Có bác nào biết về chất chống mùi trong chăn nuôi không nhỉ ?

  • Thread starter dochannuoi
  • Ngày gửi
Xin chào các bác nông dân nhà mình. Hiện tại mình đang rất cần biết thông tin về các chất xử lý, chống mùi trong chăn nuôi. Rất mong được các bác chỉ bảo về: tên, cách sử dụng, ... xin chân thành cảm ơn.
 


Để giảm được mùi hôi bạn phải có cách làm tổng hợp mới mong triệt để đc:
1- Vệ sinh sát trùng thường xuyên.
2- Bổ xung men tiêu hoá hoặc acid hữu cơ vào trong thức ăn.
3- Dùng chế phẩm sinh học (men) để rắc lên nền chuồng.
 
Một cách khác, trái ngược với cách trên là:
Không xài bất cứ chất gì trong môi trường chăn nuôi cả.
Chỉ vệ sinh bằng nước sạch thôi. Nền chuồng sạch tuyệt đối.
Nếu rải nền bằng chất hữu cơ, thì còn nhiều chuyện lắm.
Lý thuyết cơ sở của cách này là: không chất thì không mùi,
không bệnh, không độc hại. Đó là cách làm ở Âu Mỹ.
*
 
Xin chào các bác nông dân nhà mình. Hiện tại mình đang rất cần biết thông tin về các chất xử lý, chống mùi trong chăn nuôi. Rất mong được các bác chỉ bảo về: tên, cách sử dụng, ... xin chân thành cảm ơn.
Chào anh, cái gọi là mùi trong chăn nuôi, theo tôi nghỉ là mùi từ chất thải trong chăn nuôi. Tôi nghĩ để giải quyết vấn đề này cần xử lý 2 vấn đề.
1- Tăng cường khả năng tiêu hóa của vật nuôi. Mùi trong chất thải của vật nuôi thường là do các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm không được hấp thụ hết nên các vi khuẩn có trong đường ruột phân hủy ra các chất như H2S, amonia....Để cải thiện tình trạng này, bạn cần phải bổ sung men tiêu hóa để giúp cho vật nuôi tiêu hóa hết thức ăn. Điều này rất có lợi về mặt dinh dưỡng. Ngoài ra, vi sinh vật có lợi có trong men tiêu hóa còn giúp khống chế các vi sinh vật có hại khác trong đường ruột vật nuôi. Ngoài ra, khẩu phần thức ăn cũng rất quan trọng nhằm tránh dư thừa chất đạm. Thực sự, chất đạm cũng có 2 loại là chất đạm có thể hấp thụ hay dễ hấp thụ và loại 2 là chất đạm nhưng khó hấp thu. Như vậy bạn cần phải chọn nguồn nguyên liệu đúng với đối tượng vật nuôi. Tóm lại, lý do 1 bạn cần phải bổ sung men vi sinh và chọn lựa thức ăn phù hợp cho vật nuôi để giảm chất thải có mùi và vì vậy giảm mù hôi.
2- Xử lý hay vệ sinh chuồng trại nhằm tránh việc tích tụ chất thải quá khả năng xử lý của hệ vi sinh tự nhiên. Để xử lý mùi của chất thải, bạn cũng nên dùng vi sinh vật để phân hủy chất thải. Bạn có thể dùng chất rải nền vi sinh hay chất độn chuồng có trộn vi sinh. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên thiết kế hệ thống thu gom chất thải vào một hầm tập trung và bạn có thể xử lý vi sing trong hầm này. Điều này có lợi là bạn có thể tạo khí gas để sử dụng. Các tập trung chất thải để xử lý còn giúp ích làm sạch môi trường và giảm nguy cơ mầm bịnh lây lan.

Hy vọng suy nghĩ của tôi có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn có cách làm chi tiết hơn, bạn cho biết đối tượng vật nuôi của bạn là gì, quy mô ra sao, điều kiện cơ sở vật chất của bạn thì mới có thể đưa ra biện pháp cụ thể được.

Chúc bạn thành công.
 
