Chuyện một ngày theo chân người nuôi ngựa đua

Khi chạy xe trên đường, thỉnh thoảng tôi thấy vài chú trung niên một tay cỡi xe đạp, một tay dắt những chú ngựa đua đi quần dọc trên các con lộ vào những buổi sáng sớm hoặc những khi trời choạng vạng tối, lúc đó tôi định bụng khi có dịp sẽ tìm hiểu về nghề nuôi ngựa đua như thế nào vì nghe nói Hóc môn là một trong những nơi nuôi ngựa đua có tiếng ở cái đất Sài gòn này từ trước kia rồi. Tình cờ anh bạn đưa cho chiếc điện thoại, thế là ý tưởng tìm hiểu về nghề nuôi ngựa đua lại quay trở lại với tôi và tôi quyết tâm sẽ thực hiện câu chuyện ảnh về đề tài này.

Tôi bắt đầu đi hỏi thăm những người dân địa phương về những tàu ngựa trong vùng nhưng họ chẳng biết rõ lắm vì từ khi trường đua Phú Thọ không còn cho đua ngựa nữa thì phong trào nuôi ngựa đua cũng không còn phổ biến rộng rãi, ít người quan tâm. Các tàu ngựa nổi tiếng trước đây đã giải thể không còn theo đuổi nghề chơi lắm công phu này. Nghề nuôi ngựa và chăm sóc ngựa là một kỳ công, đặc biệt là người nuôi phải có kinh nghiệm và sự am hiểu về tâm sinh lý của con vật. Ngựa là loài rất dễ nuôi, bởi chúng thích ăn tạp hầu như tất cả các củ, quả, rau, cỏ, thóc, ngô, cám gạo, mặc dù vậy ngựa thường rất nhạy cảm với những thức ăn không hợp vệ sinh, chỉ cần ăn hay uống phải nước bẩn thì ngựa dễ bị đau bụngdẫn đến ốm chết. Nuôi ngựa không khó mà cũng không dễ, người nuôi phải chăm ngựa như nuôi con. Ngựa ở sạch hơn cả con người, chỉ cần nó toát mồ hôi nhiều và ngửi thấy mùi mồ hôi của mình, con ngựa lập tức tỏ vẻ khó chịu và mệt mỏi, rồi dở chứng. Ngựa cũng ốm đau, bệnh tật, ăn ở, tắm rửa kỹ lưỡng hơn cả con người. Không nản chí, tôi đã dành 3 buổi sáng ngồi quán cà phê trên tuyến đường mà trước đây tôi từng trông thấy họ dắt ngựa đi quần. Cuối cùng thì tôi cũng trông thấy một chú trung niên (sau này tôi mới biết chú tên Hạnh) dắt ngựa đi dạo. Như bắt được vàng, tôi liền chạy theo sau chú.

4477002_03tinhte.jpg
Tới chỗ quay đầu trở về, tôi xin chú cho chụp tấm hình

Vừa theo sau tôi vừa hỏi chuyện chú. Chú tên Hạnh, từ nhỏ chú đã đam mê với nghề nuôi ngựa đua này. Trải qua bao thăng trầm cuộc sống có lúc tưởng chừng như chú phải bỏ nghề nhưng tiếng hí, tiếng vó ngựa, tình cảm dành cho ngựa đua đã giữ chân chú lại. Chú kể, mỗi ngày 2 lần, buổi sáng thường bắt đầu 5 giờ và buổi chiều khoảng lúc 15 hoặc 16 giờ giờ là chú phải dắt ngựa đi quần khoảng 7-8km để ngựa không bị ì. Với những con ngựa hơi mập, có vẻ nặng nề thì chú dắt đi trễ hơn. Chú ví ngựa như người, người nào mập thì phải vận động nhiều khi trời nắng cho ra mồ hôi cho mau giảm cân thì ngựa cũng như vậy.

