Chồn nhung đen - Là con gì ?!

  • Thread starter newsam
  • Ngày gửi
Chồn nhung đen không như bạn tưởng, nhỏ con, thịt nhão và không có hương vị của thịt động vật hoang dã, như con chuột thôi, Hiện nay trong giới chăn nuôI những con vật mới đang quảng bá hiệu quả kính tế rất cao của một giống vật nuôI mới:
CON CHồN NHUNG ĐEN.

Con “chồn nhung đen” đ­ợc biết đến đầu tiên thông qua một bàI viết đăng trên website viện chăn nuôI của Tạp chí chăn nuôI. Con “chồn nhung đen” đ­uợc từ TQ vào VN trong thời gian gần đây .

Qua tìm hiểu của bản thân tôI con “chồn nhung đen” đ­ợc nuôI nhiều ở Quảng tây TQ, hiện nay họ bán con vật này với giá khoảng 80NDT/cặp nặng khoảng 500-800gam/con (tỷ giá 2600đồng/NDT) Tương đương 200.000-300.000VND/1 cặp. Qua quá trình tìm hiểu tôI phát hiện con vật này ở n­ớc ta cũng đã nuôI rất nhiều và đ­ợc gọi với cáI tên là con Bọ. Kết hợp các tàI liệu bằng tiếng Anh, tiếng Hoa và đích thân đ­ợc thay con “chồn nhung đen” và con Bọ tôI dám khẳng định nó cùng một loàI, tên tiếng Anh là: Guinea Pig.

Con “chồn nhung đen”(con Bọ) xuất xứ từ vùng núi Andes ở Mỹ latinh, dân c­ vùng này dùng con vật này làm thực phẩm, thịt đ­ợc đánh giá là ngon, ở TQ họ cũng chế biến nó ở các nhà hàng(dạng nhà hàng đặc sản ở VN, rất ít co ở NH lớn).Còn ở các n­ớc khác( trong đó có VN) chủ yếu nuôI làm cảnh và dùng làm vật thí nghiệp y học.

Con Bọ này ở khu Chợ lớn ( đ­ờng Nguyễn Thị Nhỏ, Quận 6, TP.HCM) bán rất nhiều với giá khoảng 15000-20000đồng/con nặng khoảng 500-700g ( tôI có mua và ăn thử) và rất khó bán, chủ yếu ng­ời mua chỉ mua một vàI con để làm cảnh, rất ít ng­ời mua để ăn.

TôI viết lên những điều này là muốn đ­ợc ra một số thông tin để bà con mình tham khảo.
----------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh của "chồn nhung đen"
product921.jpg

Trong diễn đàn Agriviet có rất nhiều hình ảnh về con "chồn" này. QUý vị có thể search từ google hoặc search từ trong diễn đàn, sẽ không thiếu hình ảnh của nó.
Hình ảnh của con bọ:
con bo.jpg

Ổ miền Nam, người ta gọi là "bọ", miền Bắc gọi là "chuột lang"- Loài này thường dùng để nuôi là kiểng. Khoảng vài năm trước, học sinh rộ lên phong trào nuôi chuột hamster. Chuột Hamster cũng là con bọ nhưng nó nhỏ-xinh và lông hơi xù hơn 1 chút. Do xinh xắn như vậy, nên học sinh thích nuôi kiểng chơi.

So sánh 2 hình, ta thấy "chồn đen" "bọ" hoàn toàn giống nhau về kiểu hình, chỉ khác nhau về màu lông.

Điều đáng nói là khi "chồn nhung đen" xuất hiện, hình ảnh của nó (trong quảng cáo) là hình ... 1 con chồn. Rất tiếc, hiện tại ko còn tìm thấy hình xưa cũ của nó nữa. Hoàn toàn không phải là tấm hình con bọ màu đen như hiện tại.
Đến khi co1 nhiều người nuôi, họ mới hỡi ơi vì nó y chang như con bọ.

Vấn đề chính ở đây: là sự cố tình bưng bít thông tin, làm sai lệch nhận thức của người nuôi, trộm bọ tráo chồn-treo đầu chồn bán thịt bọ.

Cho đến khi bác newsam đăng gửi bài viết này, sau đó xảy ra nhiều tranh cãi. Đến khi hình ảnh thực sự của con bọ đen xuất hiện, mọi việc mới sáng tỏ.

Một điều phải nhắc lại, trong khi sự việc còn mơ hồ, không một nhà cung cấp giống "bọ đen" nào chụp hình đưa lên- Phải chăng họ cố tình bảo vệ và lấp liếp sự thật...?