Ở các nước tiên tiến, thức ăn và giống phải đi đồng bộ với nhau.
Nuôi con gì, thì cho ăn gì, và cho ăn ra sao, đúng sách vở,
không thể tuỳ tiện pha chế thức ăn theo ý mình, vì chỉ làm xấu đi
thôi, chứ không thể làm tốt hơn được.
*
Chất thải cũng đã được thiết kế trước khi bắt đầu chăn nuôi.
*
Trường hợp của bạn, cần phải học hỏi cụ thể chi tiết, không thể
bàn luận chung chung. Nói chung, bạn đang vừa làm vừa nghiên cứu
tìm hiểu, lược bỏ thất bại, giữ những kinh nghiệm thành công.
*
Ví dụ, bạn muốn cho men vào thức ăn, thì cũng để riêng ra vài con
làm thí nghiệm, để đối chứng với cả đàn heo vẫn đang nuôi như
thường. Sau 1 năm, đến khi bán heo, so sánh với đàn heo, bạn mới
có thể rút ra kết luận có nên cho men thêm vào thức ăn hay không.
*
Ví dụ, bạn muốn thử một chất khử mùi, cũng phải nuôi riêng một
chuồng, rồi sau một lứa bán, cộng trừ các khoản chi phí, so sánh
với tiền bán heo, mới biết chất khử mùi được thua thế nào.
*
Đùng dại bỏ tiền ngay ra làm đại trà cho tất cả trại heo của bạn.
*
 
Chào bạn, bạn có thể sử dụng bột Supper Dry để làm khô chuồng và khử mùi. Xem thêm thông tin tại http://www.catphusa.com/?frame=product_detail&id=47. Sản phẩm này có tính chất khử mùi, hút ẩm và sát trùng chuồng trại luôn. Như vậy, chăn nuôi sẽ an toàn hơn.

--------

Nếu anh giữ được chuồng luôn sạch tuyệt đối thì cũng chẳng cần gì cả. ANh có thể cho biết biện pháp nào để giữ cho chuồng sạch tuyệt đối không?
Nếu anh nói chỉ vệ sinh bằng nước sạch thì chất thải của nước đó anh cho nó đi đâu? Vậy mỗi ngày xịt nước mấy lần. Ngoài ra, để xịt nước, chuồng của anh có nền phải bằng xi măng hay gạch....
Cái mùi là do cứt gà mà ra. Nếu có chất gì hay thức ăn gì mà cho gà ăn vào nó không ỉa ra thì không mùi.

Ở những nước tiến bộ có mứ đầu tư lớn, người ta cũng không thể cấm gà ỉa được mà là người ta di chuyển phân gà ra khỏi chuồng bằng băng tải để khu vực xử lý riêng. Ngoài ra trong khẩu phần thức ăn, người ta tính toán rất chi li để cho gà tiêu hóa càng nhiều dưỡng chất càng tốt để tránh lãng phí phần dưỡng chất không tiêu hóa vị thải bỏ.

Nếu lập luận sâu hơn thì còn nhiều vấn đề cần nói.
 
Last edited by a moderator:
Một cách khác, trái ngược với cách trên là:
Không xài bất cứ chất gì trong môi trường chăn nuôi cả.
Chỉ vệ sinh bằng nước sạch thôi. Nền chuồng sạch tuyệt đối.
Nếu rải nền bằng chất hữu cơ, thì còn nhiều chuyện lắm.
Lý thuyết cơ sở của cách này là: không chất thì không mùi,
không bệnh, không độc hại. Đó là cách làm ở Âu Mỹ.
*

Vệ sinh nước xong họ có dùng chất khử trùng không bác?
 

có ai trả lời cho mình câu hỏi này được không!!!

cho mình hỏi là lam thế nào để xử lý bò bị sẩy thai mà không lấy con trong co thể ra được,đã có tiêm thuốc rồi mà cũng không ra???
 