4477029_30tinhte.jpg

Mỗi ngày 2 lần, chú dắt ngựa đi quần khoảng 7 - 8 cây số

Theo chân chú về điểm tập kết ngựa sau cữ đi dợt buổi sáng, tôi bắt gặp thêm hình ảnh một em trai mặt còn rất trẻ, dắt theo một chú ngựa vàng óng một cách thuần thục. Tôi không đi theo chú Hạnh nữa mà đi theo em trai này qua các con đường mà em hay dắt ngựa đi. Lúc này trời đã lắc rắc vài hạt mưa nhưng người và ngựa vẫn thong dong nước kiệu.
4477028_29tinhte.jpg
4477027_28tinhte.jpg
4477025_26tinhte.jpg
4477024_25tinhte.jpg

Người và ngựa vẫn thong dong nước kiệu qua các con phố quen thuộc

Tới điểm ngựa tập kết, trời vẫn đổ mưa lâm râm. Tôi thấy 3 chú ngựa đang ăn cỏ và một nhóm người đang ngồi nói chuyện dưới bóng cây. Tôi lân la đến làm bắt chuyện nhưng dường như sự có mặt của tôi khiến mấy người đó không hoan nghênh lắm. Họ nhìn tôi như dò xét tôi đến làm gì. Tôi phải nói thật là tôi đang muốn tìm hiểu về ngựa đua chứ không có ý gì khác. Dường như thấy được sự thiện chí từ tôi và thấy tôi không mang phiền phức gì cho họ, họ bắt đầu cởi mở hơn. Tôi được biết họ là những người từ nhỏ đã đam mê ngựa đua. Họ đã dành cả tuổi thanh xuân, công sức và rất nhiều tiền của cho những chú ngựa đua mà họ đã rất vất vả mới có được. Họ ví von :"theo nghề nuôi ngựa giống như những con thiêu thân, biết lao vào lửa sẽ chết nhưng vẫn cứ lao vào." Chú Ba, người lớn tuổi nhất trong nhóm kể: từ năm 12 tuổi chú đã vướng vào cái nghiệp này cho tới bây giờ đã 65 tuổi rồi. Chú yêu ngựa còn hơn yêu vợ. Mỗi sáng 4 giờ là chú dắt ngựa đi quần cho tới sáng 8-9 giờ mới về. Nhiều khi biết để vợ ở nhà cũng không hay nhưng cái đam mê, cái nghiệp nó đã vận vào người rồi nên không bỏ được.

4477031_32tinhte.jpg
4477033_34tinhte.jpg

Dưới bóng cây, họ bàn về ngựa rất hào hứng

Anh Quốc, người nuôi cả chục con ngựa đua cùng thổ lộ: "vì đam mê mà phải theo thôi chứ nghề này không làm giàu được.". Ngựa đua thường nuôi từ nhỏ khoảng một 1 tuổi. Giá cho một con ngựa nhỏ có giá từ 50tr cho đến 300 tr tuỳ giống. Mỗi ngày một con trưởng thành từ 3 tuổi trở lên ăn hết 10 kg thóc chưa kể cỏ phải mua người ta cắt mang đến. Tiền công cho người nuôi 5tr /1 tháng.Ngoài ra còn tiền thực phẩm dinh dưỡng, thuốc bổ, tiền bác sĩ... Tính bình quân chi phí cho một con ngựa đua trong 1 tháng gần 20tr, chưa kể tiền xe chở các chú ngựa đi đua 2 tuần một lần tại khu du lịch Đại Nam - Bình Dương.
4477020_21tinhte.jpg
4477021_22tinhte.jpg

Nhìn đàn ngựa trầm ngâm, anh nói nghề nuôi ngựa không thể làm giàu
Thấy Tân (tên của em trai tôi thấy trên đường hồi sáng) ngồi một mình, tôi qua ngồi chung nói chung với em. Em mới theo nghề gần 1 năm. Hàng ngày em phải dắt ngựa đi quần 2 buổi, cho ngựa ăn, vệ sinh chuồng ngựa với mức lương 5tr / 1 tháng. Em còn là nài ngựa đua và nếu ngựa thắng giải, em được 10% trong đó.
4477032_33tinhte.jpg

Với vẻ suy tư, em kể về bản thân mình cho tôi nghe

4477019_20tinhte.jpg

Em và chú ngựa rất thân thiết và gần gũi.
Ngoài kia các chú ngựa ung dung gặm cỏ khi trời vẫn còn đổ mưa lâm râm. Thỉnh thoảng có một chú cất tiếng hí vang khiến mọi người phải đưa mắt nhìn.
4477022_23tinhte.jpg
4477023_24tinhte.jpg
4477030_31tinhte.jpg

