảo)
- Do là mía giống nên không cần bón nhiều kali (vì đâu cần mía làm đường). Chế độ bón đạm và lân ở ruộng mía giống tương tự mía nguyên liệu, còn lượng kali chỉ bằng 50-60% so với ruộng mía nguyên liệu.
- Đối với ruộng mía giống, việc bảo vệ mắt mầm mía là cực kỳ quan trọng nên cấm tiệt việc bóc lá mía vì việc bóc lá mía sẽ làm mắt mầm mía mau chai (nói nôm na là mau già), khi trồng mía sẽ chậm nảy mầm. Việc đánh lá (róc lá mía bằng dao hay bất kỳ công cụ nào khác) lại càng bị cấm.
- Do 1 vụ mía giống chỉ có 6-7 tháng (thường là 6 tháng) nên 1 năm sẽ có 2 vụ mía giống.

b. Mía nguyên liệu:
- Là những ruộng mía trồng để lấy đường nên em không nói nhiều vì các bác đã biết quá rõ.
- Do 11-13 tháng mới thu hoạch nên 1 năm chỉ có 1 vụ mía nguyên liệu mà thôi.

Còn về việc bóc lá hay dùng dao róc lá, em cũng xin trình bày luôn:
- Nếu quy mô nhỏ (<5 ha) thì tốt nhất nên bóc lá. Còn nếu ruộng mía quy mô lớn hơn (>5ha) thì có thể thay bóc lá bằng "đánh lá". Nghĩa là dùng thanh sắt tròn có cù ngoéo để róc lá và lá róc xong phải gom ra rãnh ở giữa 2 hàng mía.
- Còn việc dùng dao róc lá mía thì em đảm bảo không có nhà máy nào khuyên khích. Vì sao? Việc dùng công cụ sắc bén có thể làm hư hại cây mía (thay vì róc lá, do bén quá nên lưỡi dao ăn phạm vào cây mía). Những hư hại do lưỡi dao gây ra chính là cửa ngõ để sâu hại, bệnh hại (đặc biệt là các bệnh do nấm) tấn công cây mía.
- Lưu ý luôn: dù là bóc hay đánh lá cũng đều phải loại bỏ cả bẹ lá lẫn phiến lá ra khỏi cây mía chứ không phải chỉ róc phiến lá như một số bác lầm tưởng đâu nhé. :lol:
- Hiện nay, việc dùng dao róc lá mía chỉ được các nhà máy khuyến khích khi thu hoạch mía mà thôi. :lol:

Một vài ý giải thích thêm với bác anhmytran và các bác.
 