Cho đến khi diễn đàn Agriviet làm sáng tỏ mọi việc, đến nay, mọi người đã rõ chồn hay bọ!

Qua sự việc này, nhắc người nông dân chúng ta phải thật cẩn trọng với những con vật mới, nhưng lời quảng cáo. Trong chăn nuôi, không gì lời nhanh bằng bán giống. Vấn đề là giông ấy nó như thế nào và đạt một tiêu chuẩn chất lượng thế nào? Có lẽ không nhà bán giống nghiệp dư nào có thể trả lời được!
Vì lợi nhuận, có nhiều người chưa tốt họ sẵn sàng lái sai sự thật. Do đó, sự chia sẻ thông tin và cân nhắc luôn luôn không thiếu trong bước hành trang nuôi-trồng.

HCM, ngày 1-11-2011
Trường Giang

Thiển ý của Giang tôi, cũng nên kết lại vấn đề này. Vấn đề đã quá rõ: nó là con bọ mang bộ lông đen chứ chẳng phải chồn gì!

Bản chất chồn hay bọ không có tội! Nếu là con vật dễ nuôi, dễ sinh sản, dễ chế biến món ăn và ăn ngon thì nên nuôi và phát triển con vật ấy lắm chứ!
Cái quan trọng: đưa con vật (không chỉ là con bọ đen này) về đúng giá trị thực tế của nó để mà phát triển. Bánh vẽ cuối cùng chỉ mãi là bánh vẽ nếu không được nặn ra từ bột đường.

Nhân dịp tổ chức tất niên năm nay. Qua ý kiến miệng của đa số anh em BQT, muốn mua và làm con bọ nay thành món ăn để biết thực sự con bọ đen này ăn ngon hay dở. Ngon thế nào mà dở thế nào? Có gì đặc biệt !?

Vậy: Ai có nhu cầu bán (thậm chí là thanh lý); ai muốn giới thiệu (hoặc bảo vệ) thì hãy mạnh dạn đưa lên buổi off-line này để đa số mọi người cũng ăn thử! Dĩ nhiên, nuôi là để làm thịt, làm thịt không để ăn thì làm gì?

Không nhất thiết là "quyên góp"! Bán-quy đổi thành tiền mặt, chúng tôi vẫn vui lòng mua. Nhưng xin vui lòng, đừng chào giá 1.2 1.5tr một cặp nhé! Không phải là chuyện trả giá ở đây. Anh-chị muốn phổ biến bán rộng khắp thì sản phẩm phải có ưu thế về giá. Sản phẩm không hợp túi tiền của người dân thì là sản phẩm... khó tiêu thụ. Như thế, cũng đủ hiểu "khả năng tiềm tàng" của nó như thế nào.

Bài viết có dài dòng, xin nói cạn ý là vậy!


[h=2]Đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen (VTC News - 26/11/2012 06:19)
Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.
1_4.jpg
Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen"

<tbody>
</tbody>



Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu.

Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.
2_1.jpg
Hệ thống đa cấp bán giống "chồn" với giá 4 triệu đồng/ cặp

<tbody>
</tbody>



Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả.

Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

Chồn nhung đen là con gì?

Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.

Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.
3_1.jpg
Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ

<tbody>
</tbody>



Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.
9_2.jpg
Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ

<tbody>
</tbody>



Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ

Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước. Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.
4_1.jpg
"Chồn nhung đen" có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ

<tbody>
</tbody>



10_1.jpg
Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật

<tbody>
</tbody>



Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona.

Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.
5_1.jpg

<tbody>
</tbody>



12_1.jpg
Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt "chồn nhung đen"

<tbody>
</tbody>




Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít.
11_1.jpg
Chồn hương nuôi ở Việt Nam. Loài chồn có mõm nhọn, đuôi dài và to. "Chồn nhung đen" mõm tù và chẳng thấy đuôi đâu cả.

<tbody>
</tbody>




Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.
8.jpg

Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành... chồn?

<tbody>
</tbody>



Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh.

Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.
<fieldset style="margin: 0px; padding: 0px; background-color: rgb(242, 242, 242);"><legend style="margin: 0px; padding: 0px;"></legend>Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của hChồn(Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.
Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hayth từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.</fieldset>

<tbody>
</tbody>





Tôi là Lê Đức Chín, Quê quán: Thọ Bình, Triệu Sơn , Thanh Hóa Điện thoại: 0982.046.112; 0918.046.112 Trước tiên, cho phép tôi được kính chúc ban lãnh đạo chuyên mục VTV6 và ban biên tập chương trình “ sinh ra từ làng” lời chào và lời chúc tốt đẹp, chúc trương trình ngày càng phát triển và có nhiều chương trình hay và thú vị, góp phần nâng cao nhận thức và nhân rộng mô hình, điển hình trên cả nước để nhân dân được học tập Tôi xin được trình bày vấn đề sau: Ngày 25 tháng 10 năm 2012, nhân chuyến công tác Nghệ An, tôi có được xem chuyên mục : Chương trình:” Sinh ra từ làng Kênh: VTV6 ;Bắt đầu; 25/10/2012 09:00 ;Kết thúc; 25/10/2012 09:30 ;Thời lượng;30 (phút) Miêu tả: Lê Quang Chung cùng những chú chồn biết kiếm tiền “ của đài THVN. Tôi là mộ trong những người nuôi và cung cấp các con vật mà chương trình giới thiệu từ năm 2008, thời điểm đó còn rất mới mẻ và bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam, có rất nhiều ý kiến trái chiều và bàn luận nhiều về con vật nuôi mới này, nhiều người cho là chuột khoang, chuột lang và có người nói là con bọ. ( xin xem trên trang Agriviet.com), đồng thời có rất nhiều bài viết về con vật này với những mỹ từ rất hay và phân tích thành phần dinh dưỡng với nhiều thành phần các chất rất có lợi cho sức khỏe của con người. ( Ở VN chưa có nhà dinh dưỡng nào giám khẳng định thành phần dinh dưỡng của Chồn nhung đen như sách dịch từ Trung Quốc) Trong quá trình nuôi tôi nhận thấy con vật nuôi này rất dễ nuôi, thức ăn đơn giản, chuồng trại không phức tạp, chi phí nhân công không cao... Tuy nhiên con giống rất cao, từ 800.000- 1.200.000vnđ /cặp, đầu ra chưa có ai bao tiêu, các trang rao vặt trên mạng và những người nuôi toàn bán giống chứ không có ai đứng ra nhận thu gom và bao tiêu đầu ra cho nhân dân, hảy đánh vào Google sẽ có 15,600,000 kết quả trong 0.32 giây, một con số quá cao Vấn đề mà tôi muốn gửi đến ban biên tập không phải là vấn đề giá đắt hay rẻ mà là vấn đề về chương trình vừa phát sóng Việc tìm kiếm các mô hình, điển hình là một công việc cần khuyến khích để tìm kiếm những thanh niên lập nghiệp bằng chính khả năng và lý trí trên các miền quê Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên, người dân học hỏi các mô hình đó. Tuy nhiên tôi cảm thấy lo lắng cho người dân nghèo khi xem các chương trình trên truyền hình mà chưa thật sự tìm hiểu và quá tin vào các mô hình đó. Thật ra con chồn mà chương trình làm phóng sự có thể là mối lo cho người dân và cả các nghành chức năng bởi lẻ: Chồn nhung đen phần lớn nhập về VN thời gian qua là nhập qua đường tiểu nghạch bên Trung Quốc qua lạng Sơn và Quãng Ninh, Lào Cai Tất cả chồn không được kiểm dịch và phần lớn cơ quan kiểm lâm địa phương không quản lý các con này ( không nằm trong nhóm quí hiếm và sách đỏ) Khả năng sinh sản quá nhanh ( Như chuột) vì sau khi sinh, 5 phút là có thể giao phối lại và thời gian mang thai, sinh sản ngắn ( 2 tháng), mỗi lần 4-6 con Trong quá trình vận chuyển những con trưởng thành vẫn có thể giao phối cận huyết với nhau vì chúng được nhốt trong các thùng nhựa ( chồn con sinh ra sẽ có đốm bạc ở lông, chết sau khi sinh...) Giá thành con giống quá cao, đầu ra chưa có ( so sánh con nhím trước đây, giờ bán không ai mua ) Hiện một số cá nhân đang lợi dụng mô hình này lừa đảo bán 4.500.000/cặp và hứa sẻ bao tiêu đầu ra và bán hàng dạng đa cấp, giới thiệu người mua và trả triết khấu... Hình ảnh người thanh niên tên Chung trong trương trình hàng đêm trăn chở, hàng đêm lo lắng, vắt đầu suy nghĩ và buồn bả đến nao lòng vì mấy con chồn con sinh ra bị chuột cắn chết nó thể hiện thái quá,( không có thật) kịch bản quá thô kệch và nặng về khuếch chương, thật ra không đến mức vậy ( Trẻ em cũng cảm nhận được sự giã tạo không đáng có đó) theo tôi, hình ảnh đó vô tình làm cho người dân thèm và khát khao làm giàu, nhưng con đường làm giàu đó chưa có điểm đến vì con vật mà họ nuôi chưa có đầu ra, ( Hảy đi các nhà hàng xem ở đâu có thịt chồn? hỏi mô hình anh Chung xem đầu ra bán cho ai? ở đâu và khi nào? ai cấp phép và quản lý con vật này?...) phát biểu của các bài báo và truyền thông về con chồn biết kiếm tiền này phản ánh chưa chính xác, thật ra con chồn chỉ du nhập vào VN năm 2007, 2008 chứ viện chăn nuôi chưa hề nghiên cứu năm 2005 như phát biểu của giáo sư Võ Văn Sự ( họ đã từng điện cho tôi năm 2009 để hỏi mua vài cặp và hỏi cách nuôi, người đăng bài về chồn nhung đen là anh Mạnh giảng viên đại học Nông nghiệp, sau này bị ném đá tơi tả vì mang tiếng lừa anh em nông dân, xem các comment trên AGriviet.com ) Một chương trình phát ra hàng triệu người xem, một mô hình điển hình là tấm gương để một đất nước với 80% người dân làm nông nghiệp như VN để học hỏi, nhưng mô hình đó đã quá thiên về kịch bản, phán ánh một chiều, con chồn sẽ như con ốc bưu vàng, còn hải ly mà Trung Quốc du nhập về VN. Trên đây là những suy nghĩ và cảm nhận mang tính cá nhân của bản thân tôi, rất mong chương trình tìm hiểu và xem xét tính khả thi về mô hình nuôi chồn nhung đen, dân ta còn quá nghèo, để người dân đua nhau nuôi một con vật mà đầu ra không có, giống đắt như con chồn thì chương trình có nên phát sóng? Chính vì điều này mà hiện tại tôi không giám nuôi cũng như cung cấp cho bà con, chương trình có thể tìm hiểu trên trang Agriviet.com để tìm hiểu về con chồn, cũng như các bình luận xoay quanh con chồn. Mọi thắc mắc và trao đổi xin vui lòng liên hệ qua :0982.046.112 --- Trích bài viết của anh Chín - Một trong những thành viên đầu tiên bán CNĐ
 