cho mình hỏi là lam thế nào để xử lý bò bị sẩy thai mà không lấy con trong co thể ra được,đã có tiêm thuốc rồi mà cũng không ra???
Bạn phải cho biết là bò mẹ mang thai được bao nhiêu tháng...? Và bạn đã chích thuốc gì rồi mà khôpng ra...?
Muốn trục thai bạn phải dùng thuốc ngoại có nhiều tác dụng.
Nếu dưới 7 tháng bạn dùng thuốc giục hẹn giờ của Pháp là Suiprost hoặc của Mỹ là Lutoline, Việt Nam cũng có Hanprost của Hanvet nhưng tác dụng ko mong muốn..!
Chích 1 trong 2 thuốc đó trong thời gian 48h thì thai ra rất an toàn.
Liều lượng 6 cc/con, nếu bò quá lớn thì 7cc là vừa. (thuốc này có 5 tác dụng rất tuyệt vời)

Nếu thai quá lớn bạn vẫn dùng 1 trong 2 loại thuốc trên được, nhưng đến 36h mà chưa thấy bò đẻ, bạn nên gọi Thú Y can thiệp, để họ trực tiếp đưa tay vào kiểm tra và lấy con ra.
Điều tối kị không nên dùng Oxytoxin, nếu dùng quá liều gay co bóp mạnh dễ vỡ tử cung và đẩy tử cung ra ngoài thì nguy.

Chúc bạn thành công.

--------

Chào anh, cái gọi là mùi trong chăn nuôi, theo tôi nghỉ là mùi từ chất thải trong chăn nuôi. Tôi nghĩ để giải quyết vấn đề này cần xử lý 2 vấn đề.
1- Tăng cường khả năng tiêu hóa của vật nuôi. Mùi trong chất thải của vật nuôi thường là do các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm không được hấp thụ hết nên các vi khuẩn có trong đường ruột phân hủy ra các chất như H2S, amonia....Để cải thiện tình trạng này, bạn cần phải bổ sung men tiêu hóa để giúp cho vật nuôi tiêu hóa hết thức ăn. Điều này rất có lợi về mặt dinh dưỡng. Ngoài ra, vi sinh vật có lợi có trong men tiêu hóa còn giúp khống chế các vi sinh vật có hại khác trong đường ruột vật nuôi. Ngoài ra, khẩu phần thức ăn cũng rất quan trọng nhằm tránh dư thừa chất đạm. Thực sự, chất đạm cũng có 2 loại là chất đạm có thể hấp thụ hay dễ hấp thụ và loại 2 là chất đạm nhưng khó hấp thu. Như vậy bạn cần phải chọn nguồn nguyên liệu đúng với đối tượng vật nuôi. Tóm lại, lý do 1 bạn cần phải bổ sung men vi sinh và chọn lựa thức ăn phù hợp cho vật nuôi để giảm chất thải có mùi và vì vậy giảm mù hôi.
2- Xử lý hay vệ sinh chuồng trại nhằm tránh việc tích tụ chất thải quá khả năng xử lý của hệ vi sinh tự nhiên. Để xử lý mùi của chất thải, bạn cũng nên dùng vi sinh vật để phân hủy chất thải. Bạn có thể dùng chất rải nền vi sinh hay chất độn chuồng có trộn vi sinh. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên thiết kế hệ thống thu gom chất thải vào một hầm tập trung và bạn có thể xử lý vi sing trong hầm này. Điều này có lợi là bạn có thể tạo khí gas để sử dụng. Các tập trung chất thải để xử lý còn giúp ích làm sạch môi trường và giảm nguy cơ mầm bịnh lây lan.

Hy vọng suy nghĩ của tôi có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn có cách làm chi tiết hơn, bạn cho biết đối tượng vật nuôi của bạn là gì, quy mô ra sao, điều kiện cơ sở vật chất của bạn thì mới có thể đưa ra biện pháp cụ thể được.

Chúc bạn thành công.