Last edited by a moderator:
Tôi xin so sánh lợi hại giữa 2 cách mà bạn chưa thấy được:
Cách chặt ngọn làm giống khi thu hoạch cuối năm gọi là Cổ truyền, viết tắt là C.
Cách trồng mía 6 tháng lấy cả cây làm giống gọi là Mới, viết tắt là M.
*
Tỷ lệ nảy mầm C là 100%, không có chuyện ngọn già bao giờ.
Tỷ lệ nảy mầm M là 60%, vì 1/3 cây mía là phần lá già, rụng hay còn đeo trên
cây, nhưng đã khô rồi, hay chưa khô nhưng úa vàng từ lâu. Những mắt mía này
đã già, khả năng mọc mầm hầu như không thể, hay rất thấp.
*
C: Mía thu hoạch xong, ngọn chặt làm giống được ngâm cho thối bẹ để bóc,
trong khi ruộng được cày và đào rãnh để đặt hom, tiếp tục trồng ngay, không
để đất nghỉ. Thời gian mía mọc từ khi đặt hom đến khi thu hoạch là 10-11
tháng.
M: Không rõ thời gian trồng mía vào lúc nào? Có thể nói là không thể có thu
hoạch.
*
C: Thu hoạch và lấy giống rất thuận lợi, cả hàng ngàn hecta cũng không có
vấn đề gì. Không hiểu bạn nhìn đâu ra lý do nói rằng có khó khăn?
M: không có thu hoạch, nên không có khó khăn gi về thu hoạch cả.
*
C: Lấy giống để trồng thêm diện tích mới thì rất khó khăn. Số ngọn của 1 hecta
chỉ đủ cấy chừng 1,1 đến 1,2 hecta, trong đó 1 hecta là ruộng cũ. Chỉ có thể
có giống cho 0,2 hecta đất mới thôi.
M: Có thể gấp đôi số ngọn mía, gấp đôi diện tích mới, nhưng tỷ lệ mọc mầm
thấp, và ngọn giống gày nhỏ. Phải biết mía 6 tháng thì thân chưa đủ bự đâu,
nhất là phần gốc. Vì thế, mía mọc từ ngọn nhỏ thì gày nhỏ và mọc yếu hơn.
*
C: có thể nói không thể trồng thêm diện tích mới, nhưng thời vụ thu hoạch tốt.
M: để có giống trồng thêm diện tích mới, nhưng không thể thu hoạch, vì mía
6 tháng hầu như chỉ có mật, còn tỷ lệ đường rất thấp. Để có 60 hecta trồng mía
mới, trước hết vẫn phải trồng vào mùa xuân như C chừng 1 hecta. Chỉ để mía
mọc 4 tháng chứ không phải 6 tháng cho khỏi già phần gốc, thì chặt lấy giống
cấy ra 3 hecta mới, cộng 1 hecta cũ là 4 hecta. Sau 4 tháng nữa, thì diện tích
giống là 12 hecta mới, cộng 4 hecta cũ. Sau 4 tháng nữa, tròn 1 năm, thì có
giống trồng mùa Xuân để thu hoạch như thường, đủ cho 6 chục hecta. Ấy là
tôi tính theo giả tưởng, chứ tôi không hề biết cách này bao giờ.
*
Chuyện chặt ngọn rồi tiếp tục chăm sóc phần thân cụt, tôi chỉ nghe bạn nói,
chứ vô lý lắm, vì thân mía không có lá thì chăm sóc làm gì? Làm sao nó quang
hợp được. Đúng là để nó mọc mầm thôi, và mầm này chỉ có hại, vô dụng. Mặt
khác, chặt ngọn mía ở cây mía đang đứng thì khó hơn ở cây mía đã nhổ gốc
lên rồi, hay chặt gốc rồi. Cách làm này của bạn tôi chưa từng biết, và có lẽ
là cách của người không phải là nông dân?
*
Chuyện róc mía bằng dao hay bất cứ dụng cụ gì, đều không tốt, không nên.
Tuy vậy, mía bóc lá luôn luôn, thì đâu cần róc chỗ nào? Chỗ ngọn thì phải bóc
bằng tay chừng 2-3 bẹ cuối cùng, nơi thuộc về mía thu hoạch. Nơi thuộc về
mía giống, thì không được bóc, mà ngâm cho thối ra để bóc làm giống.
Thu hoạch mỗi năm một lần, thì mía được nhổ lên, có rễ tua tủa chừng 1 gang
ở dưới đất, khi ta vun gốc mía. Do đó, phải róc rễ đi, đương nhiên bằng dao sắc.
Cách róc rễ phải khéo tay, hạn chế róc phải vỏ mía, dễ chạy máu lên men rượu,
mất đường. Dù sao, đó là chuyện ngoài lề của vấn đề lấy ngọn mía làm giống.
*
 
Em xin trả lời bác anhmytran rõ (mặc dù thấy có vẻ ông nói gà bà nói vịt, vì bác ở Mỹ, canh tác theo kiểu cũ mà hiện nay VN đã bỏ từ lâu; em ở VN, canh tác theo kiểu mới mà bác chưa thấy bao giờ). Và để cho bác yên tâm về độ chính xác, em xin nói luôn, em là dân kỹ thuật nông nghiệp của công ty mía đường Biên Hòa nên không thể có chuyện... nói suông bao giờ. Rồi, em vào vấn đề chính ngay đây ạ:

1. Về tỷ lệ nảy mầm:

- Không biết bác đã thấy cách trồng mía giống theo kiểu mới chưa mà bác dám "phán" tỷ lệ nảy mầm của kiểu mới chỉ đạt 60%? Thưa bác, em khẳng định, mía 6 tháng, từ gốc lên ngọn trồng được tuốt, tỷ lệ nảy mầm tệ lắm cũng đạt 95% bác ạ. Và trước khi trồng, cũng phải lột bẹ lá chứ ko để nguyên đâu bác ơi.
- Còn về tỷ lệ nảy mầm của bác, nếu được ngâm ủ thì tỷ lệ OK thôi. Nhưng lại tốn thời gian ngâm ủ. Bác cứ tưởng tượng, thời vụ thì gấp mà lại cứ rỉ rả ngâm ủ thì tiến độ chậm đến đâu ạ?

2. Về việc thu hoạch được hay không?
- Đã là mia giống thì chỉ thu hoạch mía giống (mía dùng để trồng chứ không thu đường) nên bác nói là không thu hoạch, có lẽ là không thuhoạch đường thôi. Chứ thu hoạch mía cây thì vẫnthu chứ, phải không bác?
- Về canh tác, bây giờ diện tích trồng lớn nên trong Nam thường dùng máy để làm đất, và trước khi trồng mía ít nhất phải cày đủ 5 lượt: 3 lượt cày 7 chảo và 2 lượt cày phá lâm; sau đó mới rạch hàng trồng. Chứ trồng tay mà đi đào rãnh trồng như kiểu trồng ở quê bác thì... chết tiền và chậm lắm bác ạ.
- Thời vụ thì ở trong Nam chắc khác quê Hưng Yên của bác nhiều nên em không dám bàn. Chỉ xin nói thêm: ở trong Nam có 2 vụ trồng mía, vụ Đông Xuân từ tháng 11 dương lịch đến tháng 1 dương lịch năm sau; vụ Hè Thu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 năm sau.

3. Về khó khăn khi thu hoạch mía:
- Với cách bay ngọn của bác, thu hoạch mía giống phải hoàn toàn bằng tay. Em xin thông báo với bác 1 thông tin để bác xem có khó không nhé: ở các vùng nguyên liệu mía bây giờ, khó khăn hàng đầu là công lao động. Nguồn công lao động gần như cạn kiệt, thậm chí 1 số vùng phải sử dụng cả lao động nước ngoài (Campuchia, Lào). Giá công thì hiện tại là 120.000 đồng/4 giờ (6USD/4h), khi trồng mía đồng loạt thì công lao động có thể lên đến 150.000-160.000 đồng/4 giờ. Với kinh nghiệm của bác, em xin hỏi để bay ngọn đủ trồng cho 1 ha cần tốn bao nhiêu công ạ? Chứ với cách chặt mía 6 tháng như bây giờ, chỉ tốn khoảng 2 công (khoảng 240.000 đồng) là đủ chặt mía trồng 1 ha mía. Nếu chặt mía bằng máy thì còn rẻ hơn (chỉ khoảng 150.000 đồng là chặt đủ mía trồng cho 1 ha).
- Về cách chặt mía nguyên cây (mía 6 tháng), không hiểu bác căn cứ vào đâu mà bảo mía 6 tháng nhỏ cây ạ? Xin thưa với bác, tại miền Nam, mía giống (6-7 tháng) có năng suất khoảng 55-65 tấn/ha là chuyện bình thường ạ. Em nghĩ là cây mía không nhỏ và yếu như bác nghĩ đâu.