Last edited by a moderator:
Con lợn Guinea pig mà thật ra là con chuột lang tôi đã nuôi cách đây
cả nửa thế kỷ rồi. Để nó sống trong gầm giường, cho ăn rau củ, thì
trong nhà ngoài sân không còn bóng dáng chuột nhắt chuột đàn chuột
cống nữa. Chịu khó chăm thì nó mắn đẻ lắm và thịt ăn thì cũng thường
thôi. Sau riết nó ỉa đái hôi nhà, rồi cũng chẳng nuôi nữa. Nó có nhiều
màu lắm, tổng cộng có 3 màu, như mèo tam thể vậy: đen, da cam, và trắng.
Mãi mấy chục năm sau, tôi đến Mỹ, thấy gọi tên là lợn (pig) mà không
khỏi buồn cười . Chắc là có câu chuyện rất hay về con chuột tên heo này.
*
Coi hình con chồn đen, thì nó cũng là loại gặm nhấm, nhưng không phải
là cùng giống với con chuột lang Guinea Pig đâu. Đúng như bạn nói, con
bò Hà Lan thì không phải là bò Phú Thọ. Giống như cọp với mèo nuôi ở nhà
cùng thuộc họ mèo, mà con cọp thì to gấp mấy chục lần con mèo.
*
Thôi, chuyện đến đấy là rõ rồi, có giống có khác giữa 2 con này.
*
Còn chuyện tắc kè, không biết bạn kể thật hay đùa, nhưng tôi còn ở
ViệtNam cho đến năm 1986, chưa từng biết chuyện này. Những năm 1960,
Mười Đồng là một món tiền rất lớn, tôi trai tráng khoẻ mạnh, làm từ
sáng đến tối cũng khó kiếm nổi 5 đồng, làm gì có tắc kè bán 10 đồng
một con? Mãi trước khi đánh chiếm được miền Nam, tiền đã bớt giá đi
rồi, 1 con tắc kè to mới bán được 4 đồng, rất khó được nổi 5 đồng.
*
Lúc ấy tôi đã nghĩ đến chuyện nuôi tắc kè để kinh doanh, nhưng chẳng
có ai làm bao giờ. Trước đó thì năm 1960 có sôi nổi chuyện nuôi cá
rô phi, và năm 1964 sôi nổi chuyện nuôi lươn. Báo Nhân Dân, báo Khoa
Học đều đăng kỹ thuật và gương sống những người thành công . Thế rồi
bể nuôi lươn mọc lên như nấm, nhưng lươn có thả vào mà không có bắt
ra. Cuối cùng các chủ nuôi lươn âm thầm dỡ bỏ bể để có chỗ làm việc
khác. Vì thế ý kiến táo bạo của tôi không được có gan để thực hiện.
*
Dù sao, cũng là một vài tin tức bổ sung cho câu chuyện tắc kè của bạn.
*
 