Bạn này nói rất chuẩn, tôi xin góp ý thêm:
Phải xác định chuồng có mùi hôi thối là 2 nguyên nhân:

+ Vệ sinh không tốt, đàn gia súc mật độ đông, không có hệ thống điều hòa không khí, nền chuồng ẩm thấp... Đó là những yếu tố về chuồng trại...
(Thì xử lí như bạn catphusa đã chỉ dẫn).

+ Còn nguyên nhân thứ 2 là chuồng trại đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn mà vẫn có mùi hôi lạ và tanh là đàn gia sức của bạn bị bệnh đường tiêu hóa...
Vì trong đường ruột có các vi khuẩn bất lợi lên men trong thức ăn ở trong ruột, hoạt động mạnh tiết ra độc tố ngăn cản sự hấp thu của ruột... con vật đi phân xám đen và lỏng, thức ăn không hấp thu hết.

Tì giải pháp là bạn phải bổ sung men có lợi vào thức ăn để ức chế vi khuẩn bất lợi kia, khi đó phân gia súc đặc lại và mùi hôi giảm hẳn, vậy bạn dùng men như trên vẫn tốt.
Có rất nhiều chế phẩm vi sinh, trong đó có BioTin...bạn nên dùng nhé.
 
Last edited by a moderator:
Sản phẩm sinh học rắc lên chuồng, nhưng ít dọn cứt đái đi
thì sinh học đó phân huỷ cứt đái làm sao cho ít mùi?
*
Cách cổ truyền là lấy hết phân đi, rồi rửa sạch cứt đái.
Cứt đái và nước rửa gom lại một chỗ kín, không thể bay hơi
được, và lúc ấy mới phân huỷ cho đến khi đạt tiêu chuẩn vệ
sinh của nhà nước, mới thải nước ra. Tất cả hơi hôi thối đó
gom lại làm chất đốt, nên hơi thối bị đốt cháy ra khí các bon
nic và nước, không có mùi thối.
*
So sánh cách cổ truyền, và cách chế phẩm sinh học, thì cách
sinh học bẩn hơn, thối hơn.
*
Còn chuyện cho men tiêu hoá vào thức ăn, từ xưa đã nghiên cứu
rồi chứ không phải không biết quý trọng cách này. Tuy vậy, tuỳ
theo trình độ khoa học, mà men này làm được đến đâu, chứ không
thể tiêu hoá hết hoàn toàn thức ăn được. Đó chỉ là lý tưởng,
là ước mơ, chứ chưa phải là hiện thực. Nói tóm lại, có chừng
nào thì tận xài chừng ấy, không buông lơi.
*
 
Theo em giải pháp Chế phẩm sinh học là thuận theo sinh thái tự nhiên, đủ lượng thì phân sẽ được phân huỷ hết? Còn mình dọn dẹp sạch chỗ nuôi đem đỗ chỗ khác thì sạch nơi này nhưng dơ nơi khác, hoặc chờ nó phân huỷ hết thì hết dơ, nhưng phân huỷ đó tuỳ thuộc vào tự nhiên nên số lượng vi sinh vật ít nên lâu sạch và gây ô nhiễm môi trường? Nếu Chế phẩm chất lượng cộng với kỹ thuật tốt thì môi trường nuôi quá sạch luôn. Bản chất là 1 vòng tròn khép kín mà. Vi sinh vật ăn phân Động vật để sống, Động vật nhỏ ăn vi sinh và làm mồi cho ĐV lớn, nhất là Con người, hiii, nên em không ăn chay là vậy?? hehe,
 