4. Về lợi nhuận của ruộng mía giống 6 tháng chặt nguyên cây:
- Bác nói, mía giống 6 tháng trồng nguyên cây không thể thu hoạch. Em cũng xin đính chính: vẫn thu hoạch bình thường chứ ạ. Và mía giống 6 tháng chặt nguyên cây như em đã nêu thường có giá gấp 1,5 giá mía nguyên liệu đấy ạ. Lại còn có cái lợi là 1 năm thu 2 vụ nên lợi nhuận tính ra sẽ gấp 3 lần mía nguyên liệu. Vậy là lời to chứ phải không ạ?
- Còn cái quy trình trồng mía 4 tháng thu hoạch giống thì em nói bác bỏ quá cho em, cái quy trình ấy là do bác hoàn toàn suy diễn chứ trong Nam bọn em không ai trồng như vậy đâu ạ. Mía tối thiểu phải được 6 tháng mới đủ chất lượng làm giống ạ. Nếu bác vẫn hồ nghi, bác có thể liên hệ với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển mía đường (Viện mía đường Bến Cát cũ ạ).
- Có lẽ bác cũng đang nghĩ rằng, với mía 6 tháng thì bọn em vẫn bay ngọn rồi chừa cái khúc gốc lại để chăm sóc. Xin thưa, không hề ạ. Mía 6 tháng làm giống được chặt từ gốc đến ngọn, lấy nguyên cây đem trồng bác ạ. Và cũng khẳng định lại 1 lần (để nhiều bạn không/chưa trồng mía khỏi hoang mang): với cách trồng nguyên cây đó, tỷ lệ nảy mầm tệ lắm cũng phải đạt 95% chứ không hề là 60% như như bác anhmytran nghĩ đâu ạ (hic, trồng mà nảy mầm 60% thì công ty em phá sản từ đời tám hoánh rồi ạ)

5. Về chuyện chặt ngọn rồi chăm sóc phần thân cụt:
-
Xin bác bình tâm xem lại, đã bao giờ em nói tới chuyện lột lá mía, chặt đầu đem trồng còn chăm sóc phần thân cụt không lá còn lại không ạ? Em chỉ bảo, chỉ lột lá đối với mía nguyên liệu. Và mía giống thì không lột lá, thu hoạch nguyên cây (từ gốc đến ngọn) khi mía 6 tháng để đem đi trồng thôi ạ. Mong bác xem lại giúp chứ không công ty em tưởng em xúi dại thiên hạ thì đời em thê thảm lắm.
:blink:
- Có lẽ bác hiểu lầm khi em nói bay ngọn trễ và sớm. Ý em là vầy: bay ngọn sớm = bay ngọn trước khi thu hoạch (do cần gấp giống mía), còn bay ngọn trễ = bay ngọn lúc thu hoạch ạ. Xin đính chính kẻo bác hiểu lầm

Chà, lâu lắm mới lại có dịp trao đổi với các bác, thoải mái hẳn.


 
Last edited by a moderator:
Tôi đã rõ rồi, và mặc dù chưa thấy, tôi vẫn tin công việc bạn làm
có kết quả tốt như bạn nói. Chỉ thuần tuý dựa vào lý thuyết thôi.
*
Cám ơn bạn đã chia sẻ với mọi người trên tinh thần khoa học.
 
KgBPMT

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--> Tôi đã từng trồng mía rồi..trồng vài bụi góc vườn cho vui thôi, và bây giờ lúc nào vườn tôi cũng có mấy bụi mía vàng và mía tím
Người bạn chuyên trồng mía hợp đồng cho nhà máy đường bảo tôi rằng : lấy cây mía đang lớn, đem trồng bụi mía to và lớn nhanh lắm
Tôi ngiệm thấy rằng đúng như vậy, lấy ngọn mía từ cây đã thu hoạch đem trồng, bụi mía lên không mạnh và không to bằng lấy cây mía đang lớn đem ra trồng, mà bác [FONT=&amp]hoangphuc289 gọi là “mía giống”[/FONT]
[FONT=&amp]“Mía giống” khi trồng xuống mầm lên cây mía rất to và nảy bụi rất nhanh[/FONT]
 
cảm ơn các bác đã trao đổi rất nhiệt tình,đầu năm mới chúc tất cả các bác sức khỏe và gặp nhiều may mắn....
 


Back
Top