Thôi thì cứ gọi sao cũng được. Có thể người đầu tiên gọi đó là chồn, do không biết. Bởi nếu biết đó không phải là chồn mà cứ gán cho 1 tên như vậy thì... Nhưng khoan! Chúng ta thử xem vài con có tên vậy mà hổng phải vậy, như gấu Trúc, gấu Koala...(chắc còn nhiều nữa), hai con nầy là loài ăn lá cây; còn cái món ăn nầy, mới nghe tên sẽ thắc-mắc liền, đó là món Hot Dog... hoàn-toàn không có chút thịt Nai đồng quê nào hết!

Trở lại, thôi thì mình cứ chấp-nhận tính dễ-dãi của dân-tộc mình, ai nói gì thì nói, miễn mình nuôi được, bán có lời thì thôi. Chỉ sợ quá dễ-dãi rồi nó sẽ không tốt cho tinh-thần học-hỏi.

Nhưng không biết đến giờ phút nầy, con chồn nhung đen có giúp :
- (Cục-bộ) : các bà con nuôi con vật nầy có lời hay không?
- (Rộng hơn) : Hay chỉ nuôi rồi bán vòng vòng cho nhau, ăn cũng không ăn, người mua cũng không ăn. Cả toàn-quốc sẽ phí-phạm : - Nhân-lực, chuồng trại, thực-phẩm nuôi và những thứ liên-hệ... mà không tạo được lương-thực, cũng không thu được ngoại-tệ...
* Thưa, đây chỉ là suy-nghĩ tẩn-mẩn của riêng tui,một người không trực-tiếp trong ngành, lại cũng không ở gần. Nên xin được xếp ý nầy vào loại : - Đọc chơi cho vui, và xin đừng bận-tâm.
Kính.
 
Cũng gọi là Cá nhưng cá heo là lớp thú và cá sấu là lớp bò sát. Như vậy cái tên gọi chưa chắc đã nêu lên đuợc cái tính chất giống loài của con vật. Tùy theo mỗi quốc gia, mỗi vùng miền mà có một tên gọi khác nhau. Tuy nhiên có một tên gọi chắc chắn duy nhất và có tính chất quyết định cho mỗi loài là Tên khoa hoc hay còn gọi là tên La tinh. Sao các bác không dẫn chứng ra nhỉ ( nhất là các bác bênh vực tên gọi chồn nhung đen ). Hiện nay việc đặt một cái tên thật kêu, thật sang để đánh bóng cho giá trị món hàng là rất phổ biến. Nhất là bên lĩnh vực cây cảnh. Hôm nọ cô em vợ bảo là mới mua đuợc lọ cây đồng tiền định đem đặt lên bàn làm việc nhằm cầu mong tiền của đổ về. Đến lúc nhìn đến mình không khỏi buồn cười vì đó là cây rau má kiểng. Nhưng nếu nói là rau má thì cô em tôi có thèm mua và mua với giá cắt cổ hay không ?. Bây giờ toàn đặt những cái tên như Kim phát tài, Tuyết sơn phi hồ..... nghe muốn lùng bùng lỗ tai luôn. Tương tự, bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho đĩa thịt nhậu nếu nó tên là " chồn..." vào bao nhiêu nếu nó tên là " chuột....." ??.
Một điều nữa là nếu nói rằng cứ im lặng nhắm mắt để cho thị trường quyết định ( có vài người "dẫn đường" ) thì bài học nuôi cá trê phi từ hồi mới giải phóng sẽ luôn luôn đuợc " học" hoài.
 