Chú ngựa này cao 1,52m hơn 3 tuổi rồi.
Có vẻ đã đủ giờ cho ngựa nghỉ ngơi, mọi người dẫn ngựa ra về.Tôi xin chụp hình họ với ngựa, họ đồng ý. Và khi tôi xin theo về chuồng để tìm hiểu thêm cách chăm sóc ngựa sau khi cho đi ra ngoài đường về, họ không muốn tôi đi theo với lý do tàu ngựa không cho người ngoài vào được.
4477017_18tinhte.jpg
4477018_19tinhte.jpg
4477015_16tinhte.jpg
4477016_17tinhte.jpg

Hết giờ, mọi người dắt ngựa về tàu.
Không được cho phép theo, tôi đành chạy về nhà thay đồ vì thấy hơi lạnh do sáng đi theo và ngồi nói chuyện đều bị dính nước mưa. Buổi chiều, trời đã có nắng, tôi tranh thủ chạy ra điểm tập kết ngựa hồi sáng vì nghe nói sẽ có nhiều người hơn. Đến nơi, tôi tranh thủ nói chuyện với những người sáng nay tôi không gặp. Tôi nói mong muốn biết được chuồng trại thế nào, cách cho ngựa ăn ra sau... và những người đó chỉ tôi tàu ngựa và nói tôi đến xin vào. Một anh trong nhóm cho tôi đi theo.
4477014_15tinhte.jpg

Tôi theo chân anh này về tàu ngựa.

Khi đến nơi. tôi trông thấy có khoảng 10 chuồng nuôi ngựa. Các chú ngựa đang được chăm sóc, chích thuốc bổ và cho ăn. Thức ăn của chúng là thóc pha với chất dinh dưỡng (vì tôn trọng nghề nghiệp của họ, tôi không có chụp thành phần dinh dưỡng họ pha với thóc). Tôi xin phép chụp hình nhưng họ nói chụp vài tấm thôi vì không muốn người lạ vào và việc chụp hình những chú ngựa đua họ kiêng kỵ.
4477008_09tinhte.jpg
4477009_10tinhte.jpg
4477010_11tinhte.jpg
4477012_13tinhte.jpg
4477011_12tinhte.jpg
4477006_07tinhte.jpg
4477013_14tinhte.jpg

4477095_35.jpg

Các người nuôi ngựa đang cho ngựa ăn và vệ sinh cho chúng
Hệ thống chuồng ngựa sạch sẽ, được dọn dẹp, rửa mỗi ngày. Khi trời tối, các ngọn đèn neon trước mỗi chuồng được bật sáng, người ta vác cỏ cho chúng ăn thêm. Tôi bắt chuyện với một anh thanh niên thì được anh cho biết: con ngựa nào thắng giải thì phần thưởng sẽ là 8tr đồng. Còn con nào đua không có giải nào thì chỉ được hỗ trợ tiến cỏ, tiền thóc mua mà thôi.
4477004_05tinhte.jpg
4477005_06tinhte.jpg


Tôi bắt gặp các chiếc xe đạp nhìn rất thô sơ nhưng đó chính là phương tiên giúp các người chăn nuôi ngựa sử dụng để dắt ngựa đi quần.
4477000_01tinhte.jpg

4477007_08tinhte.jpg
4477001_02tinhte.jpg

Không tiện ở lâu và để họ khỏi phiền lòng, tôi xin phép ra về. Trên đường về, câu nói của một chú cứ vang lên trong đầu tôi "chúng tôi mong muốn cho trường đua Phú Thọ mở cửa trở lại để chúng tôi có chỗ thể hiện sự đam mê môn ngựa đua tại thành phố này. Là dân thành phố mà cứ phải qua địa phận khác để chơi thì thấy chạnh lòng em ạ." Cộng đồng Khoa học & Công nghệ | Tinh tế
 


Nguồn bài viết
  1. Copy từ báo có giấy phép kèm quan điểm cá nhân


Back
Top