Còn mình dọn dẹp sạch chỗ nuôi đem đỗ chỗ khác thì sạch nơi này
nhưng dơ nơi khác, hoặc chờ nó phân huỷ hết thì hết dơ, nhưng
phân huỷ đó tuỳ thuộc vào tự nhiên nên số lượng vi sinh vật ít nên
lâu sạch và gây ô nhiễm môi trường?
Bạn nói đúng "sạch nơi này mà dơ nơi khác."
Dương nhiên rồi. Thế mới có Nhà Tắm, Nhà Xí.
Sạch được Nơi Ở, thì bẩn nơi Hố Phân.
Đâu có Cứt Đái ở ngay nơi ăn ở?
*
Còn "phân huỷ đó tuỳ thuộc vào tự nhiên" thì
sai rồi. Ai nói vậy? Phân huỷ là do ta chủ
động bày bố chứ. Ta cho đúng nhiệt độ, tỷ lệ
nước, độ PH, và cho vi sinh vật phân huỷ chứ!
Tất cả hơi hôi thối bay ra không được thải vào
không khí tự nhiên, mà phải gom lại, đốt đi
cho thành hơi nước và khí các bon níc. Hoàn
toàn không có mùi.
*
Bạn nói "ô nhiễm môi trường" thì không hiểu
rồi. Cách này mà còn ô nhiễm, thì còn cách
nào? Chả lẽ để Cứt Đái trong chuồng thì không
ô nhiễm? Các chất hữu cơ bị phân huỷ hết, thì
sinh vật và ký sinh trùng (giun sán) cũng bị
chết đói, rồi bị vi sinh vật phân huỷ hết, rồi
vi sinh vật cũng chết theo. Chất thải lúc ấy
chỉ còn lại 2 loại đạm: Đạm Amôn và Đạm Nitơrát
làm phân bón rất tốt. Nếu tỷ lệ nước cao, thì
nồng độ Đạm vô cơ có thể thấp dưới tiêu chuẩn
độc hại ô nhiễm của nhà nước, và được thải ra
khỏi vùng đất của chủ nuôi mà vào vùng đất công
cộng.
*
Ngay giờ phút này, cách vệ sinh nhất trên trái
đất vẫn là cách gom và rửa Cứt Đái vào một chỗ
và phân huỷ cho đến khi đạt tiêu chuẩn nhà nước
mới được thải ra ngoài. Việc này được Nhà Nước
giám sát, định kỳ hay bất chợt kiểm tra. Ở một
số nhà máy hoá chất, tuy không có Cứt Đái, nhưng
vẫn phải có hàng chục hàng trăm hecta để làm
việc phân huỷ này.
*
Nói tóm lại, lấy công dọn cứt đái, và lấy nước sạch
để chi phí cho việc chống mùi, chứ không lấy sinh học
để phân huỷ Cứt Đái vẫn để trong chuồng nuôi.
*
 
Biết là biết vậy. Nhưng muốn thực hiện đạt tiêu chuẩn như vậy thì bà con mình chưa ai làm hết bác ơi. VD nuôi gà mà nghĩ cảnh quét chuồng thì thấy ngán rồi,. Hoặc có mấy con nuôi thì không thể dùng cách dội nước hoặc thay nước liên tục được, chắc do mình thiết kế chưa tốt, hoặc vì mình muốn những con vật mình sống gần thiên nhiên, nên để đất, cát, trong chuồng nên không thể dội nước. Vừa khó vừa phân vân,..
 
Anh bạn gần nhà tôi có nói, trại gà (ở Mỹ) bốc mùi rất hôi,
từ xa đã thấy rồi, chưa cần nói vào tận trong trại. Họ chỉ
quét dọn khô thôi, chứ không dội nước.
*
Chắc rằng họ có thuốc hay men sinh học gì đó, nhưng tôi không
làm nghề nuôi gà, chẳng muốn tìm hiểu.
*
Vậy thì chế phẩm sinh học ở ViệtNam có thể áp dụng vào nhiều
trại chăn nuôi, chứ không hẳn có thể áp dụng vào tất cả mọi
trại. Ví dụ trại nuôi Rắn chẳng hạn?
*
Dù sao, nghe nói muốn áp dụng chế phẩm sinh học chống mùi hôi
trong trại nuôi Heo, phải đổ thêm Bắp, Cám, hay thức ăn thêm
vào chuồng cho trộn lẫn với cứt đái, thì tôi cho rằng làm hôi
thệm, chứ không bớt. Ấy là lấy óc suy luận mà nghĩ vậy, chứ
chưa tận mắt đến ở vài ngày trong trại nuôi Heo kiểu đó, nên
cũng không được mở rộng tầm mắt.
*
 