Hôm nay tôi đã đọc toàn bộ những tranh luận về con vật này - Tôi cứ gọi là chồn nhung đen-. Thực ra chẳng ai đưa ra được ý kiến quan trọng về kỹ thuật chăn nuôi nó, hay những giá trị về mặt thực phẩm, giá trị về mặt kinh tế, giá trị về bảo tồn quỹ gien, dự đoán về đầu ra...mà chỉ cãi nhau về cái tên của nó. Tôi cũng đã đọc một bài về kỹ thuật chăn nuôi chồn nhung đen ngay trong web agriviet.com này, tôi thấy nó rất có giá trị về mặt dinh dưỡng mà lại dễ nuôi,giá giống không đắt lắm. Tôi chưa nuôi nhưng cũng khuyên mọi người hãy xem xét , tìm hiểu cho kỹ kẻo bỏ phí một con vật dễ nuôi mà hiệu quả cả về dinh dưỡng và kinh tế. Chúc bà con chăn nuôi thì sinh sôi nảy nở, trồng trọt thì hoa trái tốt tươi.
 
tôi cũng thấy hơi nghi ngờ về con vật này liệu có phải là một hình thức tạo thông tin giả để chuốc lợi không vì thực ra các aec nói đó là chồn nhung đen vậy cac aec đa biết con chồn thất sự chưa tôi đa tra google nhung tư điển chồn nhung đen không được nhác tới mong bà con cần thận trọng vơi con vạt này không tiền mất
 
tôi cũng thấy hơi nghi ngờ về con vật này liệu có phải là một hình thức tạo thông tin giả để chuốc lợi không vì thực ra các aec nói đó là chồn nhung đen vậy cac aec đa biết con chồn thất sự chưa tôi đa tra google nhung tư điển chồn nhung đen không được nhác tới mong bà con cần thận trọng vơi con vạt này không tiền mất
Thưa,
Tôi ở xa không có dính-líu gì chuyện bán buôn con vật nầy, nên ý-kiến của tôi xin đọc qua rồi thôi.

- Chúng ta, Diễn-đàn viên vào đây để tìm biết cái mình chưa biết. May mà thời-đại @ cho chúng ta phương-tiện rộng-rãi nầy, vậy mà chúng ta không chịu tận-dụng để cùng giúp nhau (trong trường-hợp con Chồn Nhung Đen) tránh mọi cạm bẩy.

- Đã có biết bao người cày-cục bỏ vốn vào, gầy ra được một số lớn con vật nầy mà chưa bán ra được? Bởi giá cao quá!

- Con chồn nhung đen với kích-cở như vậy thì bộ da + lông có may mặc được không? Có bà con nào biết?

- Bên Tàu, người ta nuôi con nầy để làm gì? Họ có cần mua vô không? Hay họ đang cần bán ra? Giá cả ra sao?

* Theo ý tôi, những người đang nuôi : - Họ đã lỡ phóng lao, nên theo lao thôi!

* Là Diễn-đàn-viên, chúng ta có trách-nhiệm hay bổn-phận gì không?
- Theo nguyên-tắc thì không có trách-nhiệm gì cả trên một diễn-đàn ảo.
- Nhưng chúng ta có "trách-nhiệm luân-lý" như một nguyên-tắc bất-hành-văn là những điều phát-biểu trên diễn-đàn cũng là một hình-thức hướng-dẫn lối suy-nghĩ, đưa đến quyết-định của người nông-dân "đói" thông-tin trung-thực. Nên phải cẩn-thận khi đưa tin xấu.

* Theo thiển-ý, những người đã nuôi và làm giàu, là do họ móc túi những người theo lời cường-điệu của họ. Chúng ta cũng khó cho ra một lời khuyên hợp-lý, bởi :
- Khuyên họ tìm người bán nhanh? (Chết người mua, rồi lại cũng phải tìm người khác để bán lấy vốn lại).
- Chấp-nhận lỗ, không bán lại cho ai hết, như traiheoconlonton đã làm. Thật là một hành-động đáng kinh-phục.

Vài lời mạo-muội.
 

con chồn nhung đen chắc có lẽ đem đi thịt ngon hơn - chứ nuôi thật sự chẳng có hiệu quả là bao nhiêu. thôi đừng nuôi nữa, có ai nuôi thì ít phát triển lại, đợi từ từ, rồi sẽ có câu trả lời. ai quan tâm con chồn nhung này thì dừng lại
 
con chồn nhung đen chắc có lẽ đem đi thịt ngon hơn - chứ nuôi thật sự chẳng có hiệu quả là bao nhiêu. thôi đừng nuôi nữa, có ai nuôi thì ít phát triển lại, đợi từ từ, rồi sẽ có câu trả lời. ai quan tâm con chồn nhung này thì dừng lại

Câu phát biểu này mâu thuẫn? Thịt ăn ngon, thì sao lại không nuôi, sao lại không có thị trường? Để rồi kết luận rằng nuôi không hiệu quả? Ngay cả những chuyên gia về kinh tế cũng chưa chắc dám có câu phát biểu này.

Về động vật nuôi khi nuôi phải xét xem loài vậy nuôi này thuộc loại nuôi có điều kiện hay không có điều kiện, còn hơn nữa là những loài cấm nuôi...Vậy chồn nhung đen thuộc loại nào? Bỏ qua yếu tố tên gọi, nếu không thuộc những vật nuôi bị cấm thì người nuôi có quyền chọn lựa và quyết định có nên nuôi hay không? quan trọng hơn hết là thị trường chấp nhận, người tiêu dùng chấp nhận...

Nếu một ngày nào đó trên thị trường khan hiếm thịt chồn nhung đen, giá cả tăng cao, do cung vượt cầu, liệu khi đó có người nuôi không?

Thông tin về chồn nhung đen tương đối đầy đủ, tranh chấp chủ yếu là xung quanh tên gọi đúng của nó, còn việc nuôi nó, bà con có quyền chọn lựa chọn nuôi hay không là quyền của mình. Nếu có hợp đồng đầu ra tốt thì không có lý gì không nuôi? Còn kêu gọi mọi người không nuôi là không nên, vì như vậy chẳng theo một ý nghĩa gì cả.
 
ùn ùn nuôi con này thì rồi cũng sẽ có ngày ra kết quả, thực sự mà thấy trên thị trường món này đã có nhà hàng nào lên thực đơn chưa, từ nam ra bắc, hoàn toàn là không. Bộ da con này to bằng bàn tay thì may đc cái gì, đã có ai sản xuất, hoàn toàn không có. Thị trường sôi động hầu như chỉ toàn là bán giống, " thằn lằn cắn đuôi nhau" lỡ chết rồi, tựa như bán hàng đa cấp.!!!!
 
uh toi cung thay neu nhu gia tri dinh duong cua con chon nhung den ma nhu da kiem chung o tren thi qua la no rat co gia tri dinh duong hon nua day lai la mot loai thuc pham sach ko su dung cac thux an cong nghiep trong nuoi duong nen tuong lai no se la mot loai thuc pham tot duoc thi truong ua chuong dong y rang bay h no dang hiem nen gia hoi cao mot ty nhung neu dau tu thi tuong lai day la mot ngah chan nuoiu mang lai loi nhuan vi no la mot con vat de nuoi thuc an cung de kiem nen chung ta can chu trong den nhung con vat ma no se tao ra gia tri dinh duong cao cho thi truong torng tuong lai
 
Theo ACE đây là con chồn gì? Chó nhà em vừa mới bắt được sáng nay.

Hình bác chụp em nhìn không được rõ hơi mờ nên ko biết chắc chắn .nhưng nếu con này bắt gà ,vịt nếu đúng là nó thì chúng đào hang và sống như chuột .nhìn màu lông hình thù quê em cũng có .và nhà em ngày xưa có nuôi vịt bị chúng bắt ăn thịt ,đặc biết chúng bắt và chỉ cắn chết và công lại từng đống sau đó mới tha và ăn dần .quê em gọi là con ''Lon '' và có câu là'' Thịt Lon Con Cáo '' để nói thịt nó rất thơm ngon ,đặc biết nấu nhựa mận sào lăn hoạc hấp bóp vừng giềng .nhưng em ko chắc chắn hình quá mờ và tên con ''Lon '' có thể do tiếng địa phương ,vì quê em nói tiếng địa phương rất nhiều .
 