Cách hiệu quả và khoa học nhất hiện nay cho việc xử lý môi trường là sử dụng chế phẩm sinh học, như chế phẩm EM chẳng hạn. Dùng EM làm đệm lót, phun khử trùng, trộn thức ăn....., nó từ Nhật về chắc là "chất lượng Nhật"
 
Bạn demobee nói chính xác đó các bác ạ. Hiện nay mình đang nuôi gà số lượng lớn với đệm lót không phân và khử mùi bằng chế phẩm EM . giá cả 35k/l vừa làm đệm lót thêm chất phụ gia với đệm có độ bền từ 2- 7 năm, vừa làm chất khử mùi , khử trùng , cho gà uống thay men tiêu hóa, trộn thúc ăn cho gà. Chuồng gà nhà mình trải qua nhiều lứa gà không có mùi, xung quanh bãi thả mình phun chế phẩm thường xuyên cũng không có mùi.

--------

Bạn demobee nói chính xác đó các bác ạ. Hiện nay mình đang nuôi gà số lượng lớn với đệm lót không phân và khử mùi bằng chế phẩm EM . giá cả 35k/l vừa làm đệm lót thêm chất phụ gia với đệm có độ bền từ 2- 7 năm, vừa làm chất khử mùi , khử trùng , cho gà uống thay men tiêu hóa, trộn thúc ăn cho gà. Chuồng gà nhà mình trải qua nhiều lứa gà không có mùi, xung quanh bãi thả mình phun chế phẩm thường xuyên cũng không có mùi.
Hiện nay mình đang áp dụng mô hình như nhà mình cho các hộ nuôi gà ở huyện Nho Quan và các huyện lân cận , mọi người đều hài lòng với chất lượng của đệm lót vừa hết mùi vừa đỡ mất công dọn phân và vệ sinh chuồng trại. nếu có dịp mời các bạn về thăm trại nhà mình
 
Last edited by a moderator:
Anh bạn gần nhà tôi có nói, trại gà (ở Mỹ) bốc mùi rất hôi,
từ xa đã thấy rồi, chưa cần nói vào tận trong trại. Họ chỉ
quét dọn khô thôi, chứ không dội nước.
*
Chắc rằng họ có thuốc hay men sinh học gì đó, nhưng tôi không
làm nghề nuôi gà, chẳng muốn tìm hiểu.
*
Vậy thì chế phẩm sinh học ở ViệtNam có thể áp dụng vào nhiều
trại chăn nuôi, chứ không hẳn có thể áp dụng vào tất cả mọi
trại. Ví dụ trại nuôi Rắn chẳng hạn?
*
Dù sao, nghe nói muốn áp dụng chế phẩm sinh học chống mùi hôi
trong trại nuôi Heo, phải đổ thêm Bắp, Cám, hay thức ăn thêm
vào chuồng cho trộn lẫn với cứt đái, thì tôi cho rằng làm hôi
thệm, chứ không bớt. Ấy là lấy óc suy luận mà nghĩ vậy, chứ
chưa tận mắt đến ở vài ngày trong trại nuôi Heo kiểu đó, nên
cũng không được mở rộng tầm mắt.
*



Thưa bác, bác chém gió em không chịu nổi.


Công nghiệp, đô thị, cây trồng, vật nuôi, thủy sản...phải dùng con men vi sinh để:

- Dọn dẹp hóa chất nhà máy

- Lọc nước thải thành phố

- Tăng năng suất cây trồng

- Vệ sinh chuông trại và tăng cường hệ tiêu hóa vật nuôi

- Dọn dẹp ao nuôi, cân bằng hệ sinh thái

Bác ngồi đó nói và kể câu chuyện trăm năm về trước thời ông Vua Bảo Đại còn ở truồng đi tắm mưa.
 
Mình thỳ xàj cpsh balasa-n01 thấy kủg rất tốt, phân phân huỷ hoàn toàn, thậm chí gà còn ăn lun cả phân của nó mà chẳg thấy gì.
 


Back
Top