Thưa bà con,chúng ta khoan hãy bàn đến việc con chồn nhung đen có phải là con bọ hay không .Tôi chỉ muốn bà con đánh giá về cái lợi mà nó có thể mang lại .Theo như bạn Newsam nói thì con chồn này bên TQ giá khoảng 300 ngàn/cặp .Như vậy cũng không phải rẻ .Thứ nữa con chồn này thịt rất ngon và được bán ở các nhà hàng đặc sản thì chắc chắn giá bán thịt cũng không hề rẻ ! Bạn nói con bọ ở Vn giá chỉ 15 - 20 ngàn và chỉ nuôi làm cảnh .Nhưng chẳng qua là dân Vn mình chưa biết thưởng thức món thịt đó mà thôi . Tôi thiết nghĩ nếu sinh sản nhiều và giá bên Tq lại cao như thế thì tại sao chúng ta không nuôi thật nhiều và xuất sang TQ để mang ngoại tệ về cho đất nước .Như thế lại là một hướng làm giàu mới cho bà con ta đấy bạn ạ ! và đây cũng là suy nghĩ và dự định của chúng tôi trong tương lai đấy bạn . Cái gì cũng có giá của nó cả ,càng sinh lời cao thì càng rủi ro nhiều nhưng không dám nghĩ dám làm thì suốt đời bần cùng đó bạn .
Còn việc chồn có là bọ hay có họ với bọ không thì hãy để các nhà khoa học nghiên cứu . Dù sao chúng tôi vẫn sẽ đầu tư vào con vật mới mẻ này . Cũng có thể thắng mà cũng có thể thua và đó mới chính là làm ăn đấy bạn !
bác ở thanh hóa chỗ nào. Em rất thích chăn nuôi, liệu ae mình có thể hợp tác nuôi con vật này không.
---------------
Tôi có giống chồn nhung đen, mỗi chú nặng khoảng 800g-1kg, khỏe và thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt. Giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu một đôi.
Liên lạc qua số :0972218719 hoặc 01697644058 ( Dương Văn Đắc)
giá chồn nhung đen hiện tại cao quá các bác nhỉ !
---------------
Tôi có giống chồn nhung đen, mỗi chú nặng khoảng 800g-1kg, khỏe và thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt. Giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu một đôi.
Liên lạc qua số :0972218719 hoặc 01697644058 ( Dương Văn Đắc)
giá chồn nhung đen bây giờ cao quá các bác nhỉ !
 
Last edited:
Nguyên văn bởi dương văn đắc
Tôi có giống chồn nhung đen, mỗi chú nặng khoảng 800g-1kg, khỏe và thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt. Giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu một đôi.
Liên lạc qua số :0972218719 hoặc 01697644058 ( Dương Văn Đắc)
Tôi thiết nghĩ chăn nuôi ở VietNam thật là khó khăn. Với bất kỳ con vật nuôi mới nào nông dân ta rất háo hức và tham gia nhiệt tình. Để rồi không đi theo một lộ trình rõ ràng (nguồn giống - vốn - kỹ thuật - thị trường ? và quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế.) Nông dân ta thấy cái gì có lợi là đua nhau lao vào khi chưa phân tích rõ được hiệu quả của việc minh làm. Chính việc đó đã tạo ra một tiền lệ như bao con vậy khác. Để rồi lại phải mua giống với giá trên trời. Có bác nói ở Trung Quốc giá 300 ngàn/ 01 cặp con ở VietNam giá như vậy đó. Có bạn nói phải dám nghĩ dám làm chứ thấy nói khó khăn nên không dám làm là hỏng. Nhưng tôi nghĩ nếu chưa có hướng đi rõ ràng cho đầu ra của sản phẩm mà vẫn với cách làm đó thì khi bùng phát về người nuôi thì lúc đó giá sẽ rớt rất nhanh và sẽ có rất nhiều người... Vì với tốc độ sinh sản nhanh của con chồn nhung đen thì điều tôi nói có thể xảy ra.
Tôi cũng rất muốn phát triển con vật này nên mong các nhà khoa hoc, chuyên gia các nhà quản lý hãy giúp bà con chúng tôi trong bài toán hiệu quả kinh tế của con vật này.
 
Các anh, các chú, các bác cãi nhau làm bon trẻ nó cười cho...
Mọi người vào đây xem nhé: http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=2532
Chồn nhung đen gì chứ...
Thưa bạn,
Cám ơn bạn rất nhiều,
Con nít nó cười đến trẹo quai hàm rồi đó chứ! Mà tại sao lại cười đến mức đó?
Xin thưa, bởi còn nhiều người gượng-gạo cứ khư-khư đó là "con chồn với bộ răng gặm nhấm" đó thôi. Mà họ làm vậy, chúng ta thấy rõ là họ có dụng ý...

Rất may, Agriviet là Diễn-đàn hết sức đông-đảo, quy-tụ toàn những người thiện-tâm, thiện-ý, nên không thấy có ai cố dùng những lời hoa-mỹ, để che dấu cái manh-tâm thực-dụng.
Bạn thử lướt sơ lại, thì bạn càng thấy rõ hơn.
Thân.
 
Nhìn rất giống chuột àh, chắc các bác đã nuôi kháo nhau là chồn (lấy hơi em chồn hương) để bán giống cho pà kon kà. Pà kon nên cẩn trọng kà.
 


Back
Top